Sàn giao dịch mua bán trực tuyến MB24

MUA BÁN TRỰC TUYẾN HAY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN ĐANG LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CẢ THẾ GIỚI.TUY NHIÊN Ở VIỆT NAM HÌNH THỨC TRÊN CÒN KHÁ MỚI MẺ. Xin trân trọng giới thiệu tới Quý Bạn Sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán trực tuyến MB24 . Hiện tại Tôi đang có 3 gian hàng mua bán trên sàn giao dịch này . Bạn có thể trực tiếp kinh doanh trên gian hàng của mình , hoặc bạn sẽ được mua hàng chất lượng tốt với giá rẻ của nhà sản xuất mà không phải trả chi phí cho bất cứ một khâu trung gian nào. TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO GIA ĐÌNH BẠN NHIỀU TRIỆU ĐỒNG.Bạn có thể liên hệ với Tôi để tham gia mua bán trực tuyến và tham gia Thương mại điện tử ngay nha : 0919.781.981

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Chương IV


chuongxedap:

CHƯƠNG IV

“LỜI CỦA ALLEN DALLES.
NHẠC CỦA RAISA VÀ MIKHAIN GORBACHOV.
“CẢI TỔ”. NGƯỜI BIỂU DIỄN ĐẦU TIÊN”

- Ai đã nghĩ ra cải tổ: các nhà khoa học hay một kẻ nào khác?
- Không, không phải các nhà khoa học. Những người này thường thử nghiệm trước tiên trên những con khỉ.
                  Tiếu lâm thời nay.

“Không, đấy không phải là cuộc thử nghiệm liều lĩnh. Đấy là một đường lối có cơ sở khoa học”.
                                   
B. N. Eltxin




Mật ước của “những nhà cách mạng cộng đồng”

Hai đàn chim kền kền, của ta và của người, lượn vòng trên thân thể suy mòn của Tổ quốc. Những đàn chim này không bay riêng lẻ, mà chúng tụ tập thành một đàn.
                  Nikolai Leonid

Trước khi chúng ta đề cập tới khía cạnh này hay khía cạnh khác trong hoạt động chung của người Mỹ và của một bộ phận lãnh đạo cao cấp nước ta, cần nhớ tới việc hình thành những clann khác nhau ở Liên Xô. Ngoài những nhiệm vụ chung mang tích chất nội bộ hoàn toàn dễ hiểu mà giới lãnh đạo cao cấp đặt ra cho mình, họ còn lo tới vấn đề ban đầu là thiết lập mối quan hệ, sau là những việc đôi bên cùng có lới đối với các đối tác bên ngoài. Lúc đầu, như bao trường hợp khác đã xảy ra, các lợi ích có thể trùng hợp nhau một cánh tình cờ trên một số quan điểm, nhưng sau khi phạm vi các lợi ích mở rộng thì các đối tác chỉ còn mưu lợi riêng.

Nhân đây, vấn đề đặt ra là: Liệu âm mưu chống Liên Xô có phải là chiến dịch đầu tiên của liên doanh Xô - Mỹ “Kremli - Nhà Trắng” hay không? Cho đến nay và chắc chắn trong tương lai gần không hề có một lời xác nhận nào từ phía những kẻ chủ mưu. Có những bằng chứng rõ ràng, được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ, cho thấy “cải tổ” không phải là âm mưu đầu tiên của “liên doanh” có thực giữa các thế lực đen tối ở Liên Xô và phương Tây. Theo quan điểm lợi ích chung, ta có thể xem xét những vấn đề như: cuộc khủng hoảng ở Vịnh Caribe, hoạt động đen tối của Bộ Ngoại thương, cuộc chiến Afghanistan, việc bảo đảm tài chính của “các đảng công nhân và cộng sản anh em”, sự giúp đỡ cho “các dân tộc giải phóng”. đặc biệt là trong số những kẻ hiện nay chịu sự bảo trợ của Mỹ.

“Giải tỏa căng thẳng”, “Học thuyết Breznev”,... chỉ làm giảm bớt mức độ xung đột một cách hình thức. Trên thực tế, bắt đầu có sự nhượng bộ của phương Tây trong những lĩnh vực nguy hiểm nhất. Do mất cảnh giác, dân Liên Xô không hiểu rõ khuynh hướng của sự nhượng bộ này. Đấy thực chất là trận chiến đầu tiên có lợi cho các chính trị gia Mỹ. Ngay sau đó, họ tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Olimpic ở Matxcơva do Liên Xô đưa quân đội vào Afghanistan, đồng thời tuyên bố Liên Xô là “Đế chế độc ác” (Trước đây, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã từng gọi đế quốc Nga là “Nhà tù của các dân tộc”). Sau những bước tiến công khai, họ lại mang mặt nạ yêu chuộng hòa bình để tiếp tục những cuộc chiến “ngầm”.

Động cơ của người Mỹ rất rõ ràng. - các quan điểm trước đây đòi hỏi một sự hoàn tất lô gic. Hơn nữa, phương Tây đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn cầu: “chạy đua vũ trang... đã trở thành trò ngu xuẩn đối với chính Mỹ. Các nhà nghiên cứu chủ đạo của Mỹ đã đi đến kết luận rằng họ không thể giành được chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang đối với Liên Xô“.

Theo những dự đoán của họ, nếu đến giữa thập kỷ 1990 không xảy ra những thay đổi căn bản, thì ở Mỹ sẽ có một sự bùng nổ lớn về chính trị và xã hội. Lối thoát duy nhất đối với các nhà cầm quyền Mỹ là phá hoại Liên Xô từ bên trong, tìm cho được những đòn bẩy cần thiết tác động vào đó”.

Các nhà nghiên cứu đã không sai lầm: sự phá sản của Liên Xô đã cứu nước Mỹ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng và mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng mà trước đó họ chưa từng biết đến. Chính vào giữa thập kỷ 1980, khi Liên Xô rơi vào tình trạng lúng túng trong điều hành quốc gia Xô Viết và nền kinh tế quốc dân, phương Tây đã bắt đầu giải quyết thành công các vấn đề về cải cách cơ cấu kinh tế, giảm được tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất, nâng cao rõ rệt mức sống cho dân chúng mà không bị lạm phát. Đây là điều mà phương Tây chưa bao giờ giải quyết được thành công đến thế. Phương Tây đã giải quyết được các vấn đề nội bộ của mình mà không bị bất kỳ một chấn động xã hội nào, không phải sử dụng tới nguồn lực hỗ trợ của tầng lớp giàu có trong xã hội. Điều này diễn ra tựa như những ngày khởi đầu của “Điều thần kỳ kinh tế Nhật Bản”. Tóm lại, phương Tây đã giải quyết được các vấn đề của mình nhờ sự sa sút của Liên Xô.

Vậy mối liên hệ giữa lãnh đạo cao cấp hai nước đã được thiết lập như thế nào? Việc thiết lập mối quan hệ chỉ là công việc bình thường của ngành tình báo. Đối với giới lãnh đạo chính thức, mối liên hệ được thiết lập trên cơ sở phụ thuộc vào mức độ cần thiết, không chính thức thông qua việc nối hệ thống liên lạc điện thoại từ văn phòng. Các kênh liên lạc này thường hoạt động tích cực nhất khi bắt đầu những hành động mang tính quyết định.
chuongxedap:

Những gì liên quan tới một trong số nhân vật được chúng ta chú ý - M. X. Gorbachov, là mối liên hệ không chính thức như vậy là rất rộng. Trên tờ báo “Den” (Ngày) số 22 năm 1993 đã đăng tải 4 bức ảnh với nội dung:

“Những bức hình này của Hãng thông tấn “Gama” (Pháp) do Efimov Abramovích, theo lời họ khẳng định, là nhân viên tình báo KGB đã chụp vào đầu thập kỷ 1970 tại Siciliana. Trong ảnh là Raisa Gorbachova (Phu nhân của Gorbachov). Trong thời gian này, tại Siciliana đang diễn ra cuộc gặp mặt “Những chính khách trẻ”. M. X. Gorbachov lúc đó đang là cán bộ đoàn, thủ lĩnh Đảng của Stavropol. Chính vào thời điểm này, mối liên lạc của “người cải tổ số 1” trong tương lai với giới lãnh đạo chính trị phương Tây được thiết lập, khắc ghi mối quan hệ đặc biệt “Gorbachov – Thatcher1”. Như nhiều cuộc tiếp xúc khác, mọi người biết rất ít về cuộc gặp tại Siciliana này. Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc này đã khởi đầu một đường lối “Tư duy mới” và điểm kết thúc là sự biến mất hoàn toàn của Liên Xô“. M. X. Gorbachov, khi là Bí thư phụ trách nông nghiệp, đã có thể công khai tiếp xúc với người Mỹ. Như, ngày 4 tháng 11 năm 1981, ông ta đã tiếp J. Cristal, theo thông báo chính thức, là chuyên gia về nông nghiệp và nhà hoạt động xã hội. Vào giữa tháng 11 năm 1983, cuộc gặp mặt như vậy lại được tổ chức. Lần gặp này, theo lời mời, còn có Phó vụ trưởng Vụ Quốc tế BCHTW ĐCS Liên Xô A. X. Chernaiev.

Thông qua con đường công khai và không công khai, M. X. Gorbachov đã từng tiếp xúc với người của RAND Coporation. ít nhất có một lần được ghi nhận: ngày 4 tháng 2 năm 1987, Đoàn đại biểu của Hội đồng Quan hệ quốc tế sang thăm Matxcơva. Trong số họ có John Brown Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong những năm 1977 - 1981 (Dưới thời Tổng thống Jimmy Carter), còn vào thời điểm đó đang là thành viên của Hội đồng Bảo trợ thuộc RAND Coporation.

Trong sử sách của chúng ta từng lưu ý tới việc phía Mỹ đã có ý định thiết lập mối liên hệ với M. X. Gorbachov trước khi khởi động công cuộc “cải tổ” không lâu. Năm 1984, - khoảng một năm trước khi M. X. Gorbachov lên nắm chính quyền -tại Geneve, trong quá trình diễn ra Hội nghị về giải trừ quân bị, lãnh đạo phía Xô Viết có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô V. Israelian đã nhận lời mời của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mỹ (Tại Hội nghị Geneve) Lewis Fields tới gặp mặt “trên cơ sở thông thường”. Theo chính V. Israelian thông báo lại, cuộc gặp đã diễn ra “...tại một nhà hàng ngoại ô thành phố. Trong khi ăn, người Mỹ không thông báo cho tôi điều gì đặc biệt. (...)

Khi tôi chuẩn bị chia tay với Fields, ông ta đã đề nghị tôi cùng đi thả bộ sau bữa ăn.

- Washinhton muốn thiết lập mối tiếp xúc công việc nghiêm túc với ban lãnh đạo Kremli, - Fields mở đầu. - Và Phó tổng thống Bush luôn sẵn sàng gặp một lãnh tụ Xô Viết trong thời gian công cán tại Geneve. Cuộc gặp cần phải mang tính chất riêng, kín đáo nhất. Trả lời câu hỏi của tôi, liệu phía Mỹ định gặp một ai cụ thể trong giới lãnh đạo Xô Viết, Fields đã nói thẳng rằng Phó tổng thống muốn được gặp M. X. Gorbachov với tư cách là một lãnh tụ chắc chắn trong tương lai của Liên Xô.

Tôi lập tức hỏi, tại sao lời đề nghị quan trọng như thế lại thông qua tôi, mà không theo những kênh ngoại giao thông thường - như qua Đại sứ quán của chúng tối tại Washinhton hay qua Đại sứ quán của các ngài tại Matxcơva. Fields không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, ông ta nói rằng mình chỉ thực hiện ủy nhiệm được giao. (...)

Vào đúng thời gian đó Bush đã có mặt tại Geneve. Bài phát biểu tại Hội nghị giải trừ quân bị được ghi nhận vào ngày 18 tháng 4, còn trước hôm đó Xadrudnin Aga Han2 đã gọi điện thoại tới phòng tôi và bí mật thông báo rằng vào chiều ngày 17 ông ta muốn cùng tôi gặp “một người bạn chung của chúng ta”. Vốn là một nhà hoạt động có danh tiếng, suốt nhiều năm liên tục từng hoàn thành nhiều ủy nhiệm tế nhị và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Aga Han đã nhiều năm gần gũi với Bush.

Chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện chỉ với hai người. Bush đề cập ngắn gọn mục đích chủ yếu chuyến đi sang Geneve của mình là đưa ra bản dự thảo hiệp ước về cấm vũ khí hóa học. Khi chúng tôi chuyển sang những vấn đề khác, Aga Han bỏ đí, chỉ còn lại tôi với Bush. Ông ta lập tức chuyển cuộc nói chuyện sang khả năng tiến hành cuộc gặp Xô - Mỹ không chính thức. Bush tái khẳng định ủy nhiệm của mình trao cho Fields và nói thêm rằng địa điểm và thời gian cuộc gặp có thể sẽ được xác định trên cơ sở nguyện vọng và khả năng của hai bên. Những gì liên quan tới nội dung cuộc nói chuyên, nếu tính tới tính chất không chính thức của cộc gặp theo đề nghị, thì mỗi bên tham gia có thể tùy ý đề cập tới bất cứ đề tài nào. với tư cách của người cùng nói chuyện với mình là lãnh tụ Xô Viết tương lai, ông ta chỉ nêu tên một người. “lãnh tụ sau đây của các ngài sẽ là Gorbachov”, - ông ta tuyên bố một cách tin tưởng. Những lời này đã khắc rất sâu trong trí nhớ của tôi. (...)

Tôi đã hứa với Bush báo cho Matxcơva về lời đề nghị của ông ta.
_________________________________
1. Magret Thatcher (sinh năm 1925, Thủ tướng Anh từ năm 1979. ND).
2. Cố vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Giám đốc của một loạt trung tâm “quốc tế”, lãnh đạo Tổ chức quốc tế về hỗ trợ cho Afghanistan, thành viên câu lạc bộ “Mgisterium” (Matxcơva, năm 1993). Trong những năm “cải tổ” đã từng thông báo trên truyền hình về việc Quân đội Xô Viết, trong thời gian chiến tranh ở Afghanistan sát hại hàng triệu thường dân của đất nước này.
chuongxedap:

Một tuần sau, tại Matxcơva, ngay trong cuộc gặp đầu tiên với bộ trưởng, tôi đã báo cáo về lời đề nghị của Bush. Gromyko chăm chú nghe, không ngắt lời cũng không hỏi câu nào. Khi tôi kết thúc bản báo cáo, bầu không khí trong phòng trở nên nặng nề. Vị bộ trưởng nhìn đi đâu đó và suy nghĩ căng thẳng. Sau đó, ông ta quay về phía tôi, nói: “Thế công việc của anh tại Hội nghị giải trừ quân bị thế nào?”. Tôi hiểu là cuộc gặp đã kết thúc.

Các nhà viết sử của chúng ta đã lưu ý tới “cuộc gặp không tổ chức” này như một “dấu hiệu” của cải tổ. Chuyến viếng thăm “nổi tiếng” tại London, nơi M. X. Gorbachov và phu nhân đã có thể thiết lập mối quan hệ và “làm hài lòng” phương Tây thông qua trung gian M. Thatcher - một nét đặc sắc trong mối quan hệ này.. sau đó, sau cái chết của K. U. Chernenko, “Thatcher đã chấp thuận chuyến thăm với một mục đích duy nhất - bày tỏ thái độ kính trọng của mình đối với M. X. Gorbachov. Họ đã có thể ngồi với nhau cả giờ liền, song cùng với họ còn có Chernenko, Andrei Gromyko và phu nhân Andrei Alecxandrov-Agentova, Cố vấn của Leonid Breznev về đường lối đối ngoại. Chẳng làm được gì nhiều”.

Theo thời gian, M. X. Gorbachov đã có nhiều cơ hội hơn. Năm 1991, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, “M. X. Gorbachov đã kéo theo mình một số người tin cậy cùng nói chuyện với Bush. Tuy nhiên, trong toàn bộ cuộc nói chuyện họ mắt nhìn mắt, cố xa lánh mọi người ngay khi có cơ hội đầu tiên. Như một lần, sau bữa ăn, khi người phục vụ bàn đang chuyển cà phê cho mọi người, Mikhain Xergeievich đứng đậy, nói:

- Georger (Bush), đề nghị ngài cùng tôi đi dạo.

Họ rời bàn ăn, ra theo lối cửa sau cùng người phiên dịch, bỏ lại đoàn đại biểu của Kremli, bước ra Quảng trường Ivannov. Hai người đã thiết lập được mối quan hệ tin cậy và lúc này đang nói chuyện công khai”.

Người phiên dịch của M. X. Gorbachov là Pavel Palaxenko, - theo trách nhiệm buộc phải im lặng và không nghe - sau này đã được tưởng thưởng bằng cách trở thành thành viên của Quỹ M. X. Gorbachov và thành viên của Hội nghị Hòa bình.

Cuộc gặp mặt trực tiếp với Giáo hoàng Roma John Paul II1, một người rất thạo tiếng Nga; và cuộc gặp tay đôi với Bush cha trên khoang chỉ huy trên một tàu chiến Mỹ tại Malta đã được mọi người biết đến.

Năm 1991, ngày 24 tháng 1, Đại sứ Mỹ Matlook đề nghị gặp M. X. Gorbachov. Ông ta mang ủy nhiệm thư của Tổng thống Mỹ... về vấn đề Litva và về cuộc chiến chống lại Saddam Husein đã bắt đầu. Cuộc gặp đã được tiến hành không có phiên dịch”. Cần phải nói rằng I. Matlook, như mọi đại sứ Mỹ khác, rất thạo tiếng Nga. Hãng thông tấn TASS đã ra thông báo về vuộc gặp này như mọi cuộc gặp chống Xô Viết công khai khác: “Ngày 3 tháng 1 năm 1991, Chủ tịch ủy ban An ninh quốc gia V. A. Kriuchkov đã tiếp Đại sứ Mỹ tại Liên Xô J. Matlook và đã có cuộc trao đổi với ông ta về rất nhiều vấn đề được hai bên quan tâm”; đã có những cuộc gặp của ba người, V. X. Pavlov đã thông báo về cuộc tiếp xúc với “rabb (ông thầy của mình) là Snaer, Chủ tịch Quỹ “Lời hiệu triệu của lương tâm”, đã từng được cấp cao Liên Xô tiếp, người sau này đã hoàn tất hàng loạt sứ mệnh, trong đó có liên quan tới đường lối kinh tế: “điều làm tôi ngạc nhiên là trong lịch sử Bộ Ngoại giao đã hoàn toàn bác bỏ việc này. Giữa M. X. Gorbachov - Iakovlev và một nhóm người Mỹ đã tồn tại một mối liên hệ độc lập đối với Quảng trường Smolenxk”.

Và đã có cả những cuộc gặp kín: “Theo tin tình báo, KGB có được những thông tin rằng có một nhân viên giàu kinh nghiệm của CIA đã vào Liên Xô với tiểu sử đã được thay đổi để gặp người đưa tin có thế lực trong số công dân Xô Viết. Cuộc gặp đó đã được tiến hàng tại Lêningrad, những Văn phòng đại sứ Mỹ ở Matxcơva phải chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho cuộc gặp này. Tất nhiên, cá nhân viên tình báo CIA đã được theo dõi từ sân bay quốc tế Seremechevo rất chặt chẽ. Mọi điều cần thiết đều đã được thực hiện để phát hiện điệp viên này và định vị ra địa điểm gặp. Tại Lêningrad, để hoạch định các biện pháp tìm kiếm, người ta đã cử một trùm phản gián phối hợp với các Chêka địa phương, thiếu tướng V. sau này đã kể với tôi rằng ông ta đã mắc một sai lầm không thể tha thứ được khi nói cho Kalugin biết mục đích chuyến công tác của mình.

- Tôi thật không thể ngờ rằng chính kalugin là một tình báo có nhiều công lao... thiếu tướng, Phó chỉ huy trưởng Cục Lêningrad, - ông ta cay đắng. - Tôi hoàn toàn không thể nghi ngờ anh ta...

Tuy nhiên, V. đã không phát hiện được hết mọi tình tiết của chiến dịch. Toán theo dõi Kalugin từ Matxcơva tới đã để mất dấu tay điệp viên người Mỹ. Hắn đã bí mật, nhanh chóng chuồn về Matxcơva và sau đó trở về Washinhton.

- Chuyện xảy ra vào hôm thứ tư, - Viên thiếu tướng V. kể. - theo kiểu tình báo truyền thống của CIA, điều đó có nghĩa là cứ thứ tư hàng tuần sau đó Kalugin phải tái khẳng định “tín hiệu nguy hiểm” để thông báo từ bỏ cuộc hẹn.
________________________________
1. Tên khai sinh là Karol Wojtyla, sinh năm 1920, người Ba Lan, được cử làm Giáo hoàng năm 1978. ND.
Kết hợp với nhóm điều tra theo dõi kalugin ở Matxcơva, vào thứ tư tuần sau đó, tại một nhà hát đã được người ta đặt dấu hiệu “một cuộc hẹn gặp ảo” với tay tình báo Mỹ đang làm việc dưới bình phong Tổng lãnh sự tại Lêningrad.

- Tôi có thể khẳng định 100% rằng tại nhà hát Kalugin sẽ sử dụng tín hiệu quy ước hoặc một vật nhất định trên trang phục để phát “tín hiệu nguy hiểm” nhằm thông báo cuộc gặp có thể rơi vào tầm ngắm của cơ quan phản gián. - Viên thiếu tướng V. kể lại.

Kalugin cũng hiểu được thế “dưới nơm” của mình. Chính “sơ xuất” của Tướng V. đã làm cho Kalugin hoảng sợ tới mức buộc phải thú nhận với KGB rằng tay điệp viên người Mỹ ở Lêningrad cần gặp chính mình, mà không ngờ chính tay điệp viên đó cũng đã phát tín hiệu nguy hiểm theo quy ước cho mình.

Ngay sau đó, Matxcơva đã ghi nhận được cuộc gặp giữa Kalugin với bạn cùng khóa tại Trường đại học tổng hợp Columbia (Mỹ), ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô A. N. Iakovlev. Theo lời của Tướng V., KGB cũng đã biết Iakovlev là điệp viên của CIA, song giả thiết này buộc phải loại bỏ vì cương vị quá cao của ông ta ở Quảng trường Xtaryi. Hơn nữa, kết quả cuộc gặp giữa hai “người Columbia” cũng khá bất ngờ.

Kalugin trở về Lêningrad và lập tức gửi thư tới hai địa chỉ (BCHTW ĐCS Liên Xô và KGB Liên Xô) buộc tội ban lãnh đạo Cục tình báo vượt thẩm quyền và cản trở công việc... Sau đó nộp đơn xin chuyển khỏi KGB.

Như vậy, hành động buộc phải diễn ra vào tháng 6 năm 1991, khi đáp lại lời phát biểu tại phiên họp thường kỳ của Xô Viết tối cao Liên Xô, Thủ tướng V. P. Pavlov có yêu cầu trao cho mình toàn quyền “... Thị trưởng Matxcơva Popov (...) đã yêu cầu người Mỹ nhanh chóng hỗ trợ để Xô Viết tối cao Liên Xô bác bỏ yêu cầu đối với Thủ tướng trao khả năng để ổn định trong nước. Để làm được điều này ông ta đã ngay lập tức một mình tới gặp Đại sứ Mỹ là Mr. Matlook. Như vậy có nghĩa là ông ta hiểu rằng mình phải có đồng hành cần thiết. Tôi nghĩ rằng Popov đã có khá đủ thông tin về mức độ ảnh hưởng đối với khối đại biểu và đối với một số nhà hoạt động chính trị uy tín khác của Liên Xô. Lời khẳng định hiện nay của ông ta là ông ta đến đấy chỉ để thông báo kịp thời cho Eltxin lúc đó đang ở Mỹ... Popov rất có ý thức khi trao thông tin này cho phía Mỹ bởi, với ông ta, nó tạo ra một sức ép cần thiết đối với những người nằm trong cơ cấu quyền lực của Liên Xô. Những toan tính của Popov cho thấy rằng người Mỹ rất cần tới cá nhân Gorbachov... Gorbachov xuất hiện, nói đủ điều như mọi khi, bằng những lời rực lửa mà chẳng về cái gì cả, rồi phán xét các vấn đề như kiểu ở trên trời. Điều đáng ngạc nhiên, nhưng là sự thật - Xô Viết tối cao Liên Xô không “gật” mà cũng chả “lắc”. Hội chứng - nói chung không thông qua quyết định nào hết, còn thảo luận”. M. X. Gorbachov, như chúng ta thấy, luôn xử sự phù hợp với thực tế điều hành những quyết định nửa vời, hệt như “chiếc xe cứu hỏa”, xuất hiện chỉ để dập tắt những âm mưu nhỏ nhất hòng loại bỏ ông ta ra khỏi quyền lực.

Một mối quan hệ khác: E. A. Sevardnadze - G. Baker. “Baker đã từng đề nghị thiết lập một kênh chính thức để “trao đổi” thông tin và những dữ liệu phân tích về các sự kiện nội bộ trong hai nước ở cấp bộ trưởng. Trên thức tế, bằng cách này Baker đã đề nghị một phương thức, để Xô Viết có thể sử dụng mà không bị mất mặt, là nhận từ Hoa Kỳ những khuyến nghị về tiến hành cải cách kinh tế. Một thái độ cởi mở hiếm có trong tư cách vô liêm sỉ của chú Sam.

Sau khi Liên Xô tan rã, những cuộc gặp chưa được phê chuẩn hoặc gặp mặt không có người chứng kiến dường như đã trở thành chuẩn mực. Bản thân Eltxin đi gặp có mặt cả người phiên dịch, nhưng người phiên dịch lại được người ta bố trí đứng ngoài cửa để đề phòng anh ta phải nghe thấy những điều thừa. Những cuộc gặp như thế cũng không phải hiếm trong quan hệ quốc tế.

“... Nguyên Thủ tướng Egor Gaida thường xuyên tới thăm đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva và trò chuyện với ngài Đại sứ Matlook như một người bạn lớn của chính Gaida và của toàn thể nhân dân Nga. Về những chuyện gì thì không ai giải thích cho biết. Những thông tin trong các cuộc tiếp xúc như thế không được đăng tải trên báo chí. Nhưng vào thời điểm đó Gaida đã là một nhân vật chính thức.

Trung tướng an ninh N. X. Leonov đã lý giải “hiện tượng” này khi thông báo: “Trên toàn thế giới người ta chấp nhận kiểu trò chuyện này, nếu như anh có đủ tư cách là người chính thức hay là quan chức chính phủ. Hai bên đưa ra những vấn đề gì, chúng ta có trách nhiệm gì - những điều đó không còn là của cá nhân. Những người đầu tiên vi phạm điều này là Gorbachov và Sevardnadze. Họ thường xuyên tiến hành các cuộc đàm phán mà nội dung không được ghi vào biên bản. Họ thường không sử dụng phiên dịch người mình. Không một ai trong nước chúng ta biết được nội dung các cuộc trò chuyện của họ. Trong quá trình những cuộc trò chuyện như thế họ luôn tự do sử dụng trách nhiệm của quốc gia, nhưng lại không cho ai biết về nội dung của chúng.

Tuy việc đăng tải những tin tức như thế bị cấm, nhưng vẫn có một vài tư liệu đã được làm rõ, cho dù không có lợi cho những nhân vật cao cấp: “... Trong thời gian Gorbachov ở Đại sứ quán Mỹ thường có một số trí thức theo khuynh hướng tự do, những cốt cán tương lai của cải cách cũng được mời dự”, “Theo thông tin thu được của Washinhton từ một nguồn gần gũi với CIA, Thủ tướng Liên bang Nga Xtepasin, thông qua chương trình chính thức, đã có hai cuộc gặp bí mật không có phiên dịch tại một Vila (biệt thự) ở ngoại ô với (Tổng thống) Clinton...”.

Liệu có cần nhắc tới việc N. X. Khrusov, vào thời của mình, cũng đã có những kênh giao lưu “không chính thức” với phương Tây thông qua chàng rể A. I. Adzubei không?

Cũng có đôi khi, do áp lực tâm lý, chính họ đã nói ra sự thật. “vào tháng 5 năm 1993, Gorbachov trong một chuyến thăm Pháp đã trả lời các câu hỏi về khả năng “hỗ trợ bên ngoài” trong việc xóa sổ Liên Xô. Ngay từ đầu ông ta đã khẳng định rằng những ảnh hưởng bên ngoài có vị trí của nó nhưng chỉ như một yếu tố khách quan. Tuy nhiên, điều này cũng đủ để báo “Le Figaro” giật tít bài phỏng vấn Gorbachov rất kinh: “Cần đánh giá xứng đáng Ronald Reagan”.

Trong bài phỏng vấn này, - theo tuyên bố của phóng viên “Le Figaro”, - Gorbachov lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Reagan tại Reykjavik ông ta trao Liên Xô vào tay Hoa Kỳ. Nguyên văn của ông ta là: “Reykjavik thực sự là một vở kịnh, vở kịch lớn. Bạn sẽ nhanh chóng hiểu tại sao. Tôi cho rằng không có một cá tính mạnh mẽ như Ronald Reagan, tiến trình sẽ không thay đổi... trong cuộc gặp này ở cấp cao chúng tối, các bạn có biết chăng, đã tiến xa tới mức không thể quay trở lại...”. Người đầu tiên “soi sáng” thời điểm ấy là Ronald Reagan, đã kể lại trong hồi ký của mình rằng ông ta đã thực sự bị sốc vì vui mừng - thực ra ông ta đến cuộc gặp ấy mà không tin rằng tại Reykjavik Gorbachov đã trao sự đồng tình của một bộ phận chống Xô Viết của giới thượng lưu Matxcơva về việc phá tan Liên Xô.

Bên cạnh đó, vào tháng 6 năm 1983, có mặt tại lễ tang Tổng bí thư Enriko Berlinguer của BCHTW ĐCS Italia, M. X. Gorbachov, trong bài phát biểu của mình, đã từng nói: “Enriko thân mến, chúng tôi sẽ không bao giờ quên những lời khuyên của anh về sự cần thiết dân chủ hóa đất nước chúng ta”.
chuongxedap:

Quan điểm hệ thống về thất bại của Liên Xô

Về nhiều mặt, điểm này là hòn đá tảng trong mặt bằng phương pháp luận về những sự kiện đã diễn ra cũng như trong mặt bằng viết cuốn sách này. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này nó soi sáng những khái niệm về hệ thống, quan điểm hệ thống nói chung, quan điểm hệ thống đối với hệ thống xã hội nói riêng. Chúng tôi coi những đặc tính của Liên Xô như của một hệ thống xã hội nhằm làm rõ khả năng tan rã của hệ thống như thế nào sau khi đã mô tả tính liên tục của những hành động đã từng áp dụng nhằm làm rã hệ thống của đất nước.

Hệ thống là gì? Hiện có tới hàng chục định nghĩa khái niệm “hệ thống” - thuộc chuyên ngành hẹp hoặc triết học. Trong hàng loạt định nghĩa gắn phạm trù này với các chuẩn triết học, có những định nghĩa cơ bản, khởi đầu như:

1- “Hệ thống là tổ hợp các thành tố tương tác” (Liudvik phon Bertalanfly, 1901 - 1972, người đưa ra học thuyết chung các hệ thống đầu tiên vào khoa học hiện đại).

2- Rất nhiều thành tố được sắp xếp theo một cách nhất định có quan hệ tương tác với nhau và tạo thành một số khối thống nhất toàn vẹn” (V. N. Xadovxki).

3- “Hệ thống là rất nhiều thành tố tương tác hạn chế” (A. N. Avierniakov).

Trong tất cả những định nghĩa này cùng chung những khái niệm “thành tố” và “tương tác” (“mối liên hệ”). Chất lượng của hệ thống được bao gồm bởi số lượng và bản chất các thành tố và đặc tính các mối liên hệ giữa các thành tố. Các chuyên gia theo quan điểm hệ thống thường coi hệ thống như một toàn thể. Như một đám đông tụ tập trên phố, mặc dù không có “những thành tố” được biểu hiện rõ, song vẫn có thể được phân tích dưới góc độ của quan điểm này để tách ra một yếu tố nào đó cấu thành hệ thống. Ngoài ra, còn có những định nghĩa khác của thuật ngữ “hệ thống” nữa.

Bất cứ một hệ thống xã hội - nếu tính đến sản phẩm do con người sản xuất ra, ta có thểgọi nó là “kỹ thuật - xã hội” hay “kinh tế - xã hội”, - cũng cấu thành gồm: trung tâm điều khiển - thông tin; các phân hệ, còn ở cấp độ thấp nhất của thang bậc (theo quan điểm này, không thể chia nhỏ hơn nữa các thành tố); tới lượt mình, phạm vi điều khiển bao gồm trong nó khách thể và chủ thể điều khiển (Chủ thể điều khiển còn được gọi là trung tâm điều khiển - thông tin), cũng như các kênh liên lạc và kho tàng ý niệm (thesaurus); những thành tố vùng biên - theo quan điểm hệ thống, được coi không chỉ là những định chế quốc gia đặc biệt - bộ đội biên phòng, hải quan, đại sứ quán, v.v..., mà còn là bất cứ thành tố nào vào thời điểm tiếp xúc với đại diện môi trường bên trong; các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, cũng như cơ chế quan hệ giữa các thành tố; việc phân phối các nguồn thông tin, tài chính, vật chất,... lợi cho nhóm này và hại cho nhóm khác, làm cho các mâu thuẫn bên trong tất yếu nảy sinh.

Những dấu hiệu cơ bản của một hệ thống xã hội là: tính phức tạp của hệ thống, sự hiện diện của việc sắp xếp mục tiêu của các phân hệ được lựa chọn tùy ý, của các thuộc tính; để sức sống cao hơn cần có tính linh hoạt của hệ thống trong quan hệ đối với các hệ thống như vậy từ bên ngoài, trong sự phát triển các hệ thống luôn có các quá trình và chu kỳ, các khuynh hướng hướng tâm và ly tâm đối với trung tâm, phương thức pháp áp dụng những thành tố khác và thông tin từ môi trường bên ngoài cùng phương thức Entropi1.

Hệ thống Liên Xô cũng như vậy. Trung tâm của nó là bộ máy BCHTW ĐCS Liên Xô, nơi đưa ra toàn bộ thông tin và thông qua những quyết định về đường lối đối nội và đối ngoại, kinh tế, tư tưởng, quốc phòng và an ninh, cũng như một phần hạn chế về công việc của các nước Đông Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Phạm vi điều khiển này được hình thành từ thời I. V. Xtalin và được duy trì một cách hình thức.

Giữa môi trường hệ thống và môi trường bên ngoài tồn tại những mối quan hệ thương mại và chính trị. Phương Tây và Liên Xô đã tiến hành một sự trao đổi hàng hóa không bình đẳng, còn Mỹ thì đã đẩy “chiến tranh lạnh” tới ranh giới của nhất cuộc chiến tranh thông thường. Liên Xô vào lúc đó là một phân hệ của: 1- hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (theo quan điểm chính trị); 2- Hội đồng Tương trợ kinh tế (theo quan điểm kinh tế); 3- Tổ chức Hiệp hước Varsava (theo quan điểm quân sự). Ở đây, cần lưu ý tới việc vào đầu những năm 1989 - 1990, các siêu hệ thống này đã bị phá vỡ, để rồi sau đó đến chính Liên Xô cũng tan rã.

Ở thang bậc thứ hai, dưới Liên Xô có 15 nước cộng hòa liên bang. Những phân hệ này khác biệt nhau cơ bản bởi truyền thống dân tộc. Trong đó, đến năm 1991 có tới 25 triệu người Nga đang sinh sống ngoài ranh giới nước cộng hòa của mình.
________________________________
1. Entropi - một khái niệm cơ bản của môn vật lý cổ điển. Đứng trên giác độ vĩ mô thì Entropi thể hiện khả năng của năng lượng có thể chuyển biến: Entropi của hệ thống càng lớn thì năng lượng chứa đựng trong đó càng ít có khả năng chuyển biến... Trong một hệ khép kín Entropi không thể giảm đi... Khi Entropi đạt tới điểm cực đại thì xảy ra trạng thái cân bằng, trong đó không thể tiếp tục diễn ra những chuyển biến năng lượng - toàn bộ năng lượng chuyển biến thành nhiệt và xuất hiện trạng thái cân bằng nhiệt. (Từ điển triết học, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1975. Tr. 196). ND.
chuongxedap:

Đương nhiên, trong các mối quan hệ luôn tồn tại khuynh hướng lý tâm và hướng tâm, song xung đột rõ rết trên nền tảng này là ít, không đáng kể. Từ năm 1922 đến cuối năm 1985, xu hướng hướng tâm đã diễn ra rất rõ rệt, còn mọi khuynh hướng ly tâm thì đã bị chính quyền trong giai đoạn 1922 - 1953 trừng phạt rất khốc liệt. Trong khi đó, một bộ phận trong các nước cộng hòa lại luôn chịu những ảnh hưởng khác nhau từ bên ngoài: ba nước cộng hòa vùng Ban Tích và vùng Kalinigrad của Cộng hòa liên bang Nga hình thanh nên một phân hệ; Moldova thì chịu ảnh hưởng của nền cận văn minh phương Tây rất mạnh; vùng Trung Á, Kazakstan và Azerbaidzan lại chịu ảnh hưởng của nền cận văn minh phương Đông và Hồi giáo. nhiều clann quyền lực cũng được hình thành theo hướng phi trung tâm hóa như: Dnepropetrovxk (Kiep) - Ucraina; Xverdlovxk - Ural; Xtavropol - Bắc Kavkaz; Lêningrad; Matxcơva.

Liên Xô vốn là một hệ thống hướng tâm. Tuy nhiên, với mục tiêu tuyên bố là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nó đã mắc sai lầm vì tính trừu tượng.

Sự phân ly hệ thống đã diễn ra theo cách sau:

Giai đoạn “nhập vào - Liên Xô, năm 1985”, nó là một trung tâm mạnh, thống nhất. các phân hệ chỉ có mối quan hệ với mình nó. Các mối quan hệ bên ngoài là chung. Tồn tại đường biên giới thống nhất.

Để lật đổ hệ thống xã hội này cần phải chiếm được trung tâm điều khiển - thông tin. Kích thích những mâu thuẫn nội bộ, tăng cường khuynh hướng ly tâm - làm suy yếu khung hướng hướng tâm. Làm suy yếu trung tâm cú - tăng cường những trung tâm mới, kích động những khuynh hướng ly tâm mới xung quanh các trung tâm mới. Tiến hành phá hoại các mối quan hệ của các dòng thông tin, tài chính, vật chất từ trung tâm cũ. Hình thành nên những mối quan hệ mới: ban đầu chỉ cần ở mức không chính thức - không hợp pháp; sau đó, gắn cho chúng một hình thức hợp pháp. Cần nhận thức rằng, khi hệ thống ở trong tình trạng ổn định (các chỉ số của khuynh hướng hướng tâm luôn chiếm ưu thế đối với khuynh hướng ly tâm), thì xung đột với bên ngoài thường được duy trì ở mức cao nhất. Trong tình trạng xuất hiện khuynh hướng tan rã, xáo trộn (khuynh hướng ly tâm thống trị khuynh hướng hướng tâm) thì sẽ xuất hiện những hiện tượng độc lập: các xung đột giữa các phân hệ bị khoét sâu, nếu không ngăn chặn được, chúng sẽ tiến xa tới mức tan rã thành những thành tố riêng lẻ (Nguyên tắc “tất cả chống tất cả”). Đó là một “khuynh hướng xung đột hệ thống” đặc biệt. Thực hiện hiện tượng cộng hưởng để đưa đến phá tan hoàn toàn các mối quan hệ cũ. Phá tan hoàn toàn những mối quan hệ cũc bên trong, lập ra các trung tâm mới mang hình thức hợp pháp, thiết lập những biên giới mới - tạo dựng ra các vụ xung đột với số lượng tối đa có thể, thiết lập mới những mối quan hệ độc lập với bên ngoài.

Giai đoạn “Tách ra - các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), năm 1991”. Mỗi trung tâm trong số các trung tâm đều có những mối quan hệ của mình với bên ngoài. Những biên giới mới với định chế biên giới cũ và mới vẫn giữ nguyên. Cần chú ý tới sự phân chia hệ thống sẽ dẫn nó tới tình trạng “số không hoàn toàn” - tình trạng “một tập hợp những hệ thống mới” mà một số trong đó không còn nguyên vẹn, nghĩa là những thông số bền vững nhất chỉ bình đẳng với hệ thống trước đó về tổng số hình thức.

Để làm rõ hơn tính chất hệ thống của sự phân chia Liên Xô, chúng ta cần thấy rằng, thứ nhất, nghiên cứu này của chúng tôi chính là nhằm hình dung ra việc một hệ thống như Liên Xô đã bị chia xẻ như thế nào; còn thứ hai, chúng tôi khắc họa tất cả đặc điểm của thảm họa như của tính chất hệ thống.

Đặc điểm thất bại của Liên Xô là nhân tố các nước cộng hòa đã đóng một vai trò rất to lớn so với các nhân tố khác. Các nước cộng hòa vốn đã có tất cả những đặc tính mang tính chất quốc gia từ trước khi chúng thành lập ra bộ ngoại giao của mình. Bên cạnh đó, các nước cộng hòa Liên bang Nga, Ucraina, Belorus đã có đại diện của mình tại Liên Hợp Quốc. Sức mạnh hỗ trợ cho sự tan rã của Liên Xô (cấp 1) thành 15 nước cộng hòa liên bang độc lập (cấp 2) là khuynh hướng ly khai trong nội bộ các nước cộng hòa tự trị (cấp 3) và khuynh hướng hình thành lãnh thổ khác trong từng nước cộng hòa. Để làm được điều này, người ta đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có cả những biện pháp “hợp pháp”: vào tháng 4 năm 1990, Xô Viết tối cao Liên Xô đã thông qua quyết định về tăng cường định chế thành tố tự trị lên mức cộng hòa.

Chúng ta còn nhận thấy rằng đối với Liên Xô còn có thể có theo những cách duy nhất khác như: bị các nước nuốt dần (tấm gương lịch sử đã từng diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII); phương án quân sự - trong trường hợp nếu giới cao cấp quân sự có một vai trò rõ rệt hơn (như ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX); phương án thuần túy sắc tộc với những thành tố phân chia theo các tín ngưỡng tôn giáo (như ấn Độ và Pakistan), khi đó sự phân chia sẽ diễn ra theo đường biên giới: vùng Ban Tích (gồm Latvia, Litva, Estoni), Đại Nga (gồm Nga, Ucraina, Belorus), ngoại Kavkaz (gồm Azerbaidzan, Armeni, Gruzia) và “Đại Tirana” (Kazakstan, Kirgizi, Tadzikistan, Turkmeni, Uzbekistan). Azerbaidzan hồi giáo có thể thuộc số này. Trong trường hợp này, vấn đề đối với Moldavi còn để mở. Liệu các bộ tham mưu của cải tổ bên kia đại dương có từng xem xét tới những phương án như thế không?.
chuongxedap:

Trung tâm điều khiển - thông tin đã bị đánh chiếm hoàn toàn. Các chuyên gia điều khiển dễ dàng nhất trí với sự thật này: trung tâm đã ngừng phản ứng đối với các đòi hỏi từ bên dưới hoặc toàn đưa ra những thông tin không phù hợp với tình hình thực tế.

Những khuynh hướng ly tâm đã xảy ra, những khuynh hướng hướng tâm bị suy thoái. Lần đầu tiên những khuynh hướng ly tâm được biểu hiện ra ở cấp độ các nước cộng hòa liên bang (Kazakstan, tháng 12 năm 1986).

Trong những năm 1988 - 1991, trong các nước cộng hòa liên bang đã diễn ra những quá trình hình thành của những tầng lớp thượng lưu mới về mặt chất lượng. Nhiều tầng lớp thượng lưu có sức mạnh hành chính khu vực, kinh tế (và cả tài chính thông qua các ngân hàng) đã hình thành. Nhiều nhóm đại biểu và quân nhân đã chuyển sang tuyên thệ với chính quyền mới. Tại Litva thậm chí đã xuất hiện cái gọi là Nghị viện Bảo vệ khu vực trước khi nó tuyên bố “độc lập”. Điều này cho ta liên tưởng tới sự hình thành các cơ cấu quốc gia của Israel - cơ quan tình báo MOSSAD được coi là “cao niên” hơn chính quốc gia này.

Chính tại Matxcơva cũng đã hình thành một trung tâm điều khiển độc lập từng thâu tóm cả những chức năng toàn liên bang - nó tồn tại như một trung tâm quyền lực song hành. giới thượng lưu ở các nước cộng hòa đã ngừng cung cấp nguồn lực, kể cả về tài chính vào ngân sách toàn liên bang. Vùng Ban Tích đầu tiên thiết lập hải quan của mình, và sau đó, để tránh không gây ra một vụ scandal không cần thiết, căn cứ vào “những cơ sở pháp luật”, theo Quyết nghị của Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ nhất về thử nghiệm kinh tế, nó đã thực hiện cả những phương thức khác. Nó ra sức thu nhận mọi nguồn lực từ ngân sách liên bang và giang tay trả lời Matxcơva rằng “không có nguồn lực”. Bởi giờ đây, những vấn đề mà trước kia bí thư thứ nhất khu ủy đã giải quyết ở Matxcơva, đã bắt đầu được giải quyết ở cấp thấp hơn.

Do tính chất trong cơ cấu nội bộ của Liên Xô, không hẳn sự ly khai của lý trí xã hội, mà chủ yếusự thất bại của cốt lõi tạo nên hệ thống thống nhất là ĐCS Liên Xô1 chính bằng con đường phê chuẩn sự đa đảng và để mất đi tính chính thống (ở Nga, tính chính thống được hình thành nên không phải thông qua những thủ tục pháp luật, mà thông qua quyền lực lịch sử đối với chính quyền; và ĐCS Liên Xô đã có quyền lực đó bằng lịch sử do thông qua cuộc đấu tranh chống chế độ nga hoàng trong thời kỳ bí mật, thông qua cách mạng, thông qua cuộc nội chiến, thanh lọc, những thành tựu trong công cuộc công nghiệp hóa và tập thể hóa, thông qua những nạn nhân của những năm chiến tranh vệ quốc, qua phục hồi kinh tế, thành tự vũ trụ và lá chắn hạt nhân).

Trong 1988 và vào nửa đầu năm 1991, trước hết là hệ thống vững chắc thông qua sự tụt hậu dần dần (còn gọi là cơ chế trượt dốc) đã dẫn đến tình trạng cân bằng không bền. Đến nay, tuy không có gì được coi là yếu, song chỉ bằng một đòn tấn công có tính toán chính xác vào hệ thống phức tạp này đã đủ loại nó ra khỏi tình trạng ấy. Để thực hiện được một hành động cần giải quyết một số nhiệm vụ, trong đó có việc thu xếp vị trí cho giới thượng lưu của trung tâm đang chống lại sự sụp đổ - đó là loại họ khỏi cuộc chơi, chấm dứt khả năng hành động của họ. Cần phải chuyển toàn bộ quyền lực sang trung tâm khác. Điều đó đã được hoàn thành vào tháng 8 năm 1991.

Vấn đề còn lại chỉ mang tính hình thức - “chia tay Xô Viết”, bắt đầu từ những phân hệ cộng hòa phía Tây, kết thúc những mối quan hệ còn lại, hoàn thành việc lập nên những trung tâm mới, khoác cho chúng một hình thức hợp pháp và cuối cùng là báo cáo với “kẻ làm thuê” - Mỹ.

Sự cân bằng của những khuynh hướng hướng tâm và ly tâm được xây dựng nên sao cho những hệ thống kém mạnh, sau khi tách ra khỏi trung tâm trước đó đang suy yếu, sẽ rơi vào phạm vi ảnh hưởng của những trung tâm khác mạnh hơn. trong trường hợp này, khi rời bỏ ảnh hưởng hướng tâm của Matxcơva, những quốc gia mới hình thành tất yếu sẽ rơi vào sự lệ thuộc thực dân của thế giới bên ngoài: những nước cộng hòa thuộc Ban Tích, Ucraina và Moldavi “nằm dưới” Berlin; những nước cộng hòa ở ngoại Kavkaz, Trung Á và Kazakstan - dưới Ankara (Thỗ Nhĩ Kỳ) và Er-Riad (A rập xeud); còn tất cả và Nga - dưới Washinhton. Tuy nhiên, khuynh hướng hướng tâm, do mối quan hệ lịch sử lâu đời mạnh mẽ, đã “không chết hẳn” và thậm chí cho đến nay trong các phân hệ “bảo thủ” như: Pridnestrovie, Abkhaza, Nam Oseti, Belorusvẫn thể hiện sức mạnh hướng tâm về phía Matxcơva (dẫu nó đã thay đổi).

Vì sao điều đó lại thành công vào những năm 1985 - 1991? Chính bởi trước đó, từ những năm 1953 - 1985, đám kẻ thù giấu mặt đã chiếm lĩnh được những vị trí then chốt trong trung tâm điều khiển - thông tin, làm thay đổi những chức năng đã thành nền nếp theo hướng có lợi cho chúng, chiếm lĩnh lĩnh vực bảo hiểm, ngăn chặn các kênh thông tin và cung cấp nguồn lực vật chất, làm thay đổi cơ chế điều hành, kiểm soát, không cho phép các trung tâm yêu nước hình thành song song, trong khi chúng ra sức thiết lập các trung tâm của chúng.
______________________________
1. J. Kennan (1845 - 1924, nhà báo Mỹ ủng hộ cách mạng Nga) sinh thời đã khẳng định: “Nếu kẻ nào đó phá tan được sự thống nhất của Đảng Cộng sản như một công cụ chính trị, nước Nga Xô Viết có thể sẽ nhanh chóng biến từ một trong những cộng đồng dân tộc hùng mạnh nhất thành một trong những cộng đồng dân tộc hèn hạ và yếu đuối nhất”.
chuongxedap:

Chính sự hiện diện của “yếu tố bên ngoài” có tính hệ thống sâu sắc cũng giữ một vai trò đặc biệt trong sự thất bại của Liên Xô. “Tính nội tại” của một hệ thống trong một hệ thống khác (ở đây chúng tôi chỉ phân tích theo kiểu “một chọi một” - đó là phương Tây - Liên Xô) chiếm tới một nửa trọng lượng trong mọi sự kiện, từ những sự kiện rõ ràng nhất cho đến những sự kiện chưa được biết tới, mà chính những tác giả “thâm nhập sâu” cũng không thể hình dung hết. Những người này không thể hình dung được hết vì họ không tiến hành âm mưu đó từ đầu mà chỉ tham gia vào m công đoạn nào đó, sau khi thực hiện các kế hoạch, họ có thể coi đó là hiệu quả tự nhiên. Những cuộc tiếp xúc bí mật trong khuôn khổ những cuộc gặp chính thức của M. X. Gorbachov với các thủ lĩnh phương Tây chính là những hiện tượng thuộc laọi này vào giai đoạn 1985 - 1991: “Ông ta đã có những cuộc gặp cá nhân “dưới những ngọn cờ khác nhau”, những không một ai được biết về điều đó”. Những cuộc tiếp xúc như thế đã dẫ đến việc trong báo chí Xô Viết đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều những tư liệu về những kẻ thù hiển nhiên trước đây đang trở thành “những người bạn”, và điều đó lại hoàn toàn hợp pháp - không được phép bôi nhọ những người vẫn thường xuyên lui tới “làm khách” của chúng ta. những kẻ này, chắc chắn là không có ý định từ bỏ các học thuyết chính trị - quân sự trước đây của chúng, và những sự thay đổi trong mối quan hệ tương quan chỉ diễn ra ở phía khác. Sự mềm hóa chế độ đã diễn ra thông qua việc cho phép tiếp xúc với những thông tin mật của chúng ta chỉ bằng một giả thiết rằng “những cái đó họ đã công khai hết cả rồi!”. Một thí dụ hùng hồn khác là sự tấn công vào mặt trận văn học, văn hóa, du lịch (đối với một số người), truyền hình (tới tất cả mọi người), trong đó kể cả việc cho phép phát cầu truyền hình.

Rốt cuộc, trên sân khấu cũng xuất hiện cả những nhân vật trực tiếp làm việc cho CIA để điều tiết các tác động từ bên ngoài. Dần dần, “các thông tin tác động” đã thực sự chiếm được toàn bộ không gian thông tin, trong những điểm then chốt cần thiết nhất. Có một điều rất đặc sắc là chúng đã trình độ thăm dò dư luận xã hội về biểu hiện phản ứng của dân chúng đối với những khuynh hướng căng thẳng đang gia tăng. Để rồi, có điều gì vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chúng lại đưa ra những lời cam đoan về tính đúng đắn của đường lối đã được lựa chọn nhằm xoa dịu. Trong số những thủ thuật thăm dò đó, có thể dẫn ra những bài phát biểu định kỳ trên truyền hình về thảm họa sắp tới, như bài phát biểu của Chủ tịch KGB Liên Xô, Đại tướng V. A. Kriuchkov vào tháng 12 năm 1990; hay lời hiệu triệu của nhóm những người hoạt động văn hóa “Lời gửi nhân dân”. Đáp lại - chỉ là sự thờ ơ của một bộ phận dân chúng đã cam chịu với sự tước đoạt và đã quen với suy nghĩ rằng “nội tình” đó dường như chỉ là kinh tế, địa lý, nhu cầu tiêu dùng. Trong xã hội đã xuất hiện những biểu tượng thù địch của chủ nghĩa xiônit, chủ nghĩa phát xit, Mỹ, hội tam điểm. Rốt cuộc, thay vì phải phản ứng, phẫn nộ - dân chúng đã tỏ ra cam chịu (tolerant).

Sự phân ly của hệ thống khác đã diễn ra thông qua các phân hệ bí mật đã tách ra khỏi hệ thống vật chất cơ bản cùng như các phân hệ khác ẩn sâu trong nó: thông qua giới lãnh đạo đảng - lớp thượng lưu quyền lực thường đưa ra các quyết định vụ lợi và tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn với chính nhân dân mình); thông qua KGB Liên Xô (những kẻ thực sự có những thông tin mật); qua những cán bộ khoa học (những kẻ có thông tin phương pháp mật); qua những kẻ có liên hệ mật thiết với israel; qua các nước vùng Ban tích (một phân hệ của văn minh phương Tây còn nằm dưới quyền tài phán Xô Viết), những kẻ dấu mặt trong xã hội Xô Viết và giới trí thức dân tộc. Tất cả những phân hệ đó là các chất xúc tác cho tiến trình, chúng kéo bộ phận dân chúng tích cực nhất vào quỹ đạo của mình thông qua giới báo chí.

Nhiều chuyên gia hệ thống đã đề cập tới những đối tượng “.. có khả năng hoạch định những hành động khác nhau đang diễn ra trong hệ thống. Các đối tượng hoạch định của nhóm này có thể là đối tượng từ những nhóm khác nhau. (...) Trong thế giới động vật, trong xã hội con người, các đối tượng hoạch định và bị hoạch định đang được hình thành nên từ cùng một nhóm. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Trong đàn cừu, con đầu đàn có thể là con dê. Như mọi người vẫn nói mà không cần giải thích thêm.

Nhân vấn đề này, chúng tôi cần nêu ra một tra cứu khách quan về mtg bên ngoài và về mức dộ chấp nhận sự thâm nhập của các thành tố bên ngoài vào hệ thống. áp dụng vào trong hệ thống xã hội phức tạp, về mặt nguyên tắc, không chỉ là có thể mà còn là cần thiết. Hơn nữa, sự thâm nhập của những thành tố bên ngoài không phải bao giờ cũng là có ý đồ độc ác nào đó (phương pháp luận biện chứng và xung đột học cũng xây dựng trên nền tảng này), đôi khi những thâm nhập ấy không với ý đồ độc ác mà thậm chí còn được một hệ thống đang phát triển thành công chủ động thu hút phần hữu ích của nó.

Hệ thống không thể đóng tuyệt đối, tách ra khỏi mọi hệ thống khác, nếu không nó sẽ chấm dứt khả năng sinh tồn, tự bóp chết mình. Một hệ thống hoạt động lý tưởng - đó là một hệ thống linh hoạt, và phải có cả một tập hợp các chỉ thị1, không chỉ có thể làm rõ mức độ nguy hiểm từ sự thâm nhập của những thành tố lạ, mà còn có được ảnh hưởng đủ để buộc trung tâm điều khiển - thông tin có phản ứng thích hợp để loại bỏ những phần tử thù địch từ môi trường bên ngoài.

Vậy mà hệ thống “Liên Xô“ đã không kiềm chế được sự thâm nhập đó, để rồi trở thành phụ bản (một phân hệ) của hệ thống “Mỹ” (Nói cách khác, trở thành bang thứ 51 của Mỹ). Người ta cần tới điều này để làm gì? Rất đơn giản, thông qua sự sáp nhập đó, thông qua kết quả trong các cuộc chiến tổ chức, thông tin, tài chính và những cuộc chiến khác, hệ thống “Mỹ” bắt đầu được hệ thống “Liên Xô“ phụng sự.
______________________________
1. Indicator. Thuật ngữ này, từ đây về sau, được hiểu là chỉ số hoặc tiêu chí xác định sức sống của hiện tượng này hay hiện tượng khác, ý nghĩa chất lượng của nó, kể cả mức độ nguy cơ đối với hệ thống.
Nói riêng, thì những gì chúng ta đã xem xét trên đây vẫn còn lâu mới là một bức tranh toàn cảnh về điều đã xảy ra, bởi chúng ta chỉ mới khai phá chủ yếu khía cạnh cơ cấu. Còn khía cạnh lịch sử: trên lãnh thổ Liên Xô đã từng có những quá trình mà sự phát triển của chúng bị ngăn chậm lại, bị đổi hướng - đã diễn ra điều mà phương Tây gọi là “sự rời bỏ chủ nghĩa cộng sản”. Còn về khía cạnh chức năng (hoạt động): bộ máy quốc gia mới hậu Xô Viết đã chấm dứt thực thi một số chức năng: trước hết, đó là chức năng an ninh, phát triển bền vững và tái sản xuất.

Như trong một phương ngôn nổi tiếng, “những gì được xây hàng thế kỷ - bị phá tán trong một giây, những gì được xây suốt nhiều năm - bị phá tán trong một giờ”. Thời điểm cơ bản của cuộc thử nghiệm “cải tổ” được cố dịnh vào tính không thể đảo ngược của quá trình phá hoại. Nói một cách khách quan, cho đến hôm nay không phải chúng ta, không phải kẻ thù có khả năng tính toán ra được thời điểm bước ngoặt đó, để đúng thời điểm đó có thể chỉ ra, cũng như có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng “quá trình đã đi” quá xa tới mức không còn đường nào khác cho sự thất bại của Liên Xô. Ở Mỹ, người ta cũng rất lúng túng về vấn đề này và đã cố giải thích nó trong những cuộc hội thảo (xemina) bí mật, trong các cuộc họp của giới lãnh đạo chính trị, hoặc công khai trong giới báo chí. Như: ngày 12 tháng 5 năm 1989, thành viên của cái gọi là Chính phủ thế giới - bao gồm trong nó 3 tổ chức tam điểm có ảnh hưởng nhất - một người trong ban lãnh đạo Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ là Đô đốc Scowcroft đã trả lời phỏng vấn:

“Còn quá sớm để vui mừng: Liên Xô, liệu các bạn có biết không, vẫn còn là một cường quốc quân sự như trước đây. Chúng ta còn nhiều vấn đề lớn với họ, hơn nữa, trong giai đoạn này, những cải cách vẫn chưa đạt tới mức độ không thể đảo ngược được”.

Nếu sử dụng quan điểm cá nhân, thì chúng ta chỉ còn cách đưa ra một giả thiết cơ bản rằng điều này có thể được xem như sự chuyển chính quyền từ M. X. Gorbachov ở mức quy mô toàn Liên Xô sang cho Tổng thống Cộng hoà Liên bang Nga B. N. Enxil ở Nga, cho Tổng thống Ucraina L. M. Kravchuk ở Ucraina, và v.v... (“Vào dịp hè năm 1990, Bush và Baker đã quyết định tìm hiểu nghiêm túc về những thủ lĩnh Xô Viết có tiềm năng nhất định khác thông qua Gorbachov”). Nếu điều này là chính xác, thì có thể nói rằng đó là sự sụt giảm uy tín lớn nhất của chính M. X. Gorbachov: “Lần đầu tiên sự sụt giảm uy tín của M. Gorbachov được ghi nhận vào tháng 7 năm 1989”. Trên mặt bằng đó có thể nhận thấy không chỉ những cuộc tiếp xúc riêng của Enxil với những người này ở Mỹ, mà cả việc những dòng thông tin và tài chính từ bên ngoài trở nên bằng với việc hướng vào Gorbachov và bộ sậu của ông ta (& K0). Thời điểm lịch sử cho thất bại không thể đảo ngược của Liên Xô trong trường hợp này có thể được chia ra cho các tuyến nhân vật. Tại những cuộc hội thảo có sự thạm dự của tổng thống, người ta thường tranh luận về thời điểm mang tính không thể đảo ngược của các quá trình “cải tổ” và ngay hồi tháng 1 năm 1989, họ đã đưa ra kết luận cuối cùng rằng “Gorbachov đã bắt đầu quá trình mà chính ông ta không thể quay lại”. Bằng cách này bản án đối với ông ta như một tử thi chính trị đã được tuyên, đủ để gạt ông ta ra khỏi chính trường.

Nếu xem xét đề tài này theo quan điểm công nghệ tình thế, thì vào lúc đó không thể không công nhận rằng đó là thời điểm Liên Xô đã thực sự rơi vào vòng luẩn quẩn. Thời điểm đó vào khoảng những năm 1988 - 1989.

Khi nói về điều này theo quan điểm hệ thống, chúng tôi trước hết sẽ chỉ ra rằng tính chất không thể đảo ngược của các quá trình tan rã đã đạt được vào đúng thời điểm khi mà hệ thống đã bộc lộ tính chất tự huỷ về mặt tổ chức. Vào thời điểm đó sự phá huỷ mãnh liệt các mối quan hệ trực tiếp và quan hệ ngược giữa những phân hệ đã diễn ra. Trước thời điểm đó - điểm bước ngoặt - hệ thống vẫn còn có thể phục hồi tương đối dễ dàng để trở lại “con đường chân lý, còn sau đó - về mặt nguyên tắc là không thể, hoặc phải gánh chịu những tổn thất với cái giá thà buông trôi còn hơn là khắc phục, giống như nội chiến vậy.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng X. G. Kara-Murza, khi nghiên cứu tỷ mỷ diễn biến của những quá trình cải tổ, cũng không thể bỏ qua vấn đề này và đã trả lời rằng: “Vật liệu gắn kết đã từng liên kết các dân tộc ở Liên Xô thành một quốc gia thống nhất là liên minh với nhân dân Nga. Chính sự hiện diện của hạt nhân (“Người anh cả”) có sức mạnh và uy tín này đã làm cân bằng hệ thống phức tạp đa dân tộc gồm một trăm năm mươi triệu dân này.

Bước đi chủ yếu mà giới cầm quyền cao cấp quốc tế chống Xô Viết đã làm được vào năm 1991 là chuẩn bị và triển khai “Tuyên bố về chủ quyền”. Những nhà dân chủ của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga tập hợp xung quanh Enxil đã có vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Các nhà tư tưởng của văn bản này tiếp tục tán tụng và kỷ niệm ồn ào ngày “độc lập” nhân việc thông qua bản tuyên ngôn tiền định này.

Các quan điểm nguyên tắc của Tuyên ngôn là xóa bỏ những mối ràng buộc chủ yếu của Liên bang, đòi chia phần các thành tựu chung toàn dân, xóa bỏ tính toàn vẹn về trí tuệ, kinh tế và nguồn lực. Đó là một cuộc đảo chính “nhung lụa” mà phần lớn các đại biểu đã không kịp hiểu rằng người ta đã đưa cho họ thông qua văn bản gì. Các nhà tư tưởng chống Xô Viết đã phải lao động cật lực hàng chục năm để không cho họ hiểu”.

Như đã nói, thành tố kiến tạo hệ thống quan trọng nhất là sự hiện diện của một công cụ chính trị như ĐCS Liên Xô. Việc từ bỏ vai trò lãnh đạo của nó được hình thành hợp pháp thông qua sự thay đổi Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô đã kéo theo nó việc gạt bỏ ĐCS Liên Xô ra khỏi nền tảng quốc gia, để sau đó không lâu chính ngôi nhà cũng sụp...

Đó là những cách nhìn về thời điểm bước ngoặt. Cần nhắc lại một lần nữa rằng khi đã bước qua thời điểm đó, hệ thống, về thực chất, đã mất khả năng quay trở lại.
chuongxedap:

Sự hỗ trợ trí lực của phương Tây trong việc hủy diệt Liên Xô

Chúng ta đã xem xét và sẽ còn đề cập tới các cuộc tiếp xúc trong mối liên hệ: “giới thượng lưu Xô Viết mang nền tảng chống Xô Viết” - “những giới chính trị phương Tây”. Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu của chúng tôi, kênh giao lưu thông tin - phân tích, hệ thống và phương pháp luận nhằm chống Xô Viết (theo nguyên tắc, Mỹ “thẩm vấn” - Liên Xô “trả lời”) là quan trọng nhất. Kênh giao lưu đó như sau.

Về phía “chúng ta” có D. M. Gvisiani mà chúng tôi đã nói tới, còn về phía Mỹ có Rodger E. Levian - Giám đốc Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA). Địa chỉ - International Institute for Applied Analysis, A-2361, Laxenburg, Austria.

Rodger E. Levian - sinh ngày 16 tháng 4 năm 1935. Học vấn - tú tài kỹ thuật cao đẳng hàng hải năm 1956; Trưởng môn toán ứng dụng Trường đại học tổng hợp Haward năm 1958; Tiến sĩ toán ứng dụng Trường đại học tổng hợp Haward năm 1962.

Hoạt động nghề nghiệp:

-   Năm 1956 - 1960 là Cố vấn Vụ hệ thống chức năng của RAND Coporation;

-   Năm 1962 - 1967 là giảng viên đại số tuyến tính, chương trình hóa tuyến tính và lý thuyết trò chơi nghề nghiệp tại Trường đại học tổng hợp California;

-   Năm 1969 - 1970 là giảng viên chính tại Trường đại học tổng hợp California;

-   Năm 1970 - 1975 là phó giáo sư môn phân tích hệ thống tại Trường đại học tổng hợp California;

-   Năm 1960 - 1967 là nhân viên Vụ hệ thống chức năng của RAND Coporation;

-   Năm 1967 - 1970 là Vụ trưởng Vụ Khoa học về hệ thống của RAND Coporation;

-   Năm 1970 - 1975 là Vụ trưởng Vụ Các chương trình nội bộ thuộc Phân viện RAND Coporation ở Washington;

-   Từ 1975 là Giám đốc Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA).

-   Tác giả của nhiều cuốn sách được RAND Coporation xuất bản.

Ở cấp “ngoài hệ thống”, các cuộc tiếp xúc này đã diễn ra khá thường xuyên. Ví dụ như, ngày 10 tháng 5 năm 1989, tại Mátxcơva, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô E. A. Sevardnadze đã có một cuộc trao đổi trong đó “Baker đã khẳng định với Sevardnadze sự cần thiết đạt được thoả thuận với các đồng nghiệp về “tính công khai trong giới quân nhân”:

- Hãy công bố ngân sách quốc phòng của mình, đến khi đó, nếu các ngài tuyên bố cắt giảm 14 hay 19 phần trăm, chúng tôi sẽ biết các anh giảm đến mức nào.

- Ngài thấy đấy, bản thân chúng tôi cũng muốn biết thông tin này, - Sevardnadze nói. - và tôi nghĩ chúng ta sẽ nhận có được để công bố, chúng tôi phải nói cho được về vấn đề này trên đại hội đại biểu nhân dân.”

Nếu như trước năm 1985, các cuộc tiếp xúc với nước ngoài, kể cả của cấp cao, cũng rất hạn chế, thì trong quá trình “cải tổ” các cuộc gặp giữa hai bên của “những nhà cách mạng cộng đồng” trở nên đặc biệt thường xuyên hơn, bởi “các nhà cải tổ” liên tục cần tới sự trợ giúp có chất lượng chuyên môn cao. “Tháng 5 năm 1990, trong thời gian diễn ra cuộc hội thảo “Đối thoại Xô - Mỹ” tại Miami (Mỹ), CIA đã đưa M. Kanow - một thủ lĩnh của của nhóm chống Cuba thuộc ủy ban Bảo vệ hoà bình- đến gặp đoàn đại biểu Xô Viết tham gia hội thảo và giúp đỡ thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo của nó là G. Borovik và F. Burlatxki.

Sự giúp đỡ là từ hai phía. Trong tháng 4 năm 1990, tại thành phố Worrenton (bang Virginia) đã diễn ra hội nghị về vấn đề so sánh những chỉ số kinh tế của Liên Xô và Mỹ. Phía Liên Xô có Viện sĩ O. Bogomolov và V. Tikhonov; phía Mỹ có đại diện của các trung tâm nghiên cứu và các nhà phân tích CIA. Trong những bài phát biểu của mình, các đại biểu Liên Xô đã trình bày những thông tin chi tiết về tình hình công việc trong đất nước chúng ta. Người Mỹ đã được ban cho lời khuyên: tăng cường áp lực với Gorbachov, người mà theo ý kiến của Viện sĩ Bogomolov, nhân dịp tình hình công việc căng thẳng trong nước có thể có những nhân nhượng lớn cho Washinhton. Phía Mỹ đánh giá lời khuyên này là rất giá trị, Họ đánh giá rất cao thông tin nhiều mặt về sự phát triển tình hình kinh tế - xã hội và chính trị ở Liên Xô.

Sau khi tiến hành thử nghiệm một loạt công nghệ tại Ba Lan - thành tố được coi là yếu nhất của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Trung Âu, là đích ngắm đầu tiên đối với phương Tây - giờ đây họ đã quyết định chuyển những công nghệ đó vào Liên Xô. “Những gì liên quan tới mục tiêu chiến lược thì Iu. Afanaxiev từ năm 1990 đã xác định nó như là sự lặp lại “kế hoạch Beltxerovich” ở Ba Lan. Iu. Afanaxiev đã không hề che dấu rằng trên thực tế kế hoạch này đã được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) soạn thảo. Ông ta cũng nhận xét rằng kế hoạch chuyển đổi quan hệ thị trường như thế của IMF rất thường được tiến hành ở những nước kém phát triển nhằm củng cố dòng tiền tệ khép kín trong hu vực và phi quốc hữu hoá nền kinh tế. Khi sinh ra ý tưởng này, chính xác hơn, là ý tưởng này được Tổ chức “Bni-Brit” đưa vào nước ta, tuyên bố phong trào dân tộc Nga là phát xít cả về nhiệm vụ cũng như hệ tư tưởng”.

Các viện nghiên cứu phương Tây đã phát hành không chỉ những tài liệu sử dụng nội bộ cho các nhà lãnh đạo cao cấp bí mật cũng như công khai của mình, mà nguy hiểm hơn, là cả những tài liệu và công nghệ chuyên dành cho các công dân Xô Viết. (Xem Phụ lục số 6). Đó là những khuyến nghị trực tiếp, những bài phát biểu của những nhân vật được uỷ quyền cho một số lượng người nghe hạn chế, những cuộc hội thảo khoa học, các biên bản pháp luật, những tài liệu hạn chế dành cho lãnh đạo... Chúng được phát tán khi bí mật, lúc công khai, thậm chí được trích dẫn đăng tải trên các báo...

Trong số những tài liệu kiểu này có cái gọi là Hiến pháp Xakharov (“Đến nay, mọi người đã biết rằng nhà vật lý nguyên tử này có hai tuần đi Mỹ và ở đó viết ra bản hiến pháp này”); Chương trình “500 ngày” do “Một thằng nhóc con mặc quần đùi mầu hồng” ở Haward - phó tiến sĩ khoa học kinh tế Grigori Alekxeievich Iavlinxki và đồng bọn (& KO) soạn thảo.
chuongxedap:

Sự trợ giúp còn tiếp tục cả sau “Victory”, như những người sáng lập ra Trung tâm tư nhân hoá Nga là: Viện Nghiên cứu phát triển quốc tế; Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Âu ở Stokgolm; Trung tâm Kinh tế thuộc trường phái khoa học kinh tế Lodon. Hãng “Deloitte Touch Toh Matsu International” trong quảng cáo về mình cũng thổ lộ ra rằng nó là một trong những nhà soạn thảo các chương trình về tư nhân hoá. Sự giúp đỡ đó của phương Tây không hề giảm sút trong suốt những năm 1990, thậm chí cho tới cuối thiên niên kỷ qua: “Theo báo cáo của Tổng cục thống kê CIA được đăng trên báo “Ell Pais” ngày 22 tháng 1 năm 1997, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Haward do nhà kinh tế học Jeffri Sachson lãnh đạo, từ giữa năm 1994 đến cuối giữa năm 1996 người ta đã biên tập hàng trăm sắc lệnh của Tổng thống Enxil. Điều đó có nghĩa là các sắc lệnh của tổng thống đã được viết dưới sự chỉ bảo từ Mỹ...”. Chúng ta cũng còn nhớ rằng Quỹ Di sản thế giới (Heritage Foundation) trong những năm 1993 - 1994 đã soạn thảo và triển khai thực hiện một chương trình dành cho Nghị viện Nga”. Cuốn sách “Thay đổi” do Quỹ Phát triển chủ nghĩa trung phái chính trị xuất bản chủ yếu là dành cho giai đoạn những năm 1990 và cho sự “bảo trợ” trí thức hiện đại đối với các chính khách Nga.

Bản chất của mối quan hệ thông tin như vậy và sự trợ giúp cả bằng sức mạnh khác có thể dễ dàng xác định như một cách giải quyết nhiệm vụ hai mặt bằng cách sử dụng nguyên tắc “đẩy - kéo”. Có thể mô tả những hiệu quả của nó trong cơ khí: một vật nặng sẽ dễ dàng dịch chuyển khỏi vị trí và di chuyển tiếp nếu ta đồng thời đẩy và kéo nó. Các nhà nghiên cứu đã từ lâu nhận ra nguyên tắc này trong những hoạt động chung: “... Vấn đề này đã trở nên phức tạp và cấp bách tới mức giới tình báo phương Tây không thể đơn độc gánh vác. Rất cần có một sự xác định nào đó cho các hoạt động cùng với giới lãnh đạo Matxcơva. Nó giống như trong môn bóng chày: một người tung bóng, còn người khác đập nó văng đi”. Còn một ví dụ khác về đế tài này mà mọi người đã biết. Trong những năm gần đây xuất hiện rất nhiều sản phẩm kẹo bánh, kem... được đóng trong những gói mà chỉ có thể mở ra bằng cách kéo từ bên trong, còn mọi cố gắng dùng sức kéo từ bên ngoài đều không đạt kết quả. Cũng hệt như vậy trong nhiều môn thể thao mang tính đồng đội: có kẻ tung, người hứng, còn cầu thủ đã bị mua chuộc thì bắt trượt để rồi giơ tay thanh minh vô tội “không được..”. Trong việc sử dụng “đội quân thứ năm” cũng vậy: sự kết hợp trong - ngoài sẽ làm dịch chuyển được vật nặng mà không quá tốn công.

Những kẻ phá hoại bên ngoài từ Mỹ luôn hình dung được mối nguy hiểm đe dạo sự tồn tại của quốc gia chúng ta và sự sống còn của dân chúng. Song, như trong lịch sử thế giới đã diễn ra, mối nguy hiểm đó sẽ tăng lên bội phần khi chúng kết hợp được với những kẻ phá hoại từ bên trong theo nguyên tắc “một cộng một luôn lớn hơn hai”.

Liên Xô chưa phải là quốc gia đầu tiên chịu sự can thiệp nguy hiểm của Mỹ từ bên ngoài vào những công việc nội bộ. Khuynh hướng can thiệp này đã được hỗ trợ của cái gọi là Chương trình nghiên cứu khu vực. “Nó được bắt đầu soạn thảo ngay trong thời gian chiến tranh để đào tạo các chuyên gia cho các khu vực khác nhau của châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh biết tiếng địa phương, nền nếp và tập tục và khả năng hoàn thành những chức năng hành chính tại những khu vực đó. Thực chất đó là Mỹ chuẩn bị cho vai trò điều hành toàn thế giới! Bản chất của chương trình này là xây dựng tại các trường đại học lớn nhất của Mỹ các phân viện chuyên ngành đào tạo các chuyên gia về các khu vực trên thế giới cho các tổ chức chính phủ Mỹ ở Mỹ, cũng như ở nước ngoài tiếnh hành những nghiên cứu khoa học về từng khu vực và cung cấp thông tin cho chính phủ khi cần thiết. Như vậy, các trường đại học như thế chủ yếu mang tính ứng dụng chứ không phải tính hàn lâm.

Cái mới và tính chất phức tạp của chương trình nghiên cứu khu vực là tính luật pháp quốc tế của nó đòi hỏi sự hoạch định hoạt động của nhiều khoa khác nhau. Điều này đã tạo ra thêm những khó khăn nhất định đối với nghiên cứu sinh tại các trường là trong thời gian hai năm phải thành thạo các khoá khác nhau (đào tạo ngôn ngữ nâng cao, địa lý khu vực, lịch sử, kinh tế, những định chế xã hội và chính trị, tâm lý học và nhân chủng học...). Ngoài ra, mỗi chuyên gia tương lai còn phải được đào tạo về một chuyên ngành cụ thể, bởi các nhà tổ chức chương trình lo ngại rằng người tốt nghiệp sẽ không mang tính chuyên nghiệp, không có nghề nghiệp cụ thể, cái gì cũng biết một chút. Tất cả những người tham gia chương trình đều phải qua tối thiểu một năm thực tập tại khu vực được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tổ chức những khoá thực tập như vậy không thể tiến hành tại Liên Xô nên các nghiên cứu sinh chỉ có những giờ lên lớp lý thuyết. Ngoài ra, cũng vì lý do bí mật, nên các cuộc thực tập đó chỉ tiến hành tại Viện Nghiên cứu Kribl rất nổi tiếng.

Viện Nghiên cứu Kribl - một phân hiệu của Quỹ Nghị viện tự do hay còn gọi là Viện Nghiên cứu những vấn đề dân chủ và tự do Nga.

Viện Nghiên cứu Kribl - (mang tên người lãnh đạo viện - một người đã “nguyện hiến dâng toàn bộ nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp xoá bỏ đế chế Xô Viết” - đã thiết lập nên cả một mạng lưới các đại diện của mình tại các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Với sự giúp đỡ của các đại diện này, từ tháng 11 năm 1989 đến cuối tháng 3 năm 1992, đã có gần 150 “hội nghị tập huấn” tại nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Liên Xô: Matxcơva, Lêningrad, Xverdlovxk, Voronez, Tallin, Vinius, Riga, Kiev, Minxk, Lvov, Odessa, Erevan, Nizni Novgorod, Irkutxk, Tomxk. Chỉ tính riêng ở Matxcơva đã có tới 6 hội nghị hướng dẫn.

Về tính chất (còn tôi thì muốn nói tới mặt chất lượng) của công tác hướng dẫn của các đại diện Viện Nghiên cứu Kribl, G. Burbulisa - một tuyên truyền viên của đảng, trước năm 1988 đã từng khẳng định kiên quyết khi nhắc tới cương lĩnh về vai trò lãnh đạo của ĐCS Liên Xô rằng “vai trò đoàn kết của đảng trong quá trình cải tổ” của nó. Sau khi qua khoá hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Kribl, ông ta lại thường xuyên khẳng định rằng “đế chế (Liên Xô) phải bị phá sản”. “Ngài Kribl đã sáng lập viện nghiên cứu của mình vào năm 1986 với một mục tiêu duy nhất là đánh bại “đế chế Xô Viết”. Ông không che dấu những mục tiêu của mình, mà còn thẳng thắn tuyên bố: toàn bộ sức lực, nhiệt huyết và tiền của được dành để đánh bại Liên Xô. ngay lập tức sau đó ông đã bắt đầu xây dựng mạng lưới các đại diện ở Liên Xô và các nước Đông Âu (hiện nay chúng có chừng 20, ông còn dự định đến giữa năm 1993 tăng gấp đôi số lượng này) và tuyển mộ các điệp viên. Việc đào tạo các diệp viên được bắt đầu từ việc học những gì có trong các tài liệu do chúng tôi phân phát, “Ngài tiến sĩ Kribl ngay lập tức hiểu rằng học tập là chiếc chìa khoá giúp mọi người của “đế chế Xô Viết” thực hiện bước chuyển đổi sang nền dân chủ. (...)

Từ tháng 10 năm 1989, Viện Nghiên cứu Kribl đã tiến hành hơn 40 hội nghị (tương tự như các xemina phương pháp) tại “đế chế Liên Xô cũ”. Các cuộc hội nghị đã diễn ra tại nhiều thành phố khác nhau từ Matxcơva và Lêningrad đến Tomxk và Irkutxk, cũng như ở Tbilixi, Riga, Xverlovxk, v.v.v...; “Từ đầu thập kỷ 1990 trong nước chúng ta đã phát triển mạnh mẽ “hệ tư tưởng tự do - dân chủ”. Chính vào thời gian này, ở Nga đã thành lập Phân viện của Viện Nghiên cứu Kribl (ngày nay là Viện Nghiên cứu các vấn đề về dân chủ và tự do) với một số lượng đông đảo thành viên. Viện này có liên quan chặt chẽ với Quỹ Di sản - một trong số những tổ chức nghiên cứu có uy tín của Mỹ, theo sáng kiến của nó, người ta đã thông qua Đạo luật “về giúp đỡ những người đấu tranh cho tự do ở Liên Xô“. Viện Nghiên cứu Kribl do tiến sĩ triết học R. Kribl lãnh đạo (đồng thời cũng là thành viên Hội đồng giám đốc “Quỹ Di sản”) chính là nơi hiện thực hoá sự giúp đỡ cho các phong trào này. Phương thức công tác ưu tiên của Viện là tổ chức hội nghị, hội thảo về những vấn đề chính trị, kinh tế và văn hoá. Trong đó, người ta chú ý tới việc chuẩn bị thông tin cho các cơ quan chính quyền Mỹ và cho các cơ quan, giới chức khác, cũng như việc hình thành trên lãnh thổ Liên bang Nga những cơ cấu quyền lực có khuynh hướng “dân chủ” (thân phương Tây). Hiện nay, “Viện Kribl ở Nga do A. Murasov - người đứng đầu Trung tâm chính trị công đảng tự do và Phân viện Matxcơva của Viện Nghiên cứu những vấn đề dân chủ và tự do Nga - lãnh đạo từ năm 1996.

Khi hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga từ năm 1990, Viện Nghiên cứu Kribl - do bị buộc tội là vào năm 1993 có liên hệ với những cơ quan tình báo Mỹ, phải chấm dứt sự tồn tại mang tư cách pháp nhân của một tổ chức Mỹ - đã đăng ký lại dưới tên gọi Viện Nghiên cứu những vấn đề dân chủ và tự do Nga, còn trên thực tế nó vẫn giữ nguyên cơ cấu của mình. Như trước đây, “mạng lưới các đại diện khu vực được hình thành từ đầu những năm 1990 vẫn là “người cung cấp chính thức” các thông tin”.
chuongxedap:

Những cuộc chiến tranh của thế hệ thứ sáu

   Nếu đây không phải là chiến tranh, thì là gì?...
            Đó là chiến tranh không có chiến tranh.
                 
Andrei Novikov.

Tiêu đề này có thể liên quan tới toàn bộ cuốn sách, chứ không chỉ liên quan tới một phần của nó. ý nghĩa của phần này là một trong những điểm rất then chốt.

Cho đến nay, trong khuôn khổ các cuộc đối đầu vũ trang giữa các bên xung đột của nền văn minh trái đất đã diễn ra một số cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự. Những cuộc cách mạng mà chúng ta đề cập ở đây được hiểu là những thời điểm bắt đầu sử dụng loại vũ khí mới về mặt chất lượng để một thế hệ các cuộc chiến tranh được thay bằng một thế hệ tiếp theo. Để bạn đọc có thể hiểu ngay đề tài này, tôi dẫn ra đây cách phân loại các thế hệ chiến tranh của một nhóm những nhà nghiên cứu lý luận quân sự Nga (Chủ biên là Thiếu tướng V. I. Xlipchenko) cho đến nay vẫn được coi là khách quan nhất:

“Thế hệ thứ nhất

Vũ khí lạnh, binh giáp. Chiến đấu trực tiếp tiếp xúc (giáp la cà). Những cuộc chiến tranh của các đơn vị, phân đội bộ binh và kỵ binh.

Mục tiêu chủ yếu - tiêu diệt đối phương, làm chủ vũ khí và các tài sản của đối phương.


Thế hệ thứ hai

Thuốc súng, vũ khí nòng nhẵn. các cuộc chiến tranh có công sự, tiếp xúc (có khoảng cách) của các đơn vị, phân đội, liên quân bộ binh. Tác chiến của lực lượng hải quân và các đơn vị ven biển.

Mục tiêu chủ yếu - tiêu diệt đối phương, chiếm lãnh thổ và tài sản của đối phương.


Thế hệ thứ ba

Vũ khí có khương tuyến, tiếp đạn nhiều lần; tốc độ bắn, độ chính xác và tầm xa được nâng cao. Các cuộc chiến tranh có công sự, hào giao thông, tiếp xúc (có khoảng cách) của các quân chủng và binh chủng hợp thành. Tác chiến trên biển và đại dương.

Mục tiêu chủ yếu - đánh tan lực lượng vũ trang của đối phương, phá hoại kinh tế và lật đổ chế độ chính trị của đối phương.


Thế hệ thứ tư

Vũ khí tự động và phản lực, các đơn vị bộ binh, xe tăng, không quân, hải quân, các phương tiện vận tải và thông tin liên lạc. Các cuộc chiến tranh có công sự, hào giao thông, tiếp xúc (có khoảng cách) trên mặt đất, tiến công đường không, các cuộc chiến tranh trên biển và trên đại dương.

Mục tiêu chủ yếu - đánh tan lực lượng vũ trang của đối phương, phá hoại tiềm năng kinh tế và lật đổ chế độ chính trị của đối phương.


Thế hệ thứ năm

Chiến tranh hạt nhân không tiếp xúc quyết định đạt quy mô chiến lược

Không đạt được một mục tiêu nào - bên sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên sẽ chết sau đối phương một chút.


Thế hệ thứ sáu

Vũ khí phòng thủ và vũ khí tiến công có độ chính xác cao được thiết lập trên cơ sở loại vũ khí thông thường; vũ khí dựa trên những nguyên tắc mới về vật lý; vũ khí thông tin, lực lượng và phương tiện tác chiến điện tử.

Mục tiêu chủ yếu của chiến tranh - đánh tan tiềm năng kinh tế của bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ khoảng cách nào bằng phương thức không tiếp xúc”

Chúng ta nhận thấy rằng “những cuộc chiến tranh” được chúng ta nghiên cứu đều không có mối quan hệ trực tiếp thông thường, các phương thức tiến hành chúng có tính tổng hợp và được sử dụng trong bất cứ thời đại nào, mặc dù theo cách phân loại trên đây, có thể chúng thuộc loại chiến tranh thế hệ thứ sáu khi chúng sử dụng chiến tranh thông tin - tâm lý cúng như những vũ khí dựa trên những nguyên tắc mới về vật lý (trong khuôn khổ nghiên cứu của chúng ta, đó là vũ khí tâm lý, di truyền...). Trong thời đại hiện nay, những cuộc chiến tranh như vậy đã hoàn hảo tới mức chúng trở thành phương thức thống trị. Trong các cuộc chiến tranh đó người ta sử dụng vũ khí tác động tới tâm lý của con người, kích thích được khả năng tự sát của con người, làm cho cơ cấu xã hội mất ổn định, làm suy giảm sự bền vững của các hệ thống chính trị, kinh tế và tài chính.

Trong vấn đề này, những gì được chúng tôi dẫn ra, thì cùng được nhiều nhà nghiên cứu “chiến tranh” khác sử dụng như những bộ phận hợp thành của cuộc “chiến tranh chung”. Các cuộc chiến tranh chỉ thay đổi về hình thức, bản chất và quy mô thì vẫn như trước đây.
chuongxedap:

Chiến tranh thông tin - tâm lý

Đây là một cuộc chiến tranh, một mặt - dễ cảm nhận nhất, mặt khác - cũng mơ hồ nhất, được nhiều người chú tâm nghiên cứu. Chúng tôi không truyền đạt lại nội dung của nó, mà tập trung sự chú ý của mình vào phân tích và vào việc xã hội Liên Xô không phải là nạn nhân duy nhất của nó. Tác động tấn công tập trung, chất lượng cao và không hề sai lầm của nó được dành cho giới thượng lưu cầm quyền ở Liên Xô. Các đạo luật tiến hành thông tin trong môi trường xã hội không đồng nhất (bền vững và không bền vững) về tâm lý, phát triển năng đông và phức tạp đã được soạn thảo, chuẩn y và triển khai. Mục tiêu của cuộc chiến tranh thông tin - tâm lý là thông qua sự đánh tráo các khái niệm (một mặt công khai từ bộ máy tuyên truyền của Mỹ. Mặt khác, từ một bộ phận giấu mặt của các phương tiện thông tin đại chúng Liên Xô) dẫn đến thay đổi nhận thức, thu hẹp nền tảng trí thức và thiết lập nên phạm vi điều khiển của mình.

Nói chung, “chiến tranh tâm lý” - theo nghĩa rộng, là việc sử dụng có định hướng và có kế hoạch các thành tố chính trị của tuyên truyền và của các phương tiện khác (ngoại giao, chính trị - quân sự, kinh tế,...) để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào chính kiến, tình cảm, thái độ, và cuối cùng là vào hành vi của đối phương nhằm mục đích buộc đối phương hoạt động theo hướng cần thiết. Trên thực tế, thuật ngữ “chiến tranh tâm lý” thường được dùng theo nghĩa hẹp hơn: gần đây nhất, nó được luận giải như một tập hợp những sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc về mặt tư tưởng chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, như một sự tuyên truyền phá hoại chống Xô Viết và chống cộng sản, như một phương pháp đấu tranh tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội. Một cách tương tự, khái niệm “chiến tranh tâm lý” được sử dụng cả trong khuôn khổ tư duy xung đột ở phương Tây như một tập hợp các biện pháp được “khối phương Đông” dùng để phá hoại sự thống nhất tâm lý - tinh thần của những người ủng hộ nền dân chủ phương Tây”.

Người Mỹ đã có những nghiên cứu rất chất lượng trong lĩnh vực này - từ thời chiến tranh thế giới thứ hai: “Vào năm 1943, khái niệm “chiến tranh tâm lý” lần đầu tiên được xuất hiện trong điều lệnh M33-5 của Quân đội Mỹ”. Có thể hiểu nó như sau: “tiến hành tuyên truyền có kế hoạch mà mục tiêu chủ yếu là tác động lên quan điểm, thái độ, định hướng của quân đội và dân chúng đối phương, của dân chúng các nước đồng minh và trung lập sao cho phù hợp với những mục tiêu và nhiệm vụ quốc gia”. Và lẽ tự nhiên là việc triển khai hướng nghiên cứu khoa học này sau chiến tranh không cần quá vội vã. Thực ra hoàn toàn ngược lại: “Tại Hoa Kỳ, “chiến tranh tâm lý” chống Liên Xô, như trong các tài liệu này thể hiện, đã được triển khai ở cấp đường lối quốc gia. Năm 1948, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) đã khuyến nghị áp dụng “những nỗ lực tuyên truyền to lớn” chống Liên Xô. Có một cơ quan chuyên môn bắt đầu nghiên cứu kế hoạch tuyên truyền ở nước ngoài - đó là “Bộ máy liên lạc với cộng đồng ở nước ngoài”. Trong năm 1949, ngân sách nhà nước đã dành cho nó tới 31,2 triệu USD, trong những năm 1950 là 47,3 triệu USD. Một số tiền lớn nhất vào thời điểm bấy giờ”.

Đồng thời, Mỹ đã vạch ra những công nghệ áp dụng vào thực tiễn trong quan hệ đối với Liên Xô, còn chúng ta đã tiến hành đơn phương việc giải trừ quân bị mà ví dụ cụ thể trong lĩnh vực quân sự là đóng cửa Trường đại học Ngoại ngữ quân sự của Lực lượng vũ trang Liên Xô, nơi có khoa thứ tư về giải trừ quân bị của quân đội và dân chúng đối phương. Co dù ý muốn chủ quan, đây vẫn là khoa quan trọng theo lời nhận định của học viên khoa này Iu. I. Drozdov - người sau này trở thành thủ trưởng của cơ quan tình báo bí mật là Cục “X” của Tổng cục Tình báo quốc gia KGB Liên Xô. Hoàn toàn có thể hiểu được rằng đối với nghiên cứu của chúng ta, trong hoàn cảnh của những sự kiện sau này, việc đóng cửa trường này đã trở thành vấn đề quan trọng. Việc sau này thay đổi toàn bộ hướng hoạt động tuyên truyền theo kiểu sổ tay của Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, Tiến sĩ triết học, Thượng tướng D. Volkogonov là có ý nghĩa vô cùng lớn - trong nước đã chấm dứt hoạt động của một tập thể các chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh thông tin. Về khuynh hướng khoa học khép kín ở Liên Xô sẽ được chúng tôi đề cập trong cuốn sách khác. Dưới đây chúng ta cùng xem qua những công nghệ phá hoại của “những người bạn Mỹ”.

Chương trình hoá ngôn ngữ - thần kinh (NLP). Dường như cú đột phá thành công nhất đã diễn ra trong lĩnh vực tác động trực tiếp vào tiềm thức của đối tượng. Một con người, khi rơi vào tác động như vậy sẽ bị thôi miên ở thể nhẹ, người đó hoạt động hoàn toàn vô thức, song vẫn cứ cho mình là đang làm theo ý thức của mình.

Để buộc con người tiếp nhận một quyết định tuỳ ý, cần phải lừa dối người đó. đây chính là bài học của chuyên gia có kinh nghiệm D. Carnegi và được phương Tây từng sử dụng và hoàn thiện từ rất lâu. Nếu các cuốn sách của D. Carnegi trong cái gọi là “thế giới tự do” đã được tái bản nhiều lần, thì ở Liên Xô cuốn sách “Tìm bạn và tác động lên mọi người” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1978 chỉ với số lượng 600 bản. Cho dù kể từ khi D. Carnegi viết những cuốn sách đó, và ông ta chết vào năm 1955, khoa học đã có những bước tiến rất xa. Những công nghệ khác chống chúng ta có thể được đánh giá chính xác qua tên gọi. Một trong số đó là NLP. NLP được sử dụng rộng rãi trong ngành tình báo khi đề cập tới “Nhân tố con người”.

Bản chất của NHP là các nhà khoa học khai sáng đầu tiên (kể cả những người đã từng biện hộ cho NLP như Grinder và Bandler) đã phát hiện ra mối tượng quan trực tiếp nghiệt ngã giữa ám hiệu, điệu bộ của con người và cấu trúc ngôn ngữ của nó. Phát hiện mối quan hệ này giá trị ở chỗ nó có thể sẽ được sử dụng làm mã hiệu bí mật điều khiển hành vi của con người. Các cơ quan tình báo Mỹ là những kẻ đầu tiên sử dụng NLP. Tại Liên Xô, trong một phòng thí nghiệm của KGB cùng từng tiến hành nghiên cứu theo hướng này, song mọi kết quả của nó cho đến nay vẫn còn bí mật. Tác động có thể là trực tiếp - trong giao tiếp thông thường của con người, cũng có thể gián tiếp - thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các quan niệm của mình, gián tiếp gắn tư duy vào tiềm thức. Con người, khi nằm trong một trường thông tin như vậy có thể sẽ sống trong thế giới ảo và tiếp nhận hiện thực một cách sai lệch. Dù thế nào, tác động đối với đối tượng vẫn diễn ra dưới hình thức không công khai - con người sẽ không nhận thức được rằng họ đang bị lừa dối.

Một trong những phương thức được sử dụng rộng rãi được gọi là đánh tráo những khái niệm: “Vào giữa thế kỷ XX trong các câu hỏi tác động lên đối phương đã có sự thay đổi về chất lượng. Người ta đã soạn thảo ra được chiến lược của chiến tranh thông tin - tâm lý dùng trong tương lai lâu dài và các hành động đã được xác định thành những kịch bản có sẵn. Chiến lược đó được dựa trên một phát minh khoa học của các nhân viên nghiên cứu CIA do Allen Dalles lãnh đạo (1893 - 1966). Bản chất của phát minh này là vận dụng những quy luật khách quan của các quá trình xã hội, gắn chặt với các quá trình đó, nhào nặn chúng để đạt được những mục tiêu của mình. Để biến đổi diễn tiến của các quá trình xã hội trong khi vẫn duy trì được hưởng tổng thể chung của chúng chỉ cần đầu tư những nỗ lực và chi phí tài chính rất nhỏ. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng con đường cải biến nhất định và thay đổi khái niệm bị biến thành cuộc đấu tranh nhằm ly gián các quốc gia đối thủ của Mỹ. Quá trình dường như vẫn được bảo lưu, song đã bị biến thành công cụ phá hoại các cường quốc lớn. Cuộc đấu tranh vì dân chủ (chính quyền thuộc về nhân dân) ở Nga vào những năm 1990 đã bị biến thành việc thiết lập chế độ cực quyền, khi tổng thống của đất nước có những quyền lực của một kẻ chuyên quyền”. Trong thực tế, các phương pháp đánh tráo những khái niệm tự thân rất độc đáo và rất có chất lượng: theo “lo gic” của chúng, vào tháng 12 năm 1991 đã không đánh bại Liên Xô, mà nghiệt ngã hơn - tạo ra Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Nguồn gốc của tất cả công nghệ thông tin - tâm lý là hàng loạt dự án, một trong những dự án nổi tiếng nhất có tên gọi là Dự án Harward. “Một trong số những dự án chuyên ngành bí mật nhất mang tên “Harward”. Giáo sư X. P. Novikov của Trường đại học tổng hợp Stratford đã mô tả nó khá cụ thể:

“Về Dự án Harward này, người ta biết rằng trong đó là một nghiên cứu tâm lý rất rộng về lớp kiều dân mới từ Liên Xô thường được gọi là homo xovietikus mà các nhà Xô Viết học Mỹ đã cùng họ nghiên cứu. Chi phí cho dự án đã lên tới hàng triệu USD và đã được soạn thảo chủ yếu tại Munich (Đức) vào những năm 1949 - 1951. Trong quá trình nghiên cứu dự án này đã có hàng trăm dân tỵ nạn Xô Viết phải trải nghiệm qua những lần nghiên cứu tâm lý đặc biệt, thậm chí là những buổi phỏng vấn tế nhị về đề tài tình dục và từng lời của họ được ghi âm. Cũng có những văn bản được các nhà phân tích tâm lý phân thành các khối tâm lý khác nhau. Một trong những khối tâm lý đó có “khối tâm lý Lênin”.

Trong Dự án Harward có trình bày các kế hoạch khoa học và nội dung đào tạo cán bộ thích hợp cho một cuộc chiến tranh tâm lý đang triển khai thời đó giữa phương Tây và phương Đông.

Vào thời kỳ đầu, đó là chương trình tối thiểu của Dự án Harward nhằm phi ý thức hệ. Trong thực tế, chẳng có gì là phi ý thức hệ, mà những gì diễn ra đằng sau khẩu hiệu đó là “thay đổi một hệ tư tưởng bằng một hệ tư tưởng khác”.

Đối tượng của sự xâm lăng tâm lý không chỉ là những người dân “thường”, mà cả những đại diện của giới thượng lưu cầm quyền: “Có những cơ sở để cho rằng “sự biến” tháng tám đã diễn ra theo kịch bản soạn sẵn của NLP và chính những kẻ sáng tạo ra nó đã phải chịu những tác động tâm lý”. Chúng ta còn nhớ bản chất của mọi công nghệ cho cuộc chiến tranh này là ngay chính đối tượng cũng không thể đoán ra rằng nó không phải là cá thể tự trị, được độc lập quyết định, mà chỉ là một đối tượng của điều khiển. Bởi vậy, đã qua nửa năm kể từ sau “sự biến” chúng ta mới có thể đọc được những lời thú nhận chân thành: “Về điều này người ta đã viết rất nhiều, chỉ đáng tiếc là do không biết sự thật nên người ta đã đưa ra những giả thuyết của mình về những bí ẩn có thể. Trong đó có giả thuyết về một âm mưu có tổ chức nhằm đánh bại Liên Xô và ĐCS Liên Xô như một âm mưu được hoạch định ở phương Tây và có sự tham gia của CIA cùng như các điệp viên khác của nó. Tất cả những giả thuyết đó là sai lầm trầm trọng nhất”.

Bằng cách này, mục tiêu chủ yếu của chiến tranh thông tin - tâm lý là đưa các đối tượng tác động đến mức độ nguy hiểm mà họ không có khả năng mô tả lại hoàn cảnh bằng những thuật ngữ có hệ thống và không thể phát hiện ra độc chất đã thành công.
“... Các nhà Xô Viết học đã đạt được điều gì.

Bằng cách gây mất ổn định trong nhận thức và hấp dẫ mọi người bằng một vở kịch chính trị lớn họ đã thực hiện được “giáo dục đám đông” đối với dân chúng Liên Xô - tạm thời biến các nhân cách và những tập thể có tổ chức thành một đám đông lớn hay nhiều đám đông có quy mô quốc gia. Trong tình trạng đó mọi người đã để mất đi thái độ trách nhiệm vốn có của cá nhân đối với những thay đổi cơ cấu cuộc sống đang căng lên bởi sự bất định và nguy cơ to lớn. Không tranh luận, không nghi ngờ, không tính trước lợi hay hại, phần lớn dân chúng đã thuận theo cuộc cách mạng mà không thấy bất cứ sự cần thiết nào trong đó - đồng tình với một cuộc cách mạng trong một xã hội đang ổn định. Điều này không phù hợp với tư duy lành mạnh.

Những con người bình thường không bị cuốn vào đám đông đã có tư duy bảo thủ tỉnh táo được đúc rút từ kinh nghiệm lịch sử và từ khả năng nhìn thấy trước những hậu quả không mong đợi của những thay đổi. Những phẩm chất đó nằm sâu trong tiềm thức và được vận hành tự động ở mức độ linh cảm. Sự kiểm soát tiềm thức đó ở Liên Xô đã bị loại bỏ ra khỏi nhận thức xã hội trong quá trình của cải tổ.

Trong giai đoạn cải tổ, nhận thức của những người dân Xô Viết đã phải tiếp nhận rất nhiều hình tượng đẹp đẽ nhưng mơ hồ - dân chủ, xã hội công dân, quốc gia lập pháp, và v.v... Không một nhà chính khách nào từng nguyện dâng hiến lòng trung thành của mình cho những điều ngu xuẩn ấy hiểu rõ bản chất của khái niệm.. Tiếp nhận ngôn ngữ của kẻ thù - điều đó có nghĩa là vô tình trở thành tù binh của nó. Thậm chí nếu anh hiểu ngôn ngữ khác với cách hiểu của người cùng trò chuyện là anh đã không hiểu được ý nghĩa ẩn trong đó thường rất đa nghĩa và có thể có cả điều bí mật. Đó thật sự là đã thua cuộc trong mọi cuộc tranh luận.

Tình thế của người Xô Viết trở nên nặng nề - khi chuyển sang ngôn ngữ của những khái niệm không xác định, con người đó đã đánh mất khả năng giao tiếp và đối thoại với “người của mình” và thậm chí với chính mình. Lô gic bị phá vỡ, thậm chí con người đó bắt đầu thiếu khả năng hình thành và suy xét đến tận cùng một vấn đề tương đối đơn giản. Tư duy của số đông và của những nhà chính khách đại diện cho quyền lợi của họ trở nên mơ hồ, làm cho con người ấy không thể liên hệ được đầu với cuối, không thể đưa ra được kế hoạch kháng cự, hay dự án thoát khỏi khủng hoảng. Thậm chí con người đó không thể trình bày một cách mạch lạc điều mình muốn”.

Mà tất cả vấn đề là ở chỗ chính “trong hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài vẫn được coi là hiệu quả như trước, thông qua các điệp vụ, sự tác động bí mật lên đường lối chính trị, lên quá trình soạn thảo và thông qua quyết định. Khác với những phương thức thông dụng (mua chuộc, do thám, đe dọa), khi đối tượng tác động giác ngộ được rằng họ đang hành động gây tổn thất cho quốc gia mình và vì lợi ích của bên đối địch, thời gian gần đây kẻ thù thường hay sử dụng mánh khóe điều khiển - một loại hình an toàn trong các chiến dịch bí mật. Trong tác động có điều khiển đối với con người, thông qua ý chí của đối tượng, chúng đặt ra những khuôn khổ kiểm soát chặt chẽ hành vi và phương thức hoạt động để đối tượng tin rằng họ đang độc lập quyết định mọi vấn đề mà không chịu bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài”. “Trong trường hợp chiến tranh thông tin, mọi việc không hẳn như vậy. Ở đây, đôi lúc chính nạn nhân cũng không biết và thậm chí không bao giờ biết mình là nạn nhân. Điều này giải thích sự khác biệt về mặt nguyên tắc của lĩnh vực sử dụng vũ khí thông tin. Vũ khí thông thường được sử dụng nhằm vào sinh lực và kỹ thuật, còn vũ khí thông tin chủ yếu nhằm vào hệ thống điều khiển”.

Khi tập trung chú ý vào đại diện nào đó của giới thượng lưu, bằng những công nghệ mới nhất có thể tìm hiểu được rất nhiều điều về con người đó - thậm chí hiểu nhiều hơn chính đối tượng tự hiểu về mình, có nghĩa là các phòng thí nghiệm của cơ quan tình báo đã nghiên cứu “... những vấn đề chân dung tâm lý của kẻ phản bội. Những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiểu hiểu biết về Tổ quốc, không có nguồn gốc xã hội, văn hóa, tình cảm với đất nước nơi họ được sinh ra và lớn lên. Sau khi phát hiện ra nhân vật đó, thì khi gặp môi trường thuận lợi, có thể là trong tương lai, vạch cho kẻ đó một con đường từ một con tốt biến thành hoàng hậu. Chúng ta sẽ nói về điều này ở phần sau.
chuongxedap:

Chiến tranh tổ chức

Trong phần trước chúng ta đã nói tới việc áp dụng một hệ thống vào một hệ thống khác. Bây giờ chúng ta sẽ nói về việc áp dụng của kẻ thù vào lĩnh vực điều hành. Khởi đầu của một chiến dịch gồm nhiều bước này là những nghiên cứu có tính ứng dụng cao của phương Tây về giới lãnh đạo cao cấp ở Matxcơva:

“1- Phương Tây đã xây dựng nên cả một ngành khoa học để nghiên cứu những đặc điểm cá nhân và những khả năng tiềm ẩn của “những thành tố chủ chốt” ở Liên Xô - đó là Kremli học.

2- Các nhà nghiên cứu Kremli học đã nghiên cứu bộ máy BCHTW ĐCS Liên Xô một cách kỹ lưỡng nhất. Họ không chỉ đã nghiên cứu mà còn đã tác được lên các nhà lãnh đạo đảng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ trợ lý và cố vấn, thông qua các nhà ngoại giao, nhà báo, nhân viên tình báo KGB. Có thể công nhận một sự thật rằng phương Tây trong những năm tám mươi đã bắt đầu tăng cường mọi nỗ lực điều khiển ban lãnh đạo cao nhất.

3- Các nhà nghiên cứu Kremli học đã nghiên cứu tình hình dưới thời Breznev. Andropov và Chernenko đã ốm yếu không thể gượng dậy nổi. Vậy thì vai trò chính sẽ dành cho một trong hai người - Romanov hoặc là Gorbachov. Sau khi đã nghiên cứu tỷ mỷ những phẩm chất của hai người này, các cơ quan nghiên cứu của phương Tây đã quyết định loại bỏ Romanov và dobnj đường cho Gorbachov.

4- Họ đã sáng tạo và tung ra những lời vu khống đối với Romanov trên các phương tiện thông tin đại chúng (rằng hình như ông ta đã ra lệnh đem những món đồ đắt giá trong Cung điện Mùa Đông tặng cho đám cuới của con gái mình), và mọi lời miệt thị khác dành cho ông ta. Những kẻ sáng chế ra lời vu không tin rằng “các chiến hữu” của Romanov sẽ không bảo vệ được ông ta. Chuyện đó đã xảy ra. Thậm chí Andropov, người đã từng coi Romanov là bạn, cũng không sử dụng một biện pháp nào để bác bỏ sự vu khống. Có lẽ là không đáng phải phản ứng với trò vặt như vậy. Song điều đó không hề là vặt vãnh. Nó chính là sự khởi đầu của một chiến dịch có quy mô to lớn với những hậu quả khôn lường.

5- Chúng ta lấy chính việc bầu tổng bí thư làm thí dụ! Thì đó rõ là một phần chiến dịch của các cơ quan tình báo Mỹ, thậm chí rất nhiều người phương Tây hiểu rõ. Tất cả đã được sắp xếp một cách có ý đồ để lựa chọn ra 8 người. Theo lời đề nghị của ai đó, họ đã làm chậm chuyến bay từ Mỹ trở về của ủy viên Bộ Chính trị Xerbitxk - người biểu quyết loại bỏ Gorbachov. Họ không thông báo về việc bầu cử cho một ủy viên Bộ Chính trị khác đang đi nghỉ dưỡng. Người đó chính là Romanov - người sẽ mãi mãi chống lại Gorbachov. Nếu thêm hai phiếu này, Gorbachov đã không thể trở thành tổng bí thư - ông ta đã đạt do hơn đúng một lá phiếu!”.

Nếu như mọi người đã nghe được, dẫu không phải là tất cả thì cũng là phần lớn, về ngành Kremli học như một lĩnh vực nghiên cứu chính trị của Mỹ, còn việc sử dụng vũ khí tổ chức - thông tin đối với nền văn học của chúng ta vẫn là đề tài cực mới. “Dấu hiệu đầu tiên” là bài báo mang tiêu đề “Liệu có tồn tại loại “vũ khí có tổ chức”?”. Cho dù tính chất mới là của đề tài, đối với quảng đại quần chúng đó vẫn chỉ là điều thường nhật: chẳng lẽ các phương pháp “bí mật” của cơ quan tình báo mà báo chí “tự do” Nga thương phanh phui là còn quá ít hay sao. Song, với ban lãnh đạo, lại là ở cấp liên bang, trước những sự kiện mang bản chất đảo lộn to lớn như thế lại dường nằm ngoài dòng chảy thông tin này. Đây chính là điều hoàn toàn không bình thường và đã trở thành thảm kịch.

Một bộ phận lãnh đạo đảng, mà thực ra là toàn bộ ban lãnh đạo Liên Xô, đã không hình dung nổi rằng mình đã bị sai khiến và bị điều khiển, để rồi sau đó họ vẫn khẳng định với một lương tâm trong sạch rằng mình đã hành động hoàn toàn độc lập. “Cải tổ” còn có một đặc tính mà không ai để ý. Đó là sự gia tăng tốc độ thông qua các quyết định đến mức kinh hoàng. Các cơ chế chuẩn mực của chúng ta không cho phép làm điều đó. Nghĩa là, tốc độ của những thay đổi đã đến mức buộc hệ thống trở nên phi tập trung.”

Phương thức nguy hiểm nhất trong tổ chức - đó là các điệp viên và kẻ thù giấu mặt, hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập được vào cơ cấu quyền lực. Cho dù đây là phương thức tương đối khó, song phần thưởng trong trường hợp thành công sẽ là một chiến thắng trọn vẹn. Điều khó khăn ở đây không thuộc về phương pháp, mà tùy thuộc ở tính cách cá nhân đối tượng. Những kẻ dễ thay đổi (cơ hội) luôn cần được dè chừng, bởi chúng có khả năng hành động bẩn thỉu, ti tiện nhất. Cho đến nay chúng ta chưa biết các nhà phân tích phương Tây đã sử dụng phương pháp (hay một loạt các phương pháp) nào để “lôi” M. X. Gorbachov lên ngai. Chúng ta chỉ nhận thấy được rằng không có các cơ quan mật vụ nước ngoài thì điều này đã không xảy ra: “Cho đến khi thâm nhập được vào chuyện bếp núc chính trị, tôi đã nhận thấy những sự thật mới, tôi ngày càng hiểu rõ trò chơi bí mật lớn đằng sau những vị trí quyền uy trong ban lãnh đạo đất nước chúng ta và trước hết là vì chiếc ghế tổng bí thư. Vào giữa những năm 1980 có nhiều thế lực khác nhau đã hdf để cố giành lấy những vị trí then chốt. Và trong cuộc đấu tranh đó không có một nguyên tắc nào hết. Kể cả việc không chỉ có cơ quan mật vụ trong nước hoạt động trong việc sắp xếp các nhân vật then chốt trong Olimpia, trong việc loại bỏ những ứng cử viên có khả năng.

Các trung tâm khoa học, các cơ quan tình báo và những cơ quan khác của NATO đã phân tích cả việc phân bố lực lượng trong Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô. Họ đã chăm chú theo dõi tình hình ở Nga thay đổi ra sao khi thay tổng bí thư để rồi đi tới kết luận rằng thủ lĩnh đất nước chắc chắn trong tương lai là Gorbachov. Margaret Thatcher đã bắt thân với ông ta vào năm 1984 tại lễ tang Andropov. Phía Anh đã yêu cầu để Mikhain Gorbachov dẫn đầu đoàn đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô được mời sang thăm London. Cuộc trò chuyện giữa ông ta với Thủ tướng Anh đã diễn ra “mắt trong mắt”. Cùng tham gia chỉ có Iakovlev.

Những báo cáo của ông ta gửi Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô đã có cái gì đó không rõ ràng. Ông ta không thể viết thẳng ra những gì “bà đầm thép” đã nói, đã khuyên mình. Bên cạnh đó, mối quan hệ bất bình thường giữa Thatcher và Gorbachov đã trở nên bền chặt. Bà ta tuyên bố: “Có thể làm việc với con người này”. Mikhain Xergeievich Gorbachov được họ gọi là “ngôi sao mới” và họ bắt tay vào thiết lập địa vị chính trị cho ông ta. “Chúng tôi đã làm cho Gorbachov thành tổng bí thư”, - đã có một lần Thatcher nhận xét như vậy. Và điều đó đúng là một sự thật”.

Nếu mục tiêu trong một cuộc chiến tranh thông thường - đó hoặc là người chiến binh của phía đối phương, hoặc là một đơn vị kỹ thuật chiến đấu, thì trong một cuộc chiến tranh tổ chức - đó là chiếc ghế cao dành cho “người của mình” hoặc là những khả năng nào đó rộng mở ra trước mặt. “Những nhân vật then chốt trong ban lãnh đạo Liên Xô, nhiều người trong số họ trước đây đã từng được học hành ở các trường của nước ngoài (...) được bố trí vào những vị trí đã dành sẵn cho họ trong hệ thống điều hành, chỉ bởi những tác động thông tin có định hướng không nhắm được vào các mục tiêu khác”.

Người ta mới chỉ biết được cụ thể và chắc chắn về một chiến dịch nhiều bước của cơ quan tình báo Anh: “Việc cất nhắc (...) đã diễn ra không thể thiếu được sự trợ giúp ngấm ngầm của những người Anh, những người đã cấp visa (giấy thông hành) cho cán bộ của ta sang thăm London... Gordievxki mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh và hoàn toàn chưa biết gì về nước Anh, song anh ta vẫn “thử kiếm visa” mà không cần biết kết quả. Chính Gordievxki kể với tôi (đó là lần duy nhất anh ta cho tôi thấy rõ tính chất láu cá và cách sống hai mặt của mình) rằng anh ta hoàn toàn không ngờ lại có kết quả - anh ta được cấp visa!

Bản thân tôi và các đồng nghiệp của mình đã giải thích điều đó rằng anh ta không biết tiếng Anh và cũng chẳng tiếp xúc với người Anh hay người Mỹ nào ở Đan Mạch. Ngoài ra, chúng tôi cũng không nghĩ Gordievxki là người được tuyển mộ hay một cán bộ của chiến dịch có thể “viết tin”, đặc biệt là sử dụng báo chí. Trong cơ quan, chúng tôi giải thích việc anh ta có được visa là vì người Anh không thể lúc nào cũng từ chối cấp visa, rõ ràng là họ cho rằng Gordievxki rất kém tiếng Anh nên sẽ không gây tác hại gì cho họ... Vào thời gian này, chúng tôi luôn phong tỏa việc cấp visa cho các nhà ngoại giao Anh có ý định đến Matxcơva...

Chúng tôi nhận thấy rằng tình báo Anh đã bảo đảm cho Gordievxki được tiếp xúc với một phổ rộng thông tin mật, họ đã bắt đầu thận trọng trải thảm cho con đường thăng tiến của anh ta, họ đuổi dần các thủ trưởng của anh ta về nước, để cuối cùng Matxcơva rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là tiếp tục cuộc chiến visa với người Anh và bỏ trống các vị trí cán bộ tại văn phòng ở Anh; hoặc buộc phải chấp nhận để Gordievxki vào vị trí đó. Rút cuộc, anh ta đã được đẩy lên cao”. Đây là trường hợp cho dù là duy nhất (Có thể dẫn thêm ra đây một trường hợp tương tự về sự thăng tiến của tướng D. Poliakov ở Tổng cục Tình báo), song rất có ý nghĩa.

Trong vấn đề này, cần phải nhớ rằng các nhà phân tích phương Tây không chỉ không quên về sự tồn tại quyền lực đen trong các cơ cấu, mà ngược lại, khi nhận thấy sự tồn tại của nó họ lập tức bắt tay vào nghiên cứu ngay thành tố đó. “ở Liên Xô, việc thiếu năng lực hành vi của các tổng bí thư L. Breznev và K. Chernenko - về hình thức là những người có quyền lực to lớn - trên thực tế không được phản ảnh trong những công việc thường nhật. Điều hành thực sự lại là một cơ cấu mạng lưới vô hình với một thành phần rất hạn chế. Toàn bộ mối quan hệ và sự tùy thuộc lẫn nhau của nó hoàn toàn nằm trong bóng tối. Mỹ, để giành được chiến thắng đối với Liên Xô, đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực nhằm nghiên cứu và phá bỏ tổ chức hệ thống điều hành mạng lưới cao nhất của nó. Những hoạt động của tổ chức các nhà Kremli học do Allen Dalles lập ra đã sử dụng rất nhiều câu chuyện tiếu lâm. Tuy nhiên, những sự kiện, dẫu nhỏ nhặt, được họ tập hợp và phân tích một cách có hệ thống đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh về những việc đang diễn ra ở tânông dân lớp trên, vai trò của từng nhân vật tham gia cơ cấu điều hành, đồng thời mở ra những khả năng tác động vào môi trường đó. Vào thời gian đó, chính quyền cao nhất ở Liên Xô đã bộc lộ tính chất yếu kém”.

Tuy nhiên, chiến dịch đông đảo nhất trên “mặt trận” của cuộc chiến tranh này là cuộc “bầu cử thực sự độc lập” năm 1988 - 1990 với kết quả: đã có một số lượng đáng kể “các nhà dân chủ” tham gia vào chính quyền trong khuôn khổ hợp pháp, để từ đây họ có thể can thiệp từng phần vào cơ cấu thừa hành.

Sự hiện diện và sử dụng các phương thức tương tự nhằm đưa những thành tố thù địch vào phạm vi điều hành cơ cấu quốc gia, sự xuyên tạc những quá trình điều hành trong từng giai đoạn đã nói lên rằng việc tách an ninh điều hành - một lĩnh vực mới về mặt nguyên tắc ra khỏi an ninh thông tin chung - đã trở nên cực kỳ cần thiết.
chuongxedap:

Chiến tranh tài chính - kinh tế

Cho dù công nghệ tài chính - kinh tế nhằm gây thiệt hại cho kẻ thù đã được sử dụng từ rất lâu, song chính thuật ngữ này đối với đông đảo bạn đọc dường như vẫn mới. Mục tiêu của cuộc chiến tranh có quy mô lớn này từ phía Mỹ chống Liên Xô, các nước Đông Âu và chống lại mọi đối thủ cạnh tranh khác chỉ là một - khai thác càng được nhiều tài nguyên càng tốt, làm mất khả năng linh hoạt của Liên Xô trong việc điều hành các nguồn tài chính và vật chất, không cho phép Liên Xô tiếp cận với cuộc cách mạng thông tin và khoa học - kỹ thuật; thu hút được lợi nhuận tối đa nhờ “chiến tranh”.

Đề tài mới này cần có một định nghĩa: “Chiến tranh tài chính - đó là bộ phận cấu thành của chiến tranh kinh tế. Về phần mình, chiến tranh kinh tế là thành tố của cái gọi là chiến lược gây căng thẳng. Các cuộc chiến tài chính có thể được tiến hành bằng bất kỳ lực lượng nào có đủ tiềm lực tài chính, có cơ cấu và mối quan hệ phù hợp. Ngày nay, như thực tiễn chỉ ra, không chỉ có những quốc gia đang cạnh tranh với chúng ta mới sử dụng tổ hợp những phương tiện này. Hơn nữa, bản thân các quốc gia đều có thể trở thành nạn nhân của các nhóm tài chính hùng mạnh có những lợi ích clann của nó. Không loại trừ việc những lợi ích nhóm có thể không trùng hợp với những lợi ích của chính đất nước “thân yêu” của minh. Chỉ những người được giáo dục tinh thần mác xít ngây thơ mới có thể tin vào việc không thể có những cuộc chiến tranh không tuyên bố diễn ra giữa quốc gia và nhóm tài phiệt “nào đó”. Chính đồng bào ta cũng khó tin vào một sự thật: có kẻ nào đó trong nước đang tính kế chống lại quốc gia. Con ngáo ộp quốc gia độc quyền của chúng ta đã ngăn trở mọi người hiểu ra bản chất phân bố lực lượng trong thế giới hiện đại”.

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn,hàng loạt những biện pháp chiến dịch đã được tiến hành nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô.

Giảm giá dầu mỏ. Vào tháng 4 năm 1981, Giám đốc CIA là W. Casy đã tới thăm Arập Xeud để gặp đồng sự của mình là Sếp an ninh Tiurki al Fasal của Arập Xeud và nhà vua al Saud. Ông ta, sau khi thông báo nguy cơ chiếm doạt sự giàu có của Arập Xeud từ phía các nước láng giềng thân Liên Xô, đã đàm phán về “mối quan hệ” giữa Arập Xeud với Mỹ đối với những vấn đề của Liên Xô. Cần thấy rằng tình hình của Arập Xeud lúc đó đang thực sự bất ổn. Đất nước này đang bị các nước có khuynh hướng thân Liên Xô vây quanh. Những nước này đều có những cố vấn quân sự Liên Xô trong lực lượng vũ trang của họ: ở Bắc Iemen là 500 người; ở Xiry - 2500; ở Etiopia - 1000; ở Irắc - 1000. Sự tách biệt địa chính trị vì thế đã trở thành yếu điểm trong triển khai hoạt động đối ngoại chính trị của Arập Xeud.

Arập Xeud sẵn sàng chìa tay ra với bất kỳ đồng minh nào - những sự kiện sau đó ở Vịnh Perxich đã khẳng định cơ sở của quan điểm này. Arập Xeud là nước chủ yếu cung cấp dầu mỏ cho thị trường thế giới, vào thời điểm đó nó chiếm 40% tổng sản lượng của OPEC. Trên thực tế, nó là nước định đoạt giá dầu mỏ, do phần lớn các nước OPEC trao quyền cho nó nhằm buộc Arập Xeud giảm sản lượng xuất khẩu và nâng giá từ 32 USD/thùng lên 36 USD. Liên Xô và “những bạn bè của mình” đã có được một nguồn ngân sách chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Cứ mỗi lần nâng giá thêm 1 USD/thùng thì trong ngân khố quốc gia Liên Xô có thêm 1 tỷ USD. Mỹ không bao giờ bỏ qua chuyện này.

Đến nay, theo các đánh giá của các nhà phân tích Mỹ về vấn đề này được giải mật và được dẫn ra: “Liên Xô, nếu họ muốn tăng hay giữ ở mức độ hiện nay việc sản xuất các loại nguyên liệu thô, cần phải đầu tư vốn và công nghệ từ phương Tây. Để khắc phục sự thiếu hụt hiện nay, cũng như trong việc phát triển tiến bộ công nghệ thì nhập khẩu đều đóng một vai trò quan trọng. Liên Xô có rất nhiều nguồn nguyên liệu năng lượng có thể xuất khẩu. Nhưng giá khai thác chúng tăng lên, nền kinh tế Liên Xô kém thích ứng với việc nâng cao khả năng sản xuất và tiến bộ công nghệ. Sản xuất dầu mỏ đang tăng lên, song rất chậm. Thậm chí mức tăng trưởng trong những năm gần đây không cao. Sử dụng công nghệ của phương Tây là yếu tố cơ bản để duy trì lĩnh vực có khả năng đem lại thu nhập ngoại hối cho nền kinh tế.

Liên Xô sẽ buộc phải nhập khẩu thiết bị của phương Tây trong khai thác dầu mỏ và khí đốt để duy trì việc khai thác tại những mỏ có tiềm năng lớn... Chỉ có phương Tây sản xuất được thiết bị lắp đặt đường ống kích thức lớn. Theo đánh giá của chúng tôi, tại các công trình lắp đặt đường ống dẫn khi đốt, đến cuối những năm 1980, Liên Xô sẽ cần ít nhất 15 - 20 triệu tấn ống nhập khẩu. Họ cùng cần tới thiết bị hiện đại để khai thác - đó là máy nén khí và turbin công suất lớn.

Tuy nhiên, đối với Liên Xô hiện nay, khả năng trích ra một khoản ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu thiết bị của phương Tây là rất khó khăn, mà trong tương lai có thể còn khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do việc sản xuất dầu mỏ bị ngừng trệ và có khả năng giảm sút. Theo những dự đoán của chúng tôi, việc có được một nguồn ngoại tệ tăng lên nhờ tăng khí đốt chỉ đáp ứng được một phần sự suy giảm từ xuất khẩu dầu mỏ. Về cơ bản, do sụt giá nhiên liệu nên các thỏa thuận giữa Liên Xô và phương Tây trong những năm 1980 ít có lợi hơn so với những năm 1970, khi diễn biến giá cả của dầu mỏ và vàng cho phép Liên Xô có được lợi nhuận to lớn. Các nước OPEC sẽ có ít khả năng để trả ngoại tệ cho vũ khí của Liên Xô“.

Về điều này, các nhà nghiên cứu của chúng ta cũng nói: “nhiên liệu và nguyên liệu luôn có mặt trong xuất khẩu của Liên Xô, nhưng “sự bùng nổ dầu mỏ” của thập kỷ 1970 đã đẩy hướng xuất khẩu tài nguyên của chúng ta đến chân tường. Nếu trong những năm 1960, xuất khẩu dầu nguyên liệu của Liên Xô là 17,8 triệu tấn, thì những năm 1980 đã đạt 119 triệu tấn. Thật đáng xấu hổ, nhưng vào đầu những năm 1980, nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm bán thành khí chiếm hơn 4/5 toàn bộ hàng hóa xuất khẩu - cao hơn tất cả các nước khác. Khi không nhận ra việc tăng cường xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên là “quả mìn nổ chậm” trong xã hội mình, chúng ta vẫn hồn nhiên viết hàng loạt sách vạch trần cơ chế bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc “thế giới thứ ba”, tính chất nguy hiểm của khuynh hướng xuất khẩu nguyên liệu đối với những nước đó”.

Những sự kiện gần đây liên quan tới sự đột biến giá dầu rõ ràng bất lợi cho Nga đã cho thấy rằng Mỹ đã giành được thắng lợi trong vấn đề này khi áp đặt được quyền kiểm soát của mình đối với giá dầu mỏ.

Vấn đề lương thực. Một phương pháp nhân tạo khác trong chiến tranh kinh tế là việc Liên Xô mua ngũ cốc của nước ngoài, một phần trong đó không có người nhận và để hư hỏng. Vì sao ngũ cốc trong nước thường xuyên hàng năm “không đủ” theo tính toán của các nhà phân tích rất giỏi giang. “Việc tìm kiếm nguồn vốn để mua ngũ cốc ở Mỹ, Canada, Ôtxtralia vẫn diễn ra như trước đây. Trong cả nước đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ: nước Nga đang ăn thịt những người thực sự cần lúa mỳ. Tuy nhiên sự việc vẫn được tiếp tục: đắt gấp ba lần vẫn mua. Theo truyền thống đã hình thành, vì những chiến dịch như vậy mà cán bộ của các tổ chức thương mại nhận đẫy những phần thưởng cao quý, kể cả việc được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa...

Nhưng khi đó người ta không tiếc tiền, các phần thưởng nhận được đã buộc mọi người im tiếng về những trường hợp những lô hàng ngũ cốc đắt tiền bị hư hỏng. Các cơ quan hữu trách thường xuyên báo cáo cho lãnh đạo: song nói thì sợ, im lặng lại có lợi, không thì có khi phải ngồi vào ghế bị cáo. Còn những kẻ phạm tội thì bình an vô sự (nguyên văn - vẫn khô ráo khi ra khỏi nước).

Mùa xuân năm 1982. Các báo cáo cho thấy ngũ cốc trong nước lại thiếu.

N. X. Leonov (trung tướng, Cục trưởng Cục Phân tích KGB Liên Xô, về hưu năm 1991): “(...) trong năm 1984, chúng ta đã phải mua ngũ cốc của nước ngoài với số lượng kỷ lục - 54 triệu tấn. Một kỷ lục tuyệt vời! Còn kế hoạch mua trong năm 1985 là 40 triệu tấn”. Vấn đề đặc biệt là không chỉ nhà nước mất đi trong túi mình một lượng ngoại tệ lớn, mà đó còn là sự phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây trong lĩnh vực an ninh lương thực, thậm chí tới mức cực kỳ nguy hiểm. Đó chính là thời kỳ mà theo lời Iu. V. Andropov nói tại Hội nghị toàn thể (tháng 6 - 1983) của BCHTW ĐCS Liên Xô - “Một đất nước có gần một nửa diện tích đất mầu mỡ của thế giới lại đi nhập khẩu hàng chục triệu tấn ngũ cốc - một sự bất hạnh và nhục nhã vĩ đại nhất”.
chuongxedap:

Bán vàng. Nguyên liệu giá trị nhất đã bị các quan chức Liên Xô bán tống bán táng đi là vàng và các tài sản khác. Nếu như trước năm 1980 đã có tới 90 tấn vàng bị bán đi, thì từ tháng 1 đến cuối tháng 11 năm 1981 đã bán tới 240 tấn, sau đó việc bán vàng còn đẩy mạnh hơn. giá vàng đã sụt xuống tương ứng, cho dù Liên Xô đã áp dụng các biện pháp để tiến hành việc bán vàng có lợi nhất: “Trong những những năm hoàng hôn của trì trệ ngành tình báo còn phải gánh chịu một bất hạnh nữa. “Cấp trên” bắt đầu giao cho tình báo những nhiệm vụ không đúng nghiệp vụ công tác. Nó bị người ta biến thành “kẻ lấp chỗ trống”. Phạm vi hoạt động của nó được mở rộng đến mức nguy hiểm. Ví dụ, một lần chúng tôi nhận được nhiệm vụ soạn dự báo biến động giá trên thị trường vàng thế giới. Nhiệm vụ rất tế nhị, để hoàn thành nó chúng tôi buộc phải sử dụng một số lượng cán bộ nhất định. Người ta cũng báo trước rằng phải hoàn thành nhiệm vụ trước khi Liên Xô xuất một lô lớn vàng ra thị trường vàng thế giới. Chỉ một lỗi trong dự báo cũng có nghĩa là bị mất hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD. Trong khi tôi giao nhiệm vụ, thì đã có người nói với vẻ không thoải mái: “Thế chúng ta không có ngân hàng nhà nước sao? Còn Bộ Ngoại thương họ làm gì? Các ông trùm ngân hàng Xô Viết đâu cả rồi, những kẻ vẫn thường xuyên làm việc ở nước ngoài và chuyên ra lệnh cho các ngân hàng Xô Viết ấy?”. Tôi không thể trả lời được câu hỏi này, nên đành giải thích rằng chúng ta được cấp trên tín nhiệm thực hiện công việc này hơn cả những chuyên gia khác... vấn đề lớn lúc này là làm sao hoàn thành nhiệm vụ được giao, bởi dân tình báo chưa từng làm việc như thế này bao giờ nên không hề có khái niệm về quy trình công nghệ ra sao, hơn nữa thời hạn đặt ra rất gấp - chỉ một tuần.

Bắt tay vào công việc. Một số được giao nhiệm vụ vẽ biểu đồ biến động giá vàng trong 3 năm gần đây; nhóm khác thì nghiên cứu tình hình dự trữ thứ kim loại này trên thế giới, diễn biến của việc xây dựng các mỏ khai thác mới và trữ lượng; nhóm thứ ba đánh giá công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác và ảnh hưởng của chúng tới giá vàng; nhóm thứ tư thì nghiên cứu phong trào đình công, bãi công tại các khu mỏ; nhóm năm - nhu cầu công nghiệp và thương mại đối với vàng. Chúng tôi lẳng lặng tìm hiểu ở các chuyên gia, những người có liên quan đến vàng. Đến cuối tuần, chúng tôi tụ tập nhau cùng thảo luận và đưa ra kết luận rằng giá vàng trong vòng 3 - 4 tuần tới sẽ giữ ở mức ổn định. Báo cáo đã được gửi cho Chủ tịch KGB, tuy nhiên chúng tôi cũng vẫn căng thẳng thần kinh theo dõi biến động và đột biến giá cả của thứ vàng đáng ghét đó trên thị trường giao dịch.

Chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ kiểu đó, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao với tư duy lành mạnh và có cơ sở khoa học. Thật may được chúa trời thương xót, giá vàng trong thời gian đó ngày càng tăng cao, chúng tôi như những đứa trẻ vui mừng vì đã đoán đúng, song trong thâm tâm vẫn lo lắng về việc quốc gia giao cho chúng tôi những nhiệm vụ không thích hợp.

Nếu trong vấn đề dầu mỏ, cạnh tranh ở cấp quốc gia với Liên Xô là Arập Xeud, thì trong thị trường vàng là Nam Phi. Matxcơva đã thiết lập được những mối quan hệ bí mật với các hãng ở đó. Trong năm 1978, tại Thụy Điển đã diễn ra một cuộc gặp gỡ bí mật. Trong suốt những năm 1970, khi giá vàng đang ở mức cao, hai bên đã hợp tác cùng nhau không tồi. Tuy nhiên sau này, do Liên Xô tung ra một lượng lớn vàng ra thị trường thế giới, giá đã sụt giảm. Điều này làm cho Hãng “De Birs” và nhiều hãng khác không hài lòng. Phía Mỹ đã thổi phồng sự việc này cùng một số chuyện khác: “ở Mỹ và vào những năm Liên Xô cải tổ cũng như hiện nay luôn có những báo cáo tình báo về tình hình dự trữ vàng của Liên Xô. Đây chính là một quan điểm tình báo vô cùng quan trọng cho phép đánh giá khuynh hướng trong phát triển kinh tế.

Một trong những bản báo cáo đó cho biết: “Liên Xô từ năm 1981 đã tăng số lượng vàng bán ra. Trong năm 1980 họ đã bán 90 tấn, xấp xỉ như trước đây. Nhưng đến tháng 11 năm 1981 họ đã quy đổi 240 tấn thành tiền và vẫn tiếp tục tăng bán ra”. Bản báo cáo có kết luận: “Liên Xô đang có những khó khăn lớn. Chúng ta cần phải tiếp tục kiên trì đường lối của mình”.

Đằng sau những lời khuyến nghị này là những hoạt động phá hoại ngầm của chính quyền Reagan nhằm đánh bại Liên Xô. Từ thời thượng cổ, vàng trong ngân khố thường được dùng để phá hoại nền độc lập của quốc gia thù địch. Hàng loạt sự kiện đã tạo nên những cơ sở để khẳng định rằng Mỹ cùng đã dùng thứ vũ khí bí mật này để chống Nga. “Dưới sự yểm trợ” của lạm phát Gaida, phương Tây đã áp dụng vào nền kinh tế Nga một cơ chế phá hủy mạnh nhất để phá hoại và làm mất ổn định - cơ chế không thanh toán, để từ đó nhanh chóng dẫn dự trữ vàng của Nga tới sụt giảm ở mức nguy hiểm và cùng với điều này là sự suy yếu chung của cả nước.

Cách thức này không mới. Cơ chế tương tự đã từng được áp dụng thành công từ thời hoàng hôn của Roma đệ nhị - Đế quốc Vizanti. Đồng thời với sự tấn công của các lực lượng bên ngoài với mục tiêu là chia cắt dân chúng và phá hoại nền văn hoá vĩ đại của quốc gia Vizanti, bên cạnh đó là sử dụng áp lực kinh tế nhằm gây nên thảm kịch: đế chế hết sạch vàng! toàn bộ vàng bị những nhân vật ẩn danh vét hết để tuồn ra nước ngoài. Ngày nay chúng ta gọi thảm kịch này là “khủng hoảng không thanh toán”. Khi thiếu hụt vàng trầm trọng, thương mại sẽ rối loạn, trao đổi hàng hóa bình thường sẽ bị ngưng trệ, toàn bộ nền kinh tế của Vizanti đã tê liệt”.

Bằng cách tương tự, để bóp ghẹt Liên Xô trong thị trường vàng, CIA đã ký kết nhiều thỏa thuận bí mật với Nam Phi và các nước có liên quan khác. Và cả hai bên thỏa thuận đã thực hiện đúng hợp đồng.

Chạy đua vũ trang. Bộ phận này của chiến tranh kinh tế đã kéo Liên Xô vào vòng quay những chi phí to lớn cho lĩnh vực vũ trang, gây ra những tổn thất khổng lồ - sau khi chuyển hướng nền kinh tế sang tổ hợp công nghiệp quân sự, Liên Xô đã không thể phát triển như họ mong muốn nếu như không có mối đe dọa thường xuyên từ bên ngoài. Cuộc tranh đua trong lĩnh vực vũ trang được bắt đầu ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai đã có “cơ sở trí thức” của mình: “... Học thuyết “làm kiệt quệ” Liên Xô không chỉ bằng con đường “những cuộc chiến tranh địa phương” mà cả bằng cuộc chạy đua vũ trang không thể kiềm chế. Như thông báo của tạp chí “News Week” ngày 2 tháng 10 năm 1961, “Washinhton tin tưởng ngày càng tăng rằng việc để những chi tiêu quốc gia, trước hết là cho lĩnh vực quân sự đạt tới những con số “kỷ lục” trở nên cần thiết, “nếu Hoa Kỳ” phải sử dụng tiềm năng kinh tế hùng mạnh của mình trong “chiến tranh lạnh”.

Với tư cách là một tác giả có ảnh hưởng của học thuyết này, Henry Rowen - nhân viên của RAND Coporation, từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ D. Kennedy - trong nghiên cứu của mình về “An ninh quốc gia và kinh tế những năm 1960” đã đưa ra phương châm rằng trong mức tăng hàng năm tối thiểu của tổng sản phẩm quốc nội Mỹ là gần 15 tỷ USD, thì chi phí quân sự có thể tăng lên thêm 10 tỷ USD. Những lý lẽ của Rowen, - “News Week” viết, - là hình thái mới của chiến lược địa chính trị”. Chiến tranh kinh tế - tài chính chiếm một phần rất lớn trong “chiến tranh lạnh”. Chiến tranh kinh tế - tài chính chống lại Nga đã nhận được sự ủng hộ từ phía “Xô Viết”. “Ngay từ thời “trì trệ” người ta đã lần lượt chuyển ra nước ngoài 100 tỷ USD (chủ yếu từ việc bán dầu mỏ). Trong những năm 1985 - 1991, người ta đã bù thêm một khoản tương đương từ việc bán dự trữ vàng của Liên Xô“. Nếu vào những năm Liên Xô còn tồn tại, điều này được coi là sự phá hoại, song không còn bị trừng phạt nghiêm khắc sau khi Xtalin mất, thì sau năm 1985 trở đi - sự bất lương của đám tư sản mại bản được hỗ trợ bằng cơ sở pháp luật này đã trở thành chuẩn mực.

Phương thức đáng kể đầu tiên của “thời kỳ Gorbachov” - đó là “chiến dịch chống rượu” nổi tiếng đã gây ra tổn thất, theo đánh giá của V. X. Pavlov, 40 tỷ rúp ngân sách. Đòn tấn công tiếp theo trên mặt trận kinh tế được triển khai dưới sự chỉ đạo của đám maphia “kinh tế đối ngoại” Liên Xô. Theo đó, Quyết nghị của BCHTW ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “về các biện pháp hoàn thiện sự điều hành của các quan hệ kinh tế đối ngoại” đã được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 1986. Quyết nghị này đã trao quyền tiến hành độc lập hoạt động kinh tế đối ngoại cho 20 bộ và 60 xí nghiệp lớn. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, Nhà nước chấm dứt độc quyền buôn bán đối với các nguyên liệu chiến lược. Phương Tây đặc biệt phấn khởi về sự chuyển quyền này.

Ngày 13 tháng 1 năm 1987, Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô “Về những vấn đề liên quan tới việc xây dựng trên lãnh thổ Liên Xô và hoạt động của các xí nghiệp Xô Viết, của các tổ chức và liên doanh quốc tế với sự tham gia của các hãng, tổ chức, cơ quan điều hành Xô Viết và nước ngoài” và Quyết nghị của hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “Về hoạt động xí nghiệp chung và các liên doanh kinh tế chung” đã được ban bố. Thêm vào đó còn có Đạo luật về xí nghiệp quốc doanh ngày 30 tháng 6 năm 1987 đã trao quyền ưu tiên cho những sản phẩm sản xuất để bán ra nước ngoài. Chúng ta còn nhớ rằng Đạo luật về hoạt động lao động tư nhân xuất hiện ngày 19 tháng 11 năm 1986, còn Đạo luật về hợp tác xã - ngày 26 tháng 5 năm 1988. Trong vấn đề này, bộ máy của đảng đã trở nên vội vàng - sẽ là lô gíc hơn khi thành lập các xí nghiệp tư nhân sau chu kỳ cải tạo kinh tế. Họ cần nhanh chóng dựng nên các xí nghiệp tư nhân để phá tán sự giàu có của đất nước và nhân dân. Ví dụ, tổng giám đốc một xí nghiệp dầu mỏ tư nhân là ngài Bộ trưởng Công nghiệp dầu mỏ đương chức Nikolai Lemaiev. Tổng giám đốc nhà hàng “McDonals -Matxcơva” là thủ trưởng của ngành “thực phẩm Matxcơva” Iuri Malyskov”.

Chiến tranh kinh tế đã có một khía cạnh đặc biệt của nó trong điều kiện Liên Xô bị phân tán. Khi đó, như là được ra lệnh, tất cả các nước cộng hòa đã ngừng cấp mọi nguồn lực, kể cả tài chính, về cho Trung ương. Những yêu sách của các nước cộng hòa đã khoét sâu thêm sự đổ vỡ giữa chúng cũng như trong quan hệ với Trung ương: “Năm 1989, vấn đề đã đi đến chỗ tất cả các nước cộng hòa từng gia nhập vào Liên Xô đã đưa ra những tình toán “không thể bác bỏ” rằng không một nước cộng hòa nào nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những nước cộng hòa khác. Ví dụ, Gruzia đã xuất siêu tới 4 tỷ rúp; ủy ban nghiên cứu và xác định mức độ bồi thường của Liên Xô cho Cộng hòa Litva và nhân dân Lítva cho rằng toàn Liên Xô nợ họ 462.121.854.500 USD.

Nền kinh tế Liên Xô vốn đã phát triển không thật tốt nhất khi chưa có tác động tiêu cực của bên ngoài. Tình hình đó, cho đến khi Mỹ thực hiện Chỉ lệnh của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) NSDD số 66 (ngày 13 tháng11 năm 1982), áp dụng bổ sung các phương thức phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực tài chính và kinh tế thì hệ thống đã bị phá vỡ hoàn toàn. “Chiến dịch chống rượu” tất nhiên đã có vai trò đặc biệt trong vấn đề này; những sự chuyển hướng của các nguồn tài chính, trước hết là cho đầu tư và lĩnh vực phi sản xuất; việc chấm dứt hoạt động của các xí nghiệp “bẩn” về sinh thái sau hội chứng Chernobyl - như nhà máy điện nguyên tử ở Armenia vào năm 1988 - 1989); những cuộc bãi công ở vùng ngoại Kavkaz , cũng như của những người thợ mỏ Kuzbass1; âm mưu chuyển 130 tỷ rúp thành 7 tỷ USD (do G. I. Philsin, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu của Viện kinh tế và tổ chức sản xuất công nghiệp tiến hành, nhờ kết quả bầu cử đã trở thành đậi biểu nhân dân Liên Xô, sau đó giữ cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô).

Bức tranh toàn cảnh cơ bản như sau: “Theo đánh giá của các nhóm tài chính phương Tây, dự trữ ngoại tệ của Liên Xô vào khoảng 25 - 30 tỷ USD. Để phái hoại được nền kinh tế Liên Xô, Mỹ cần gây ra những tổn thất “ngoài kế hoạch” cho nền kinh tế Liên Xô một khoản tương đương như thế. Do các “khó khăn tạm thời” liên quan tới chiến tranh kinh tế sẽ được bù đắp bằng các nguồn ngoại tệ nên cần phải tiến hành nhanh chóng vào khoảng những năm cuối 1980. Liên Xô đã phải nhận các nguồn bù đắp bổ sung từ đường ống dẫn khí gaz Urenga - Tây Âu.

Đồng thời Mỹ còn tiếp tục xiết chặt cấm vận công nghệ đối với Liên Xô để ngăn cản việc khai thác tài nguyên năng lượng tại các mỏ và gây ra những tổn thất cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế Liên Xô. Thậm chí Mỹ đã tung ra những thông tin sai lệch về công nghệ và các chi tiết phế phẩm. Điều này đã dẫn đến việc nhiều xí nghiệp phải ngừng hoạt động vì những kiểu “phá hoại kinh tế” như vậy.

Trong năm 1975 có 32,7% danh mục nhập khẩu từ Mỹ vào Liên Xô thuộc loại công nghệ cao (tổng giá trị 219 triệu USD). Năm 1983, chỉ số đó đã giảm xuống còn 5,4% và 39. Cũng trong năm 1983, hải quan các nước phương Tây đã thu giữ gần 1500 lô hàng công nghệ với tổng giá trị là 200 triệu USD”.

Sau khi phá giá được đồng rúp, việc chấp thuận lưu hành đồng đô la trong nước Nga nhằm thực hiện chương trình “Liệu pháp sốc” của Gaida chính là biểu hiện rõ rệt nhất trên mtr chiến tranh tài chính của giai đoạn cuối. Vũ khí “cuối cùng” của cuộc chiến tranh này là sự gia nhập của Nga vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
_________________________________
1. “Ý đồ công khai hoá các cuộc đình công đã trở thành một trong những cái gọi là “phong trào dân chủ” chủ yếu, còn từ năm 1989, chúng nằm trong chương trình của một nhóm đại biểu liên khu vực thuộc Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô. Chúng được tích cực tuyên truyền trên các ấn phẩm và tại các cuộc mít tinh và trong tập thể công nhân. Do nhiều nguyên nhân đã được các văn bản Xô Viết học Mỹ mô tả, các cuộc đình công của thợ mỏ đã diễn ra thường xuyên nhất. Mỹ đã có những nghiên cứu rất tỉ mỉ kinh nghiệm đấu tranh đình công ở Nga vào những năm 1902 - 1907”.
chuongxedap:

Chiến tranh công nghệ

Người Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến tranh trong lĩnh vực này đồng thời với cuộc “chiến tranh lạnh”, chúng trùng khớp về thời gian: “Vào năm 1947 và 1948, Bộ Thương mại Mỹ đã thông qua bản ghi nhớ, theo đó tất cả việc cung ứng hàng hoá cho các nước Đông Âu và Liên Xô, trên thực tế, tuỳ thuộc vào giấy phép (Lisenzi).

Theo Đạo luật về kiểm soát xuất khẩu (tháng 1 năm 1949), việc cung ứng hàng hoá ch các khu vực khác cùng phải có giấy phép nhằm kiểm soát việc tái xuất sang Liên Xô và Đông Âu. Đây chính là một trong những thành tố quan trọng nhất của “chiến tranh lạnh” - “chiến tranh kinh tế” của phương Tây chống phương Đông”.

Đối với Liên Xô, việc cung cấp khí gaz theo thoả thuận “đường ống trao đổi khí gaz” nổi tiếng có một ý nghĩa bậc nhất. Báo chí thời hậu Xô Viết gọi đó là “Hợp đồng thế kỷ” và đã từ lâu đánh giá đánh giá đó như một hợp đồng gây thiệt hại về nhiều phương diện. Mỹ đã cố gắng khoét sâu thêm tổn thất này. Đáp lại việc Liên Xô đưa quân sang Ba Lan, Mỹ đã tiến hành cấm vận (Embago) việc nhập khẩu công nghệ cao vào Liên Xô và buộc các nước cam kết cùng thực hiện.

Chương trình phản thông tin trong lĩnh vực công nghệ cũng có ý nghĩa rất lớn: “Khi biết rằng ở Kremli vào những năm 1980 đã tiếp nhận nmx sai lầm của phương Tây, Hoa Kỳ đã tung vào Liên Xô những dự án công nghệ bị đánh tráo hoặc bịa đặt. Vậy là chúng ta (Liên Xô) đã chi ra hàng tỷ rúp một cách vô ích. Trong số bị đặt đó có việc xây dựng đường ống dẫn khí, công nghệ khoan dầu mỏ, hệ thống máy tính và các thành phần hoá chất. Việc buôn bán các chi tiết điện tử không thích hợp vào Liên Xô thông qua các trung gian đã dẫn tới việc phá hoại hoạt động của nhiều nhà máy và xí nghiệp”.

“Chương trình này đã thu được thành công đáng kể. Nhà máy hoá chất ở Omxk đã sử dụng thông tin không chính xác trong kế hoạch mở rộng sản xuất... Điều này đã buộc nhà máy tốn gần 8 - 10 triệu USD vô ích.

Nhà máy sản xuất máy kéo ở Ucraina đã tiến hành chế tạo thử các thiết bị trên cơ sở của những dự án do CIA soạn ra. Trong suốt 16 tháng liền nhà máy chỉ hoạt động với một nửa công suất...

Thành phần của tuabin khí đồng hành đã được chuyển giao cho Liên Xô vào đầu năm 1984. Một số tuabin đó lắp đặt để dẫn khí gaz đã không thể hoạt động được. Kết quả là việc sản xuất khí gaz phải trì hoãn.

Những chi tiết máy tính kém chất lượng được nhập qua khâu trung gian để lắp vào thiết bị quân sự và dân sự đã bị hư hòng sau vài tháng sử dụng mà không phát hiện được nguyên nhân, làm các dây chuyền bị đình trệ liên tục.

Matxcơva hàng năm đã tiết kiệm được nhiều tiền của, thời gian và công sức nghiên cứu khi mua những công nghệ quân sự của phương Tây để áp dụng vào công nghệ quân sự của mình. Hoạt động phản thông tin của Mỹ đã tác động tới 6 hoặc 7 dự án bí mật về công nghệ quân sự mà Liên Xô đã chấp thuận theo đề nghị của phía Mỹ. Những công nghệ có liên quan tới việc giảm khả năng bị phát hiện của các thiết bị bay bởi rada và khí tài định vị nhiệt, SDI (sáng kiến phòng thủ chiến lược), máy bay chiến thuật hiện đại. Hoạt động phản thông tin đã bao trùm toàn bộ quá trình chiến dịch, kể cả những gì được nói trong các cuộc họp báo trước phóng viên nước ngoài. Các kế hoạch nghiên cứu, kết quả kiểm định, biểu đồ sản phẩm và thử nghiệm vận hành đều bị cung cấp bằng số liệu giả tạo.

Vào đầu năm 1984, Casay đã nhận được bản báo cáo về thành công to lớn của chương trình phản thông tin. Bản báo cáo đã nêu lên những vấn đề hiển nhiên mà việc hiện thức hóa chương trình này đã gây ra cho Liên Xô, đồng thời cũng nêu lên hậu quả ký sinh từ việc Liên Xô cố gắng khai thác công nghệ phương Tây. “Việc thiếu khả năng phân biệt sự thật với không sự thật đã dẫn tới việc khả năng của Liên Xô nắm vững và sử dụng công nghệ phương Tây bị giảm sút đáng kể” (Báo cáo tiến hành tình báo năm 1984).

Chúng ta nhận thấy rằng, cuộc chiến tranh trên mặt trận công nghệ đã được tiến hành từ rất lâu, song việc sử dụng phương thức phá hoại công nghệ vào những năm cuối 1980 đã thực sự làm cho nền kinh tế Liên Xô rơi vào rối loạn. Trong “chiến công” của các đạo diễn phương Tây có cả việc triển khai dự án tưới tiêu đất nông nghiệp vùng Trung Á, được mọi người biết tới dưới khái niệm”Nắn các sông miền Bắc”. Nó đã gây nên không chỉ cuộc di dân rất nổi tiếng ở vùng Trung Á, Kazakstan, mà cả một thảm họa sinh thái cho vùng Priaralia (năm 1987) cùng với việc cấm sản xuất tủ lạnh sử dụng khí freon (năm 1990). Đối tượng của cuộc tấn công này là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô những năm 1985 - 1991 N. I. Ryzkov, bởi trong cả hai trường hợp này chính ông là người đặt ra phương hướng cho các dự án.
Chiến tranh máy tính

Những phương thức tiến hành chiến tranh phi truyền thống cũng được sử dụng trong chiến tranh máy tính. Cuộc chiến tranh này được tiến hành vào những năm 1985 - 1991, với quy mô rất hạn chế, bởi chính vì số lượng máy tính ở Liên Xô cùng không nhiều, song cùng là một sự kiện không thể bỏ qua.

Trong lĩnh vực này, chiến thắng đã đạt được ngay từ trước khi trận chiến cơ bản diễn ra. Liên Xô đã phải ngừng một hướng phát triển rất có triển vọng - thiết kế máy tính sử dụng 3 chữ số - để sử dụng loại máy tính hệ nhị phân.

Trong suốt thời gian cải tổ, việc sử dụng máy tính ở cấp độ toàn liên bang chỉ diễn ra có một lần - truyền đạt sắc lệnh của B. N. Enxil khi diễn ra sự biến tháng Tám năm 1991 thông qua bưu điện điện tử. (Chúng ta cũng biết rằng, việc truyền đạt những sắc lệnh tương tự thường thông qua con đường điện báo của Ngân hàng quốc gia Liên Xô do con trai vị Thứ trưởng ngành in M. Poltoaranin là Rodinov hỗ trợ).

Vào đầu thế kỷ XXI, người ta đã ghi nhận nhiều sự kiện sử dụng cái gọi là virut máy tính chiến đấu được các tổ chức khác nhau soạn thảo để đưa vào trong hệ thống phòng thủ và công nghệ của đối phương.

Cũng cần nói rõ rằng có nhiều cuộc cách mạng xã hội đã được thiết lập nên một cách kỳ diệu trên cơ sở của cách mạng khoa học - kỹ thuật và có những mối quan hệ trực tiếp trong lĩnh vực liên lạc và các loại hình hoạt động của phương tiện thông tin đại chúng: cuộc Cách mạng tư sản Pháp - với cơ chế điện báo; Cách mạng 1905 - với điện báo điện tử; Cách mạng 1917 - với radio; “cải tổ” - với vô tuyến truyền hình, bưu điện điện tử, máy fax...

Sự đa dạng này của “chiến tranh” có một tương lai rất to lớn, tuy nhiên mọi vấn đề phụ thuộc vào việc vũ khí của cuộc chiến tranh đó nằm trong tay ai.

Ngoài những dạng thức được sử dụng đối với “chiến tranh thế giới thứ ba” hay trong “chiến tranh lạnh” vẫn còn:

- Chiến tranh văn hoá: do áp đặt các chuẩn mực Mỹ vào nền nghệ thuật có khuynh hướng dân tộc của các nước khác;

- Chiến tranh lịch sử: bằng cách khích lệ khuynh hướng tìm kiếm bằng chứng về việc “ai đã từng sống ở đây sớm hơn, “ai đã từng cam kết những gì” nhằm phủ nhận quyền lợi của dân tộc này hay dân tộc khác đối với lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá của họ và cuối cùng là chính quyền được tồn tại trên mảnh đất đó, để rồi từ đó phá hoại những ký ức lịch sử của các dân tộc;

- Cuộc chiến tranh sắc tộc: tiến hành đồng hoá nhân tạo các dân tộc, phá hoại có kế hoạch tình hữu nghị của các dân tộc, chia rẽ khối thống nhất và gây hằn thù. đây chính là những điều kiện để tạo ra thảm hoạ nhân khẩu - dân tộc.


***

Trong dĩ vãng, khi kết thúc chiến tranh, theo các điều khoản của hiệp ước hoặc những điều kiện của việc đầu hàn, phe bại trận luôn bị phá nát mọi nền tảng sức mạnh của mình. Trong thế kỷ XX, nước đức hai lần bại trận đã phải giải giáp quân đội của mình, không được quyền có hạm đội, v.v… Chúng ta, kẻ bại trận trong “chiến tranh lạnh” đã bị người ta tước đi vô điều kiện quyền có “lá chắn hạt nhân”, phải phá huỷ các trạm vũ trụ, thủ tiêu hạm đội và quân đội, trong khi đó Mỹ đơn phương huỷ bỏ hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược. Đương nhiên là, khi ở thế một chọi một chống lại cơ chế thống nhất hùng mạnh được hỗ trợ bằng những công nghệ mới nhất, thì người dân Xô Viết không còn có thể đương đầu với một cuộc xâm lược như thế.
chuongxedap:

Nhiệm vụ của gia đình Gorbachov

Khi điểm một số sách đề cập tới những nhiệm vụ đặt ra cho những nhà hoạt động chính trị của đất nước, chúng ta lập tức lưu ý tới hai nhân vật. Điều này đòi hỏi cần có những lý giải ngay từ đầu. Tại sao chúng tôi không chỉ đưa ra sự kiện của “đệ nhất phu nhân” mà còn định chứng minh rằng Raisa Makximovna Gorbachova - người đã tham gia một cách bình đẳng vào việc thông qua các quyết định ở cấp cao nhất? Có hàng loạt bằng chứng của những người từng nghiên cứu trực tiếp và cả những người đã tích cực tham gia các sự kiện khẳng định điều này.Họ đã lưu ý trực tiếp vào việc R. M. Gorbachova trong những năm 1985 - 1991 đã đóng một vai trò to lớn trong chính trị: “R. M. Gorbachova ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc quốc gia. Gorbachov đã không thể từ chối vợ và bầt đã tận dụng điều này. Theo những đề nghị của bà, người ta đã hạ bệ nhiều quan chức cao cấp, nhiều chuyên gia giỏi để dành những vị trí đó cho những kẻ không hề hình dung nổi nhiệm vụ được giao phó. Tuy nhiên, những kẻ này lại có mã ngoài đẹp đẽ, thái độ dễ chịu và rất ga lăng. Raisa Makximova biết quý trọng những người đàn ông điển trai. Những người không hợp với bà ta đều bị trừng trị nhanh chóng và không một chút bận tâm. Sự trả thù của bà không hề có giới hạn”.

“Thất khó mà nói tương lai của Mikhain Xergeievich (Gorbachov) sẽ ra sao nếu như R. M. Gorbachova không xuất hiện trong cuộc đời của ông ta. Có thể là điều đáng ngạc nhiên, song quan điểm, tính cách của bà vợ đã đóng một vai trò nhất định trong số phận ông Gorbachov, thậm chí là cả trong số phận của đảng, của toàn bộ đất nước.

R. M. Gorbachova - một người cứng rắn, nghiệt ngã và có tính quyết đoán - biết khuất phục ý chí của những người khác, biết cách đạt được điều mong muốn bằng mọi sức lực và phương tiện. Bà ta nhanh chóng trở thành đệ nhất phu nhân của đất nước, trong mọi trường hợp bà ta luôn nhanh hơn cả việc Gorbachov cảm nhận được mình thực sự là thủ lĩnh của đảng và của quốc gia. Không hề e ngại, bà ta đã gọi điện và giao việc cho các trợ lý tổng bí thư và một số thành viên lãnh đạo đất nước, đặc biệt là cho những người bà ta từng biết dến.

Tôi đã vô tình trở thành nhân chứng khi Raisa Makximova hết ngày này sang ngày khác kiên trì nhắc đi nhắc lại ý tưởng của mình để cuối cùng đạt được điều đó từ đức ông chồng của bà. Do tính cách khá nhu nhược và không có khả năng bảo vệ quan điểm của mình, Gorbachov thường xuyên nằm dưới ảnh hưởng quyết định của vợ... Nói chung, suốt nhiều năm liền Raisa Makximova đã quản lý không chỉ công việc nội trợ, mà cả vũ hội cải tổ. Bà ta đã tham gia vào việc hình thành đường lối, thậm chí nếu có thể, vào việc bố trí cán bộ. Nhưng điều chủ yếu nhất - đó là bà ta đã định hình nên tính cách của vị tổng bí thư - tổng thống, đã giúp chồng tìm kiếm đường đi trong biển bão của những dòng chảy chính trị...”

Sự kiện quá quắt nhất là chuyến tới thăm Ucraina. Có một nữ quan chức của đảng được giao nhiệm vụ đi cùng Raisa Makximova suốt thời gian thăm quan. “V. Sevchenko đã giới thiệu với khách về kế hoạch thăm quan, bà ta liền hỏi:

- Còn Mikhain Xergeievich làm gì?

Sevchenko nói rằng ông ấy sẽ tới Bộ Chính trị. Và Raisa Makximova nói luôn:

- Tôi phải đi cùng Mikhain Xergeievich ở mọi nơi. Như thế có nghĩa là tôi cũng sẽ tới Bộ Chính trị.

“Lấy danh dự mà nói, - V. Sevchenko nhớ lại, - tôi không biết phải phản ứng ra sao. Bởi trước đó chưa từng có trường hợp nào cho phép vợ một ai đó được tham gia vào công việc của Bộ Chính trị. Đã có những quy định đạo đức của đảng không thể vi phạm. Bộ Chính trị thường thảo luận những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia, không thể tiết lộ được. Đó không phải là nhà bếp, nơi người vợ có thể cảm nhận mình là chủ nhân”. Có thể toàn bộ chuyện này V. Sevchenko chỉ suy tư và đã quyết định là để bản thân Mikhain Xergeievich sẽ phân tích với vợ mình. “Trong sâu thẳm tâm hồn, tôi đã không cho phép mình nghĩ rằng ông ấy lai để cho vợ có mặt trong Bộ Chính trị” - V. Sevchenko nói.

Nhưng sau đó một thời gian, cùng với Mikhain Gorbachov và V. Xerbitxki (ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bí thư thứ nhất của BCHTW ĐCS Ucraina) cùng những người khác trở lại thảo luận về chi tiết chương trình, Raisa Makximova đã nhắc lại bằng một thái độ không nhân nhượng vốn có của bà ta:

- Tôi đi cùng Mikhain Xergeievich đến Bộ Chính trị!

Sắc mặt của V. Xerbitxki có thay đổi... Tuy nhiên ông ta vẫn giữ im lặng, chỉ có vẻ căng thẳng khi rút thuốc lá ra châm lửa và nhìn vào tôi như muốn hỏi rằng thế chị không thể giải thích gì sao?...

Tôi nhìn sang Mikhain Xergeievich. Còn Mikhain Xergeievich hệt như bị sặc nước. Raisa Makximova nắm lấy tay ông ta và họ cùng đi vào Bộ Chính trị.

Khi cặp vợ chồng cấp quốc gia đó đã đi khỏi, V. Xerbitxki mới bộc lộ thái độ... Sau đó ông quay sang vợ mình hỏi với một vẻ cay đắng vô cùng:

- Có lẽ mình cùng tiễn tôi tới Bộ Chính trị chứ?”

L. I. Breznev đã từng có lần nói: “Chúng ta đã cho các bà vợ của một quyền lực to lớn. để giờ đây họ ngồi trên cổ chúng ta và xoay chúng ta theo ý họ muốn”. 1
_________________________________
1. Điều này cho thấy đây không phải là trường hợp duy nhất trong lịch sử hiện đại và không chỉ có trong lịch sử Xô Viết - các nhà nghiên cứu có nhận xét rằng Hilary Klinton cũng có vai trò tương tự đối với ông chồn Bill của mình. thậm chí họ còn có “thuật ngữ” là “Billary”
chuongxedap:

Chính kết cục lịch sử của cặp vợ chồng cùng khẳng định giả thuyết của chúng tôi: Theo thông báo của giới phương tiện thông tin đại chúng, người ta đã mai táng Raisa Makximova vào ngày 23 tháng 9 năm 1999 tại nghĩa trang Novodivichi với tất cả những nghi lễ mà người ta có thể dành cho một nhà hoạt động quốc gia. Vào năm 1970, người ta cùng từng mai táng P. X. Zemchuzina - vợ của V. M. Molotov - tại nghĩa trang Novodivichi và có cử hành quốc ca Liên Xô. Bản thân V. M. Molotov - nguyên Chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô và nhiều, rất nhiều người khác đã được mai táng mà không cử hành quốc ca!.

Phạm vi ảnh hưởng to lớn của Raisa Makximova đối với đường lối quốc gia rất rõ ràng. Bây giờ chúng ta nói về việc tại sao tác giả lại quyết định kết nối chúng vào làm một? trước hết là bởi sau cuộc trao đổi ý kiến với nhau họ đã tiến hành duy nhất một đường lối. Và điều này có liên quan tới cao trào hoạt động của họ trong những năm 1985 - 1991.

Nhiệm vụ đầu tiên của gia đình Gorbachov là nhanh chóng che đậy quá khứ của mình. đến nay mọi người đã có thể biết rõ gốc rễ gia đình Gorbachov: “Dưới thời Xtalin, ông ngoại - Panteley Efimovich - đã từng ngồi tù, còn ông nội - Andrey Moixeievich - đã từng bị lưu đày ít năm lên Xibiri trồng cây, như ngày nay xác định, hoàn toàn không phải vì những lý do chính trị. Người ông đằng vợ đã bị xử bắn năm 1937 như một kẻ trotxkit chính hiệu; bố của Raisa Makximova cũng đã bị ngồi tù 4 năm vì chống Xtalin”.

Nhiệm vụ thứ hai của gia đình Gorbachov là hoàn thành việc chui sâu luồn cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước.. Hiện có rất nhiều văn bản nói về vấn đề này. Tất nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của chúng tôi, vấn đề này không quan trọng lắm bởi chúng tôi chỉ thuần túy nhắc lại. Nhưng, trước khi đặt câu hỏi vì sao Gorbachov (và gia đình Gorbachov?) đã có thể lên nắm quyền, chúng ta cần nhớ tới tại sao những người như L. I. Breznev, Iu. V. Andropov, K. U. Chernenko đã có thể lên nắm quyền lực ở Liên Xô? Khi đó chúng ta sẽ hiểu M. X. Gorbachov đã trở thành vụ trưởng, bí thư khu ủy, bí thư thứ nhất tỉnh ủy,... như thế nào. Bằng cách gì mà Mikhain Gorbachov chỉ sau một chiến dịch thu hoạch vụ mùa đã nhận được không phải là Huân chương “Lao động xuất sắc” mà là Huân chương Cờ đỏ lao động? Thắc mắc thì có nhiều. Sự thật, cho đến hiện nay mới rõ Gorbachov đã “giành được” sự tiến cử từ ủy viên dự khuyết thành ủy viên toàn quyền của Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô như thế nào: “Kim Ir Xen không muốn tiếp đoàn đại biểu ĐCS Liên Xô do M. X. Gorbachov ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô cầm đầu sang tham dự đại hội Đảng Lao động Triều tiên năm 1980. Ông ta cho rằng đoàn đại biểu của chúng ta phải do một ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô cầm đầu”. ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bí thư thứ nhất Khu ủy Matxcơva V. V. Grisin, sau khi đi thay chỗ của Gorbachov từ Triều Tiên trở về đã đề nghị chuyển M. X. Gorbachov làm ủy viên Bộ Chính trị - do trên thực tế, anh ấy còn trẻ, sẽ dễ dàng đi lại bằng máy bay - cứ để cho anh ấy đi. Đã nói là làm: Hội nghị toàn thể lần thứ nhất BCHTW đảng đã thông qua.

Cùng hàng loạt yếu tố khách quan, các nguyên tắc tiến cử cán bộ cao cấp của đảng, những âm mưu... đã đóng một vai trò to lớn. Sau khi nghiên cứu về điều đó đã diễn ra như thế nào trong cuộc tranh tài (Nguyên văn - Olimpis) ở Kremli, các nhà Kremli học đã có thyể đưa ra lời khuyên nên đi nước cờ “tốt thành hoàng hậu”. Bộ môn Kremli học và quan điểm tình huống đã từng được áp dụng không chỉ với riêng Gorbachov mà với nhiều ủy viên Bộ Chính trị khác khi tính tới những ảnh hưởng bên ngoài và những yếu tố thay đổi.

Đối với những “Trung ương thần kinh”, điều đặc biệt quan trọng là lợi dụng được tình hình của hệ thống, tức là mục tiêu lên nắm quyền của M. X. Gorbachov và ý định được điều hành từ nước ngoài. Công việc nghiên cứu căng thẳng đã diễn ra theo cách xác định những vị trí sáng giá nhất trong cơ cấu cao nhất của quyền lực. Người ta đã phân định mức độ ảnh hưởng đối với những thành viên khác của Bộ Chính trị trong vấn đề cực kỳ nhạy cảm như thế này - bầu lãnh tụ mới ra sao, gồm ý kiến riêng của chính ủy viên Bộ Chính trị, các qmh cá nhân, công vụ, gia đình ra sao. Thiếu tác động của bên ngoài thì điều này không thể xảy ra, và phương Tây đã tiến hành âm mưu tạo dựng vị thế xấu đối với người này (G. V. Romanov) và thuận lợi cho người khác (M. X. Gorbachov). Âm mưu có tổ chức và rất trí tuệ từ bên ngoài đã cho phép M. X. Gorbachov cùng ekip của ông ta khai thác thông tin định hướng, biết trước về vị thế nội bộ của các ủy viên khác, cho thấy đâu là những lợi ích trùng hợp với người khác, trước hết là với những ủy viên già và ủy viên có uy tín của Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô.

Và toàn bộ phiên họp Bộ Chính trị và Hội nghị toàn thể BCHTW, dường như đã diễn ra êm ả và “nhất trí”, luôn là một cuộc giao chiến vô cùng căng thẳng với diễn biến không thể xác định. Cho dù chiến thắng có được định khuôn từ trước trận đánh, song diễn biến luôn không thể xác định cho tới thời điểm cuối cùng. Thậm chí việc - một nhân vật tương đối mới như M. X. Gorbachov đã chứng minh sự khả ái của mình bằng những lời hứa hẹn nhất định, cho đến thời điểm đó tuy chưa kịp làm mất uy tín của mình - cũng không bảo đảm được 100%.

Nhiều nhà nghiên cứu khác đã đặc biệt chú ý tới sự kiện này rằng nếu cuộc biểu quyết vào tháng 3 năm 1985 đã diễn ra theo một hướng khác thì đất nước cũng đã đi theo một con đường khác. Điều đó chứng tỏ những nhà nghiên cứu này chưa hiểu gì hết. Rõ ràng, bất kỳ một dự báo nào, cho dù là sơ lược nhất, về sự phân bố lực lượng trong Bộ Chính trị vào năm 1985 và tình hình chính trị nội bộ đều phải tính tới khả năng một cuộc biểu quyết cần được lựa chọn. Người ta có thể bầu chọn kẻ khác, đây là điều hoàn toàn có thể (thậm chí với trình độ văn hoá điều hành trong Kremli có thấp thì vẫn chỉ ra được những khuyết điểm còn tồn tại và sự thiếu vắng những khả năng đặc biệt của M. X. Gorbachov - nói chung, sự phân bố lực lượng đã được xác định. Một sự sát hại thuần tuý chính trị đang chờ đợi bất cứ thủ lĩnh nào khác (G. V. Romanov hay V. V. Grisin), và dù sao thì chỉ sau 13 tháng thôi, chiếc ghế đầu bàn trong gian phòng của Bộ Chính trị đã dành sẵn cho M. X. Gorbachov - thực ra không phải là vào tháng 3 năm 1985, mà là vào tháng 5 năm 1986. Việc đăng quang của Gorbachov đã được chuẩn bị từ lâu và rất thận trọng. Có thể là đảng, đất nước và phần châu Âu của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tránh được thảm kịch nhờ việc khước từ M. X. Gorbachov lên ngôi. Tuy nhiên đó vẫn là trò giả định, và vào thời đó còn có cả B. N. Eltxin.
chuongxedap:

Trong quá trình leo lên ngai cao, họ đã giải quyết được nhiều vấn đề mang tính chiến thuật - đó là loại bỏ ai, khi nào và bằng cách nào, như: với D. F. Uxtinov là vì một lý do khác; với V. V. Serbitxki - cách ly tạm thời. Một loạt các nhân vật chính trị khác được sử dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ này cũng như là đã ký một thoả thuận chết người đặc biệt. Điều này có liên quan ở mức độ khác nhau với những đánh giá hiện nay về Iu. V. Andropov, D. F. Uxtinov, K. U. Chernenko: “Chính Uxtinov, sau khi kiên trì trải qua một cuộc kháng cự bẩn thỉu với các thành viên khác của Bộ Chính trị đã phải lùi xuống vị trí thứ hai trong đảng sau Chernenko. Điều này có một mục tiêu duy nhất - chặn đứng con đường phát triển chính trị đối với Romanov”.

Trong những năm cuối - từ từ lời thú nhận của Anatoli Andreievich Gromyko, con trai của vị Bộ trưởng Ngoại giao Andrei Andreievich Gromyko và là cựu giám đốc Viện nghiên cứu châu Phi thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô - đã nảy sinh ra một giả thuyết có thể tin cậy về việc người cha của ông ta - Bộ trưởng Ngoại giao, ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô A. A. Gromyko đã quyết định tiến cử M. X. Gorbachov vào vị trí cao nhất của đảng và đất nước để đổi lại một sự tiến cử cho mình vào cương vị Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Riêng cá nhân tôi không thật tin rằng mọi chuyện lại đã được giải quyết trong lần gặp gỡ giữa Gromyko con với A. N. Iakovlev. Còn A. N. Iakovlev lại khẳng định điều đó và cho biết thêm rằng người môi giới là E. M. Primakov. Vậy một vấn đề có lý sẽ nảy sinh là tại sao Gromyko cha đã quyết định dựa vào chính M. X. Gorbachov để đổi lấy cương vị Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô? Không lẽ ông ta cũng đã có một âm mưu như thế với G. M. Romanov, nhưng đã bị khước từ. Điều làm tôi nghi ngờ là có thể G. M. Romanov đã có một ứng cử viên khác cho cương vị Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, hoặc là chính ông ta đã ấp ủ hoài bão nhất định phải giành được đồng thời cả hai cương vị cao nhất - cả về đảng, cả về nhà nước.

Và trên thực tế, vào ngày 2 tháng 7 năm 1985 A. A. Gromyko đã được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, tuy nhiên đó vấn chưa hẳn là lý do. Chẳng bao sau, sự ủng hộ của ông đối với Gorbachov lại có những nguồn gốc hoàn toàn khác mà chúng ta sẽ bàn đến sau này. Đương nhiên, không nên coi Gromyko là chuẩn mực của sự trong sáng trong đời sống “khổ hạnh” của giới chính khách. Cần nói một cách công bằng, rằng Gromyko đã có tỳ vết khó xoá về nhân cách cũng như trong mối quan hệ quen biết: “Gromyko cũng không thiếu những khuyết tật. Là người yêu hội họa, ông ta đã không hề bỏ qua cơ hội lợi dụng các đại sứ quán Xô Viết để sưu tầm tranh của những họa sĩ Nga và châu Âu nổi tiếng còn sót lại từ thời Nga hoàng”; “ Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô A. A. Gromyko là … một công dân vĩ đại của Israel”. Người con trai Gehadi của một kẻ tỵ nạn là A. Sevchenko, qua phỏng vấn cho biết: “KGB đã có nghi ngờ rằng sự rò rit thông tin mật có thể từ ba nhân vật ngoại giao Xô Viết cao cấp đã từng công tác tại Mỹ, trong số đó có cha tôi. Nhưng khi người ta đề nghị ông giải thích, Gromyko đã lập tức nói: “Sevchenko đứng ngoài mọi sự nghi ngờ”. Gromyko đã nhờ qua Breznev thu xếp một cương vị đặc biệt cho cha mình - Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề giải trừ quân bị. Gromyko vốn có mối quan hệ tốt đẹp với Iu. V. Andropov do ông đã nhận con trai của Andropov vào làm tại Bộ Ngoại giao và “đã không gây không dễ” khi người con này được trao ngay hàm đại sứ. Điều này đã cho phép Gromyko vẫn yên vị trên ghế của mình, bất chấp “sự vô ơn” của kẻ đã được mình tiến cử là Sevchenko. Ông bố đã từng tốt nghiệp đại học với bằng “đỏ”, sau đó làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án. Chính tình bạn của ông ta với Anatoli - con của Gromyko - từ thời sinh viên đã tạo điều kiện cho ông ngay bước đi đầu tiên trên con đuờng hoạn lộ, giúp cho cha mình làm quen với Andrey Andreievich”. Trong BCHTW ĐCS Liên Xô, A. A. Gromyko được mọi người coi là thành viên hội tam điểm. Rút cuộc, “do mối quan hệ dan díu này mà Gromyko bị kéo về phe ủng hộ Gorbachov”.

Cũng cần tính đến cả yếu tố “bên ngoài” từng tác động mạnh đến việc thông qua các quyết định về Gorbachov. Khi đó chắc chắn rằng giải quyết điều này có thể thông qua Bộ trưởng Ngoại giao - ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô. Căn cứ theo bằng chứng của V. Israelian, chúng ta biết rằng A. A. Gromyko đã biết trước về mong muốn của ngài cựu Giám đốc CIA G. Bush được nhìn thấy M. X. Gorbachov trên cương vị tổng bí thư và chí ít đã đề cử ông ta vào danh sách ứng cử viên. Người ta có thể tác động tới ông ta cả trong thời gian gặp mặt với Ngoại trưởng Mỹ G. Sults hồi tháng 1 năm 1985. Vì vậy, chúng ta đi tới kết luận rằng A. A. Gromyko đã bị kéo vào “trò chơi” từ rất lâu, trước khi ông ta tới dự phiên họp của Bộ Chính trị và đã từng tuyên bố về việc ủng hộ ứng cử viên M. X. Gorbachov. Bằng chứng của việc này là “A. A. Gromyko phải hộ tống Serbitxki dẫn đầu df đại biểu quốc hội sang Mỹ”.

Bằng chứng để khẳng định rằng phương Tây đã sớm biết về việc M. X. Gorbachov sẵn sàng lên nắm chính quyền là sự kiện: “Tiểu sử của M. X. Gorbachov “đã xuất hiện” ở New-York vào đúng ngày ông ta được bầu làm Tổng bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô“. Mỹ đã vội vã tạo dựng uy tín cho “Gorby” mà không muốn để chậm trễ một phút nào khi cho xuất bản cuốn sách đó. Hơn nữa, trong con mắt của phương Tây, ông ta đã ngay lập tức thực sự trở thành “người bạn tốt nhất”: “Như phép thần thông biến hoá, mọi tổ chức chống Xô Viết, đặc biệt là Liên minh Bảo vệ người Do Thái, lập tức ngừng mọi lời phát biểu chống lại ông ta”.

Đến nay, hoàn toàn có thể khẳng định một cách tin chắc rằng A. A. Gromyko đã thực hiện hành vi phản bội dân tộc khi ông ta biết rõ ý nguyện của phương Tây. Xuất phát từ hàng loạt sự kiện trực tiếp và gián tiếp, chúng ta có thể hiểu rằng Gromyko không thể đi cùng G. Romanov, còn M. X. Gorbachov và A. N. Iakovlev có thể điều khiển được ý chí của ông ta.
chuongxedap:

Trở lại với “nhân vật” của chúng ta. Đối với bất cứ cán bộ cao cấp nào, khi còn một thời gian ngắn giữ cương vị thì đều phải cố giữ, cho dù không được lâu dài thì chí ít cũng phải được tới khi hoàn thành xong những nhiệm vụ cơ bản. Bởi vậy, nhiệm vụ cuối cùng của người đó là ngồi vững trên “yên ngựa” cho đến khi hoàn thành được nhiệm vụ do cấp trên và do cả phương Tây giao phó. Để làm được điều đó cần làm trọn vẹn vai của mình sao cho không để một ai nghi ngờ mình trước khi xảy ra thời điểm quyết định. Con người đó đã sử dụng hết khả năng nghệ sỹ của mình: ông ta đã thể hiện cùng một lúc vài vai diễn trước mọi tầng lớp dân chúng và trước một số người cần thiết. Cho tới khi đến thời điểm cuối cùng, không một ai có thể phê phán ông ta, ngược lại, sẽ có nhiều người - những người trước đó đã từng phê phán anh ta - giúp ông ta hạ thấp uy tín của những người khác: “Ông ta càng bị “những người dân chủ” phê phán mạnh bao nhiêu, thì các thủ lĩnh cộng sản lại càng lúng túng bấy nhiêu, thậm chí khi bảo vệ Gorbachov họ cảm thấy Gorbachov đang cùng họ bảo vệ đất nước. Đấy chính là thảm kịch của những người cộng sản và của nhân dân Xô Viết”.

Vào thời gian đó, Gorbachov luồn lách như luơn, tiếp tục đường lối phản bội của mình, phá hoại ĐCS Liên Xô song lại làm ra vẻ mình phải nhượng bộ do áp lực mạnh mẽ của “những người dân chủ”. Gorbachov đã vừa tiến hành những hành động đánh lạc hướng, vừa đưa ra những quyết định mang tính chất hai mặt, thậm chí là phi lý.

Trong khi đó, ông ta còn phải thủ tiêu những dấu vết sai lầm trước đó của mình, như việc mua sắm quần áo, đồ kim hoàn trong chuyến cùng vợ sang thăm London. Raisa Makximova đã mua đôi khuyên tai kim cương của Hãng Cartie với giá 1780 USD, huỷ bỏ chuyến viếng mộ C. Mác theo kế hoạch để đi ngắm các đồ trang sức của vua chúa trưng bày tại Tháp London. Sau sự kiện này, để các phương tiện thông tin đại chúng không nhận thấy, “Gorbachov đã thay hoàn toàn đội bảo vệ - những người đã phục vụ ông ta trung thành và tin cậy từ năm 1978, tức là đã 7 năm”. “Những chàng thanh niên đã từng chăm lo cho gia đình đến tận ngày M. X. Gorbachov được chọn làm Tổng Bí thư đã bị đuổi chỉ trong một ngày vì không còn thích hợp. Hoặc vì họ là những người đã biết quá nhiều, hoặc vì họ đã có khuyết điểm, song Tổng Bí thư lại nói với tôi:

- Họ đã trở nên lười biếng, vất vả lắm mới theo kịp tôi trong những chuyến đi dạo, vả lại họ đã quen với những trật tự cũ. Tôi đã ra lệnh cho Iu. X. Plekhanov thay hết. Nhân thể, thay cả bác sĩ nữa.

Do biết rõ về những chàng trai mạnh mẽ, hết lòng vì công vụ đó nên tôi không thể nhất trí với lời giải thích như thế”.

Chắc chắn rằng những người bảo vệ đó sẽ nói lời cảm ơn vì người ta đã loại họ mà không gây phiền phức gì. Chính M. X. Gorbachov cùng nói về thái độ của mình đối với KGB: “Tôi đã buộc phải hành động. Tôi có lo sợ KGB không à? Không, tôi không sợ. Nếu như tôi sợ hò thì tôi chẳng thể làm được gì. Nhưng tôi biết sức mạnh của họ. Và bây giờ tôi đã có thể nói những gì mà trước đây tôi không thể nói ra. Tôi phải chơi trên cơ họ”.

Liệu giới lãnh đạo cao cấp của đảng, về mặt nguyên tắc, có biết gì về những nguy cơ của những bước đi quá độ trong “thời kỳ Gorbachov” không? Những người trực tiếp làm việc với ban lãnh đạo cao cấp khẳng định là có biết: “Trong các bài viết của K. U. Chernenko đăng trên tạp chí “Người cộng sản” những năm 1981 - 1983 đã từng ít một, song rất kiên trì đề cập tới suy nghĩ về việc cần thiết phân định các chức năng của các tổ chức đảng và tổ chức kinh tế quốc dân, về việc không cho phép hiện tượng lạm quyền, lồng các chức năng của tổ chức kinh tế vào chức năng của tổ chức đảng. Tư duy này có được từ bài học liên quan tới khủng hoảng chính trị ở Ba lan” M. X. Gorbachov thì không mấy thích thú với tư duy này. Chúng ta hẳn còn nhớ thời kỳ 1984 - đầu năm 1985 : “Vào thời của mình, Iu. V. Andropov đã dự định đưa vấn đề này vào bình diện thực tiễn và đã phải tranh luận với nó. “Bởi chúng ta, thưa các đồng chí, - ông ta nói với chúng ta, - chưa có cơ chế bảo đảm cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện, nếu các bí thư thứ nhất trao cho các nhà kinh tế quyền làm gì thì làm - thì mọi thứ của chúng ta sẽ tan nát hết. Trong trường hợp đó thì phương án Ba Lan sẽ dành cho chúng ta”.

Rõ ràng là không hề tình cờ khi những nhà cải tổ chính trị ở Liên Xô đã tiến hành việc tách ra và gạt bỏ ĐCS Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo - chỉ huy đời sống kinh tế - quốc gia của đất nước”.

Hậu quả của thái độ đạo đức giả đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến mức nhiều nhà “phê bình” cho rằng vợ chồng Gorbachov không hề có ác ý, mà dự tính của họ “bị hỏng” chỉ vì những nguyên nhân không xác định được. Nhờ tài năng nghệ sĩ tuyệt vời và cách biết thực hiện hiện kiểu “dậu đổ bìm leo” mà chúng ta đến nay cũng chỉ đoán rằng Gorbachov đã có ý đồ phá hoại Liên Xô từ lâu. Đồng thời chỉ có thể đoán rằng đến một thời điểm nhất định M. X. Gorbachov đã hành động theo những kế hoạch được xuất phát trước hết từ ngay trong nội bộ đất nước, đã được vạch ra từ trước. Điều này dường như lo gíc hơn bởi trong lòng “Bức màn sắt” vốn sẵn những yếu kém và có thể hành động có hiệu quả hơn. Chỉ đến sau này, vào giai đoạn cuối, các kế hoạch đó mới bám rễ vào các kế hoạch của phương Tây - khi các lãnh tụ công khai hướng ra nước ngoài và từ bên ngoài đã kê sẵn đơn thuốc đưa vào.
Sau khi giành được vị trí cao nhất trong bộ tham mưu của đảng, M. X. Gorbachov đã dốc sức lao về phí trước. “Thời kỳ đầu, tính cách của M. X. Gorbachov đã thu nhận được sự khâm phục. Làm việc tới 1 - 2 giờ sáng và thức dậy lúc 7 - 8 giờ. Làm vệ sinh, bơi, ăn sáng. Khoảng chừng 9h15 - 9h30 tới làm việc tại Kremli. Đi xe “ZIL”, ngồi phí sau, bên phải - ông bắt đầu một ngày làm việc. Ngay khi còn trong xe ông đã đọc, viết, ghi nhận xét. M. X. Gorbachov yêu cầu tôi nối liên lạc với một ai đó rồi cầm máy nói. Trong một đoạn đường ngắn tới văn phòng, ông ta đã kịp trao đổi với 3 - 4 người. Vừa ngồi vào phòng làm việc là ông ta lập tức ra lệnh, khuyên bảo, hứa hẹn - không ngừng một giây nào”.

Thực sự là không ngừng một giây nào. Gorbachov quả là khó khăn hơn bất cứ ai khác bởi ông ta phải thực hiện vai trò hai mặt tế nhị và không được phép sai lầm - là tổng bí thư nhưng cũng là một kẻ phản đảng, mặt khác lại là lãnh tụ của của hành động ngầm đang hình thành. Những gì mà những kẻ ủng hộ và tham gia trực tiếp nhìn thấy chỉ mới là phần tồi tệ nhất của trò chơi quyền lực (âm mưu, xỏ xiên, thí mạng người “mình” cho “kẻ khác”...), trên thực tế cuối cùng đã thành sự phản bội. Về hình thức, nếu bị phanh phui ngay lập tức thì vẫn có cách giải thích rằng đó là những hành động thích hợp với hoàn cảnh tồi tệ. Nhưng về thực chất đó là những hành động được thực hiện theo một kế hoạch phá hoại mang quy mô toàn cầu. Mọi nhiệm vụ của chúng đã thường xuyên gắn với việc thăm dò dư luận theo kiểu “Hỏi - Đáp”. Các cải cách mang tính chất phá hoại đã trở thành quá trình không thể đảo ngược bởi mục tiêu chiến lược trong tương lai là quá trình phá hoại vẫn được bảo đảm ngay cả khi Gorbachov đã bị gạt ra khỏi vị trí lãnh đạo.

Một nhiệm vụ khác quan trọng nhất của Gorbachov là giúp đỡ những kẻ dân chủ có nguy cơ bị phát giác. Chúng ta tạm gọi đây là “nhiệm vụ cứu hỏa” và phương pháp sử dụng là điều hành không can thiệp trực tiếp. Bản thân Gorbachov đang là tâm điểm của báo giới và công chúng nên hoạt động đặc biệt của ông ta trong lĩnh vực này có tác dụng rất mạnh. Những kẻ cùng hội cùng thuyền với ông ta có thể bị phát giác, có thể phải lĩnh án, thì đấy chính là lúc Gorbachov xuất hiện để cứu “người mình”, đồng thời giáng cho đối thủ một đòn (nhắm bắn vào bộ tham mưu), và ông ta đã bảo vệ được nhiều kẻ rất có ảnh hưởng trong “Trung ương thần kinh”.

Khi có dự định thay tổng biên tập báo “Sự thật” V. G. Afanaxiev bằng I. T. Frolov, bọn chúng thậm chí đã tổ chức để “nhân vật chủ chốt” tới nói chuyện với ban biên tập. Sự việc đã diễn ra vào ngày 23 tháng 10 năm 1989. Chuyện xảy ra trước đó như sau: “Vào một ngày thứ sáu tháng 9 năm 1989, thư ký tòa soạn báo “Lao động” có nhận được một bưu kiện gửi nhanh. Bên trong đó là bản dịch từ bài báo của Italia viết về chuyến thăm Mỹ của Enxil.

Người gửi bưu kiện này L. P. Kravchenko - sếp của TASS lúc đó. Bản dịch được cấp thời công bố. Vụ trưởng Vụ Tư tưởng BCHTW ĐCS Liên Xô A. X. Kapto đã gọi điện cho khắp “Kremli” khẳng định sự cần thiết chính trị của biện pháp này. Tổng biên tập báo “Lao động” do bị áp lực khác nhau đã buộc phải lùi việc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. Rõ ràng là bài báo này là một trò khiêu khích và có sự phản ứng của cấp cao hơn cả Kravchenko và Kapto. Nhưng khi báo “Lao động” chần chừ, thì có lệnh gửi bản dịch đó về báo “Sự thật”. Bưu kiện tới tòa báo vào chiều ngày chủ nhật. Không rõ người ta đã thỏa thuận với V. G. Afanaxiev thế nào, song vào ngày thứ hai báo “Sự thật” đã cho đăng tải tư liệu này.

Rút cuộc, đỗ vỡ đã xảy ra, tờ báo đã gây nên lòng căm thù và phẫn nộ của những kẻ ủng hộ Enxil và vào tháng 10 năm đó V. G. Afanaxiev đã bị bãi nhiệm”.

Song, theo những người biết rõ sự việc, toàn bộ sự thật này là một số người của Cục 7 KGB đã chuyển cho V. G. Afanaxiev cuộn băng ghi âm cuộc trao đổi giữa G. Kh. Popov và một người không rõ danh tính đang bị “vòng ngoài” theo dõi. Từ đây, bí mật của cái gọi là “Cuộc khủng hoảng thuốc lá” vào mùa hè năm đó tại Matxcơva bị phanh phui - một số kẻ của Toà thị chính thành phố đã tổ chức vụ này với ý đồ gây sự bất bình với chính quyền và tranh thủ kiếm chác: đồng tâm hiệp lực còn có Xô Viết tối cao và Hội đồng Bộ truởng ra lệnh nhập khẩu 34 tỷ điếu thuốc lá của Hãng “Philipp Moris”. V. G. Afanaxiev đã đã đề nghị với M. X. Gorbachov công bố sự việc này. Kết cục đã xảy ra như đã kể ở trên.

Nhiệm vụ của “Gorby” trong lĩnh vực điều hành là tỏ ra đang hành động theo đường lối “cải tổ” đã được lựa chọn đúng đắn, song nếu khái quát tất cả những lời biện minh của M. X. Gorbachov, thì ta có thể đưa ra lời tuyên bố đặc biệt: “Đã xuất hiện những sự thái quá, những lệc lạc, nhưng tôi đâu có liên quan gì, còn các hiện tượng thứ yếu đó sẽ tự thân qua đi nhanh chóng, các bạn hãy cố gắng chờ xem”.
chuongxedap:

Sức sáng tạo đặc biệt của M. X. Gorbachov còn được thể hiện trong việc thông qua những quyết định nước đôi, thường là có lợi cho những kẻ phá hoại. Bản thân ông ta, trong những tình huống căng thẳng, bị dồn ép, lại rất biết cách phòng thủ và lảng tránh: “Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Gruzia G. D. Mgeladze xác nhận rằng vào một buổi tối muộn tại văn phòng của Bí thư thứ nhất BCHTW đảng D. I. Patiasvili đã có một cuộc thảo luận về tình hình chính trị tại Tbilixi. Tham dự có Bí thư thứ hai BCHTW đảng B. V. Nikolxki “Ông ta nói rằng Matxcơva vẫn chưa cho phép bắt giữ các thủ lĩnh cực đoan, cho dù chúng ta đã nhiều lần đề nghị, họ còn nói rằng sắp có luật rồi”. Vào chiều ngày 7 tháng 4, trong bức điện báo gửi về Matxcơva do Patiasvili ký có đề nghị áp dụng những giải pháp khác nhau: “Cần khẩn cấp truy tố trách nhiệm hình sự và hành chính đối với những kẻ cực đoan đã đưa ra các khẩu hiệu và những lời kêu gọi chống Xô Viết, chống chủ nghĩa xã hội và chống đảng. Chúng ta có đủ cơ sở pháp luật để làm điều này”.

Thật khó tin, song đó là sự thật: ban lãnh đạo Gruzia đang bị lửa đốt dưới chân, vậy mà Trung ương vẫn yêu cầu họ chờ đạo luật ra đời. Chắc chắn là có kẻ ở Matxcơva muốn cuộc khủng hoảng chính trị ở Tbilixi tiếp tục và thêm căng thẳng. Nếu như có thể cô lập tạm thời các thủ lĩnh của phong trào đối lập (đã có quá đủ cơ sở để bắt giữ vì hoạt động của những kẻ tham gia biểu tình đã bộc lộ rất rõ tính chất chống nhà nước) thì diễn biến của các sự kiện đã thay đổi và có thể ngăn chặn được một kết cục đẫm máu”. Khi ở vùng Ban Tích xảy ra tình hình tương tự, họ đã yêu cầu Matxcơva giúp đỡ, thì lại chỉ nhận được toàn những lời “an ủi”: “Phản ứng của BCHTW dưới thời Gorbachov luôn nhất quán: “Không để bị khiêu khích. Không được can thiệp. Đó chỉ là đám bèo bọt trên làn sóng đổi mới lành mạnh. Chính chúng sẽ bị cuốn trôi”.

Chúng ta còn nhận thấy điều tương tự đã diễn ra ở “quy mô thế giới”. Như trong thời kỳ diễn ra “cuộc cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc, tiếp sau những trò khiêu khích là những cuộc bãi công và hành động phản ứng của những người vô tội, “Matxcơva đã vài lần gọi điện cho Thủ tướng Adamets và yêu cầu ông ta “không được áp dụng những biện pháp trấn áp”. Nhờ đó mà có các cuộc đàm phán với phe đối lập để rồi kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của những người cộng sản”. sau đó Adamets đã bị về vuờn.

Sau này người Mỹ đã nhận xét rằng “Không ai nghi ngờ việc Matxcơva biết được điều gì đang diễn ra. Theo tôi (John Poindekster), thật ngu xuẩn khi cho rằng Matxcơva không biết được gì nhiều về việc chúng ta đang làm. Họ có những thông tin của mình. Ngay khi hoạch định chiến dịch, chúng ta đã bảo đảm rằng Matxcơva nói chung đã đoán ra việc chúng ta đang làm. Hõ đã từng phản đối, đe doạ, nhưng chưa đủ để buộc chúng ta phải thay đổi chính sách của mình”.

Khoảng giữa tháng 8 và tháng 9 năm 1991, M. X. Gorbachov đã giải quyết một nhiệm vụ nữa - tiến hành thăm dò các quân nhân về việc không thể chấp nhận một cuộc phục thù. Chỉ có thể là một cuộc bạo loạn sẽ diễn ra. Ngay trên báo chí công khai, phương án này cũng được khẳng định dựa trên cơ sở phân tích của KGB và ý kiến độc lập của các nhà dân chủ. Phác thảo của đề tài này là “Làm cách nào chiếm “Nhà Trắng” mà không có xe tăng, quân đổ bộ đường không và đội đặc nhiệm “Alfa”. Về các vấn đề chính trị - tổ chức nảy sinh vào những tháng đầu tiên hoạt động của chính quyền tổng thống ở Liên bang Nga. Ngày 21 tháng 9 năm 1991” đã được đăng tải. Các nhà dân chủ “đang doạ” chính mính. Một kế hoạch khiêu khích các quân nhân đã được tiến hành - trước hết là của Nguyên soái E. I. Saposnikov: “Các bạn, những quân nhân, hãy nắm lấy chính quyền vào tay mình, hãy thiết lập một chính phủ thích hợp với các bạn, hãy làm ổn định tình hình, hãy nhập cuộc”.

Nếu như sử dụng quan điểm điều khiển học - hệ thống để đánh giá cách thức cầm quyền của M. X. Gorbachov và phỏng theo những lời nói nổi tiếng của W. Churchill về I. V. Xtalin, thì có thể nhận ra rằng, M. X. Gorbachov đã tiếp nhận Liên Xô cùng vũ khí hạt nhân rồi bàn giao lại nó cùng chiếc cày chìa vôi: “Đó là một kiểu thủ lĩnh tàn nhẫn, thậm chí độc ác, đã dẫm đạp lên số phận và cuộc sống của hàng ngũ cán bộ cao cấp. Sau hơn 6 năm hiện diện trên cương vị tổng bí thư ông ta đã làm thay đổi hoàn toàn Bộ Chính trị và bộ phận chủ yếu của BCHTW - đó là những cuộc thanh lọc tương xứng với thời Xtalin! Về bản chất, ông ta là Xtalin, song chỉ khác Xtalin là ông ta đã không thiết lập nên mà là huỷ diệt một đế chế”.

Trong điều khiển học có một khái niệm – liên hệ ngược, nghĩa là sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối tượng điều hành phải báo cáo về nhiệm vụ. M. X. Gorbachov cũng đã thực hiện đúng như vậy, ông ta báo cáo ngay lập tức:

“Kính gửi ngài Georger Bush,

Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Và bà Bush

Ngài Georger thân mến!

Tôi và ngài đã không ít lần phải hành động một cách kiên quyết và có trách nhiệm trong những tình huống khó khăn để giữ vững sự phát triển các sự kiện theo đúng hướng. Trong tương lai có thể có những bước ngoặt lớn và tôi suy tính rằng sự cân nhắc, lựa chọn lý trí sẽ không phản lại ngài trong bất kỳ tình huống nào. Tôi sẽ giúp những người giờ đây đang gánh vác trách nhiệm của sự nghiệp cải cách, sự nghiệp đổi mới. Nhưng trước hết, giờ đây nước Nga đang cần sự ủng hộ và giúp đỡ. Chính những Nga đang trong tình hình kinh tế nặng nề nhất”.

“Phát biểu tại Nghị viện Israel, tháng 2 năm 1992, M. X. Gorbachov đã tuyên bố: “Tất cả những gì tôi đã làm với Liên Xô, tôi đã làm vì Thánh Moisei của chúng ta”. Cúng trong năm đó ông ta báo cáo tại Quốc hội Mỹ: “Thế giới có thể hít thở bình yên. Thần tượng của chủ nghĩa cộng sản từng gây nên sự căng thẳng xã hội, thái độ thù địch và sự tàn ác không gì so sánh được ở khắp mọi nơi, từng gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhân loại đã sụp đổ”. Sau này, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1999, ông ta đã tự gán cho mình giá trị: “Mục tiêu của toàn bộ cuộc đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong đảng và trong nước. Khi tôi trực tiếp làm quen với phương Tây, tôi đã hiểu rằng tôi không thể từ bỏ mục tiêu đã đặt ra. Và để đạt được nó tôi đã phải thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô và Liên Xô, cũng như ban lãnh đạo ở tất cả các nước cộng sản . Con đường của các nước xã hội - dân chủ là lý tưởng khio đó của tôi. Nền kinh tế kế hoạch đã không cho phép hiện thực hoá tiềm năng của các dân tộc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tôi buộc phải tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá những mục tiêu đó. Trong số này đặc biệt có A. Iakovlev và E. Sevardnadze, công lao của họ trong sự nghiệp của chúng ta không thể đánh giá hết được”. (Báo “Usvit” - Bình minh. Slovakia).

Còn nhiệm vụ cuối cùng của M. X. Gorbachov - đó là tiếp tục giúp phương Tây trong việc phá hoại nước Nga với tư cách hiện nay là Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu chính trị và Kinh tế - xã hội quốc tế (Quỹ Gorbachov). Trong công việc này còn có cả kinh nghiệm của những “Trung ương thần kinh” nước ngoài. Theo nguyện vọng của chúng, chúng muốn có một phân viện tin cậy nhất ngay trong lòng Matxcơva để tập hợp những năng lực trí tuệ hỗ trợ chúng trong mọi vấn đề.
chuongxedap:

Sự điều hành ở Liên Xô. 1985-1991

Cần phải nói rằng toàn bộ bản chất của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX, cảcủa chính nước Nga Xô Viết không hẳn chỉ trong những mục tiêu mờ ảo đã được tuyên bố, mà chủ yếu là trong chính đời sống thường ngày với xung động của nó đều có thể cảm nhận được. Trong sự thiếu vắng thất nghiệp, trong những thành tựu hào hùng, trong cuộc tấn công vào vũ trụ, trong tính cách lao động Nga, trong những gì đã làm được chẳng có một điều gì thể hiện: “... Cần biết một cách chính xác tổ chức xã hội cộng sản của xã hội Xô Viết là thế nào. Biết một cách có cơ sở khoa học, một cách khách quan.

Tổ chức hệ thống quyền lực và điều hành (chứ không phải là kinh tế) và cả vị trí của nó trong tổ chức xã hội nói chung đã tạo ra nền tảng xã hội Xô Viết”.

Trong vấn đề này, những năng lực trí tuệ của những người điều hành, theo năm tháng, đã có khuyết tật thực sự. Nếu như I. X. Xtalin thường xuyên phải điều hành hệ thống trong một môi trường đầy biến động phức tạp với nhiều tác động tiêu cực bên trong và từ bên ngoài, thì những người kế tục ông, khi rơi vào những điều kiện tương tự, lại làm ra vẻ như môi trường bên ngoài không có gì là thù địch, còn trong thực tế trên trường quốc tế đã rút bỏ dần hết vị trí này đến vị trí khác cho đến khi phải rút nốt vị trí cuối cùng. Những người điều hành trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1980 đã để mất đi những kinh nghiệm xử thế trong một môi trường năng đông đang biến chuyển. Thật ra, những kẻ cạnh tranh trong cuộc đấu tranh giành chiếc ghế lãnh đạo cũng tỏ ra có vài lo lắng về những kẻ kế cận và những điều khác. Nhưng tất cả những điều đó cũng không thể sánh với những tác động khắc nghiệt nhất được bộc lộ ra trong quá trình cải tổ.

Chúng ta còn nhớ rằng bộ máy của đảng đã có một đặc tính cơ bản (được hình thành từ thời Xtalin) trong Trung ương cũng như ở địa phương, nó là nền tảng của những chủ thể điều hành, tuy nhiên trong mối quan hệ với các cơ quan cấp cao nó lại trở thành khách thể: “ĐSC Liên Xô đã từ lâu không phải là đảng như khái niệm người châu Âu vần thường dùng. Họ có những đảng có thể giải tán, thành lập rồi lại giải tán. Điều đó ít ảnh hưởng tới quốc gia. Còn ở chúng ta, trong đất nước bao la và rất phong phú về vấn đề dân tộc, lịch sử đã được hình thành theo cách khác: ĐSC Liên Xô đã trở thành cơ cấu chính trị cơ bản nhất cho toàn bộ toà nhà quốc gia to lớn. Điều này có nghĩa là bất kỳ một âm mưu nào xảy ra với đảng thì nhất định sẽ ảnh hưởng tới tình trạng của toàn bộ quốc gia. Còn việc phá hoại ĐSC Liên Xô sẽ tất yếu dẫn tới hậu quả phá hoại chính quốc gia. Liệu Gorbachov, rồi Iakovlev và toàn bộ chiến hữu của họ có nghĩ tới điều đó khi chúng phá hoại ĐSC Liên Xô từ bên trong? Chúng không hề nghĩ, mà chúng biết chính xác điều đó”.

Vào đầu cải tổ, khi cần đẩy hệ thống điều hành vào tình trạng mất ổn định, ban lãnh đạo đất nước chỉ việc đi những bước đầu tiên về hướng có những hậu quả khôn lường. “Ví dụ thích hợp nhất ở đây là số phận đáng buồn của “cú đột phá” trong lĩnh vực chế tạo máy do Gorbachov và vị thủ tướng của ông ta là Ryzkov đã đề xướng một cách hết sức hào nhoáng vào năm 1985. Với sự khởi đầu này người ta khi đó đã đưa ra một núi những nghị quyết của BCHTW và Hội đồng Bộ trưởng. Người ta đã bỏ ra hơn 60 tỷ rúp đầu tư tư bản, vì điều này mà các lĩnh vực kinh tế quốc dân khác đã bị suy thoái. Còn kết cục là hoàn toàn trắng tay. Bộ chế tạo máy bị phá tán. 10 tỷ rúp bị vứt vào quan tài chôn sống. Và họ như đứa trẻ còn nhỏ ham chơi, bỏ đó vội vàng đi tìm thú chơi khác”. Điều tương tự cũng đã xảy ra với tổ hợp công nghiệp canh nông - một thứ quái vật mới sinh trên cơ sở của 6 bộ khác nhau, - nơi vào ngày 1 tháng 11 năm 1985 người ta đã bổ nhiệm V. X. Murakhovxki với cương vị Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô điều hành.

Tất thảy những gì đã được tuyên bố trong giai đoạn đầu cải tổ đều không gợi nên một sự nghi ngờ nào. Hệ thống điều hành, xã hội nền kinh tế đều đã bị các nhà tiền nhiệm đẩy vào tình trạng cực kỳ hoang tàn. Lời phê phán từ miệng Iu. V. Andropov, rồi từ miệng M. X. Gorbachov vẫn rất khách quan và thật sự rất cần những biện pháp cơ bản nhất để thay đổi nhịp độ phát triển. Điều này đã được mọi người nhất trí tiếp nhận.

Bởi vậy, những bước đi đầu tiên của M. X. Gorbachov có vẻ bề ngoài hoàn toàn là nhằm chấn chỉnh tình hình. Người ta tuyên bố về các bước tiến hành, về cuộc đấu tranh nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh vấn đề xây dựng nhà ở, thay đổi chính sách đầu tư, làm rõ những mục tiêu xây dựng xã hội - tất cả đều được phản ảnh văn kiện mới của Chương trình thứ ba ĐCS Liên Xô.

Trong nước khi đó, tệ nạn tiêu cực đã được tích lũy với một loạt thành tố, về mặt nguyên tắc không thể xếp chung với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản: tệ say xỉn ở tầng lớp thấp; tệ tham nhũng ở tầng lớp cao; tệ nạn tội phạm diễn ra dưới mọi hình thức; chất lượng làm việc thấp, nhiều phế phẩm; bệnh phong trào (đầu năm thong thả, cuối năm tất tả ngược xuôi); mất mùa sau thu hoạch; tệ lão làng trong quân đội và hải quân.Tất nhiên, những sự khác biệt vùng miền vẫn tồn tại trong quá trình này, song bức tranh toàn cảnh đã mang màu u tối nhất. Khoa học - kỹ thuật đã trở nên lạc hậu, hướng phát triển của xã hội bị đình trệ, những lợi thế so với phương Tây không còn nữa. Về mặt nguyên tắc, với tiềm năng vốn có của mình Liên Xô hoàn toàn có thể vươn tới những chuẩn mực quốc tế cao nhất. Chính M. X. Gorbachov cũng phải công nhận điều này.

Nhưng trong khi đó, trong những tiếng trống diễu hành, tiêu cực ngày càng tăng cao. Điều này lý giải cho cho những chi tiêu không thể tránh khỏi thường rất cần thiết cho bất kỳ công cuộc cải tổ tổ chức. M. X. Gorbachov đã thực sự thuận lợi để làm phức tạp tình hình điều hành bằng cách thông qua những quyết định nửa vời, dễ dàng giải thích ngược xuôi. Trong lĩnh vực điều hành đất nước, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những sai lầm rõ rệt của các bậc tiền nhiệm cùng như những biểu hiện mới có tính tổ chức: “Chúng ta đã bắt đầu nhận ra khuynh hướng nguy hiểm của việc các nhà lãnh đạo chính trị thiếu quan tâm tới công tác tình báo. Những nhiệm vụ chính trị trở nên ít hơn, mối quan hệ ngược đã hoàn toàn bị cắt đứt”.

Tổng biên tập “Tạp chí Lịch sử quân sự”, Thiếu tướng V. I. Filatov đã mô tả về phong cách của Kremli: “Tôi đã may mắn có mặt tại văn phòng của Falina (Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô) (...) được ghe ông ta nói chuyện qua điện thoại với Tổng bí thư Gorbachov - Tôi có thể làm nhân chứng về việc Falin mới thực sự là người chủ trì”. Vậy, V. M. Falin là người như thế nào? Là người lãnh đạo thực sự của Liên Xô chăng?

Sự điều hành mất cân đốiđó cũng được “bên dưới” nhận thấy và nó gây nên những vấn đề Liên Xô, sau những lần tiếp xúc với các bí thư BCHTƯ, các cán bộ của bộ máy BCHTW đều có những thắc mắc của mình.

- Có chuyện gì ở chỗ các anh? - họ thắc mắc. - Tại sao bộ máy lại ngừng hoạt động? Chung tôi thường xuyên mất liên hệ với Trung ương. Gorbachov luôn tránh gặp chúng tôi, lảng tránh những vấn đề về tương lai của đảng, mà điều chủ yếu là ông ta không giải quyết các vấn đề do cuộc sộng đặt ra”. Một bộ phận của bộ máy nằm ngoài ảnh hưởng của khuynh hướng phá hoại cũng đã có lúc định chống lại đường lối của Gorbachov, và cũng đã từng hành động để sửa chữa những khuyết điểm, song đã quá muộn nên những nỗ lực của họ đã không còn thích hợp. Sự phối hợp các mối quan hệ thông tin đang diễn ra theo chiều hướng bất lợi đã dẫn tới ý định như việc thông qua Quyết nghị của Ban bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô ngày 28 tháng 5 năm 1991 “Về cải thiện các mối quan hệ thông tin trong ĐCS Liên Xô“. Tuy nhiên, những thay đổi đã từng có thể được chấp thuận trong những hoàn cảnh khác thì giờ đây đã không đạt được kết quả nào. Giữa việc thông qua những quyết nghị, cho dù chúng có đúng đắn sâu sắc về bản chất và rất đúng lúc, với sự tồn tại trong thực tế đã có một hố sâu ngăn cách. Sự ngăn cách đó là không một ai chịu trách nhiệm thực hiện. Trước đây, nếu quyết định không được chấp hành, cho dù vì có những lý do khách quan, đều bị trừng phát rất nghiêm khắc: trước năm 1956 là bị tước đi mạng sống, còn những năm sau đó là chỉ bị tước thẻ đảng - điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt con đường hoạn lộ và danh dự cá nhân. Còn bây giờ người ta không đếm xỉa đến biện pháp trừng phạt “Thẻ đảng ở trên bàn. Xin mời, bản thân tôi cũng nghĩ là anh đã giúp tôi đấy”.

Một khi đã tuyên bố ở cấp độ hiến pháp rằng toàn bộ quyền lực trong đất nước thuộc về Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, thì điều đó cũng có phần đúng đắn về mặt luật pháp, song xét theo quan điểm lãnh đạo thì điều đó vô cùng phi lý. Một Đại hội do vị quan chức đầy kinh nghiệm như A. I. Lukianov lãnh đạo chỉ toàn quan tâm tới việc thiết lập những đặc quyền cho mình.

Tất nhiên, tình hình của năm 1985 đã khởi đầu một cách nặng nề, song điều đó không là gì khi so với những vấn đề thường xuyên đưa đến tình trạng sai lầm, không hoàn thành các nhiệm vụ xuất hiện vào cuối năm 1991. Về những điều này M. X. Gorbachov đã có lần bày tỏ một cách lấp lửng với các phóng viên truyền hình vào hồi tháng 3 năm 1991: “Tình hình càng phức tạp thì tôi lại càng thích làm việc hơn”. Thật tuyệt vời!
chuongxedap:

Tài liệu N0 3. “Những trung ương thần kinh” của Liên Xô. 1985-1991

Thật sự thiếu công bằng khi nói rằng toàn bộ “cải tổ” là sự ngẫu hứng không có cơ sở của phía “Xô Viết” và được tiến hành đúng theo thời khoá biểu của phía Mỹ. Những ý định hoạch định kế hoạch của phí “Xô Viết” là rất rõ ràng và được thể hiện trong những cuộc hội thảo, hội nghị, xemina khoa học khác nhau. Công việc phân tích đã được tiến hành từ rất lâu trước khi có cải tổ. “Tập hợp các vấn đề lý luận về cải tổ đã dần dần được hình thành. Ngay trước Hội nghị toàn thể tháng 4, một nhóm các nhà hoạt động đảng và nhà nước đã tiến hành phân tích toàn bộ tình hình của nền kinh tế. Phân tích này sau đó trở thành cơ sở cho các tài liệu của cải tổ. Chúng ta đã áp dụng các khuyến nghị của các nhà khoa học, chuyên gia có tiềm năng, tất cả những gì là tốt nhất mà tư duy xã hội có được và chúng ta đã chuẩn bị những tư tưởng cơ bản cho đường lối mà sau này bắt đầu thực hiện”.

“...Ngay hơn hai năm trước khi diễn ra Hội nghị toàn thể BCHTW ĐCS Liên Xô ... Iu. Andropov đã đi đến kết luận về sự cần thiết triển khai chương trình cải tổ việc điều hành ngành công nghiệp, còn sau đó là nền kinh tế quốc dân Khi đó quan tâm tới vấn đề này có M. X. Gorbachov, N. Ryzkov, V. Dongikh (Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô phụ trách vấn đề xây dựng) cùng một loạt các đại diện của giới khoa học, sản xuất. (...) Sự phân tích do Andropov nêu ra rất có tính thuyết phục”.

“... Công việc phân tích nghiêm túc nhất đã được khởi xướng theo sáng kiến và dưới sự chỉ đạo của Gorbachov, trước hết là liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về thực chất, đây là giai đoạn thai nghén của cải tổ - làm chín muồi những quan điểm mới và một số tư tưởng cơ bản.

Rất nhiều nhà khoa học có uy tín nhất đã tham gia công việc phân tích, như: A. G. Aganbegian, E. M. Primakov, O. T. Bogomolov, G. A. Arbatov, L. I. Abalkin, X. A. Xitarian, R. A. Belouxov, T. I. Zaxlavxkaia, I. I. Lukinov, A. A. Nikonov và nhiều người khác”.

Những người nghiên cứu có thiện tâm đã trực tiếp tập trung mối quan tâm của mình vào việc nghiên cứu tất cả những gì liên quan việc hoạch định, phân tích: “Có cần tới một học thuyết về cải tổ không? Nên hiểu thế nào về những sự kiện bất thường luôn thay đổi trong các công trình lý luận của Gorbachov “bài báo được viết tại Foros”, bài được đăng trong cuốn sách của ông ta “Biến loạn tháng tám - nguyên nhân và hậu quả”. Song thật vô ích, trong bài viết này đã trả lời cho những vấn đề cho những người có quan tâm “Cải tổ có cần cho xã hội không, hây đấy là một sai lầm? Mục tiêu thực sự của nó là thế nào?Thế nào là đổi mới quốc gia? Liệu đã cần bắt đầu những cải biến nguy hiểm như vậy không?”.

“Vai trò của “đội quân thứ năm” trong việc hoạc định học thuyết cải tổ là vô cùng tệ hại. Học thuyết cải tổ đó, xét theo diễn biến và những kết quả của nó, dường như về thực chất là hiện thực hóa chiến lược “kiềm chế” trong Chỉ lệnh SNB-68 của Mỹ.Giáo sư V. K. Dolgov đã đúng khi phát biểu tại Hội nghị toàn thể của BCHTW ĐCS Liên bang Nga rằng: “ý kiến cho rằng sau khi bắt tay vào công cuộc cải tổ, các nhà tổ chức cải tổ vẫn chưa có được lý luận về những biến đổi đã diễn ra, là không đúng. Tính chất liên tục của các sự kiện cho thấy tính lô gic chặt chẽ và tính định hướng rõ ràng của những người ủng hộ khuynh hướng tư duy “mới”. Mặt khác, lý luận đó, mà cả kế hoạch cụ thể, tất nhiên, chưa phải là của toàn dân. Đương nhiên, chúng đã được soạn ra sau lưng đảng”.

Tất nhiên, không nói tới nhân dân. Song các nhân tố của một học thuyết chính trị - “Tư duy chính trị mới” đã trở thành nền tảng của đường lối quân sự và đối ngoại cho “cải tổ”, - mặc dù trong phương án tuyên truyền, chúng đã được công bố tất cả. Học thuiyết đó còn được đưa thành tên gọi cho một cuốn sách của M. X. Gorbachov là “Cải tổ và tư duy mới đối với đất nước chúng ta và toàn thế giới”, được phương Tây chào đón rất nhiệt thành. Cũng có thể thấy rõ từ cuốn sách này rằng trong “tư duy mới” đã bao hàm những nguồn gốc phá hoại nền quốc phòng và nền an ninh đối ngọi của chúng ta về chính trị và tư tưởng.

Như phần lớn các kế hoạch, chương trình và sáng kiến “thời đại” của chúng ta trong quá khứ, “tư duy chính trị mới” cũng được quảng bá rộng rãi, thực chất chỉ là ẩn danh (không phải một mình Gorbachov chắp bút cho chúng). Song không quá khó để phát giác ra những dấu vết “sáng tạo” của “những cố vấn bí mật cho các lãnh tụ” của chúng ta - những kẻ đã hàng chục năm ròng được nuôi dưỡng bằng thứ rác thải trí thức từ nhà bếp chính trị học của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Sản phẩm chủ yếu của nó chỉ cung cấp cho một nơi duy nhất đăth hàng - Lầu Năm Góc, CIA và những quỹ hùng mạnh (kiểu như Quỹ Di sản), được những chủ nhân thực sự từ Mỹ tài trợ.

Các nhà chính trị học Mỹ, tất nhiên, quá rõ ai là kẻ sở hữu, lý luận và hiện thực hóa “tư duy mới” vào cuộc sống và họ có thể gọi tên ra một loạt những kẻ đó: A. Iakolev, E. Sevardnadze, E. Primakov, G. Arbatov, F. Burlatxki và G. Sakhnadarov cùng các viện phó của Arbatov là V. Zurkin tại Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (hiện nay là Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô), A. Kokosin và những kẻ khác”.
chuongxedap:

Chúng tôi cố gắng phác nên bức tranh toàn cảnh của tất cả các “Trung ương thần kinh” tuyệt vời của chúng ta, thành phần cán bộ của chúng cùng các lời khuyến nghị mà họ đã đưa ra. Hiện nay đang có cả một cuộc tranh tài về việc xác định ai là kẻ ngu xuẩn đầu tiên đã nghĩ ra “cải tổ”. Những người đó đều được kiểm chứng và đều được khẳng định họ là những kẻ đầu têu.

Nhóm thuộc Hội đồng liên bộ về nghiên cứu kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa. “Trong kho lưu trữ của BCHTW ĐCS Liên Xô có những nhân viên lưu trữ đã phát hiện được những báo cáo thuộc loại mật do các nhà kinh tế học lập ra theo mệnh lệnh của Iu. Andropov. Nhóm này, được hình thành trực thuộc Hội đồng liên bộ về nghiên cứu kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, đã tiến hành phân tích các cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nam Tư, Hungari và trên cơ sở đó đã họ đưa ra những tiếp thu của mình về tự do hóa kinh tế ở Liên Xô. Khi Andropov qua đời, nhóm này đã bị giải thể”. Tác giả đã được trò chuyện với nhà kinh tế học nổi tiếng là T. I. Koriagina.

Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô. “Vào đầu những năm 1980, chính trong KGB đã xuất hiện một nhóm chuyên gia trẻ đã đề cập tới vấn đề cải cách. Và chính trong KGB cũng đã nhận thấy tính chất cần thiết của chúng”; “Các báo cáo mật của KGB về cuộc khủng hoảng kinh tế đã trở thành sự kích thích cho cải tổ”.

Viện Nghiên cứu kinh tế và các quan hệ quốc tế. “Ngay khi có cơ hội đầu tiên Gorbachov đã lập tức đưa Iakovlev về Matxcơva làm Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và các quan hệ quốc tế. Theo ý kiến của ông ta, viện phải trở thành “Tổ hợp thần kinh”, trường tư duy kiểu Mỹ, vì điều này mà nó cần một giám đốc mới. Cơ sở khoa học này đã cho ra lò những cố vấn quan trọng nhất cho Kremli...”

Ủy ban trực thuộc BCHTW ĐCS Liên Xô. Trong ủy ban có hai tổ chức: Nhóm Công tác với những người tham gia là các phó chủ chốt của ủy ban Kế hoạch quốc gia, Bộ tài chính, Bộ Lao động, ủy ban quốc gia về khoa học và kỹ thuật, ủy ban Vật giá quốc gia, ủy ban Thống kê quốc gia và Ban Khoa học hợp nhất giám đốc các viện nghiên cứu kinh tế chủ chốt do viện sĩ Giám đốc D. Gvisiani lãnh đạo.

Sau này Gorbachov đã nhiều lần nhắc tới hàng chục tài liệu từng soạn thảo vào thời điểm ông ta được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư. Công việc của ủy ban Bộ Chính trị về hoàn thiện sự điều hành cũng là một trong những hướng hình thành của nó.

Vì lãnh đạo Ban Khoa học là Dzermen Gvisiani, nên chức năng của ban được chia cho các vụ do Boris Milner, Xtanixlav Satalin lãnh đạo và cho phòng thí nghiệm của viện.

Có lẽ, tài liệu nghiêm túc nhất do Ban Khoa học này soạn thảo là “Lý luận hoàn thiện cơ chế kinh tế xí nghiệp” theo lệnh của Ryzkov, dày tới 120 trang đề cập tới những phương hướng chủ yếu của cải cách kinh tế có thể xảy ra ở quy mô liên bang. Tham gia soạn thảo, ngoài cán bộ của phòng thí nghiệm chúng tôi, còn có các nhà kinh tế học trẻ tuổi của Lêningrad như Anatoli Chubais, Xergei Vaxiliev, Xergei Ignatiev, Iuri Iarmagaiev và nhiều người khác”.

“Trung ương thần kinh” không chính thức trực thuộc Gorbachov. “Khi lãnh đạo Trung ương thần kinh của M. X. Gorbachov, A. N. Iakovlev đac tập hợp được rất nhiều chuyên gia và rất nhiều tài liệu, hình thành nên được một hệ thống các khái niệm về cải tổ xã hội, cũng như đề ra những biện pháp thực tế cần được áp dụng để đạt được những thay đổi hiện thực trong nước. Ông ta thực sự là người khởi xướng ra các bản báo cáo và bài phát biểu của tổng bí thư. Cùng với ông ta, tham gia vào hoạt động của Trung ương thân kinh này còn có nhiều nhà khoa học xã hội nổi tiếng như V. A. Medvedev, L. I. Abankin, A. G. Aganbegian, A. N. Anchiskin, X. A. Xitarian, N. B. Bikkenin, X. X. Xatalin, N. Ia. Petrekov, V. P. Mozyn.Ngoài ra còn nhiều chuyên gia của các viện nghiên cứu khoa học khác nhau về kinh tế, quan hệ quốc tế, của Bộ Ngoại giao, BCHTW ĐCS Liên Xô, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các bộ và nhiều cơ quan cộng tác”; “cần có một trung tâm trí tuệ. Ngay từ năm 1981 Gorbachov đã tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia của nhiều cơ quan khác nhau để hỏi ý kiến của họ về nhiều vấn đề khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần về lĩnh vực nông nghiệp. Gorbachov và Ryzkov thường xuyên tổ chức những cuộc họp tại BCHTW để thảo luận về mô hình cải cách kinh tế tương lai. Trong đội ngũ những nhà kinh tế học thường xuyên tham gia các cuộc thảo luận này có cả những trí thức thuộc “thế hệ những năm 60” - Viện sĩ A. Aganbekian, G. Arbatov, V. Tikhonov, O. Bogomolov, T. Zaslavxkaia, Tiến sĩ khoa học L. Abankin, X. Xitarian P. Belouxov, N. Petracov và nhiều người khác.

“Công ty thần kinh” do Gorbachov và Ryzkov lập nên đã đưa ra những phương hướng cơ bản cho cải cách kinh tế. “Tôi cho rằng, - vài năm trước đây N. Ryzkov khẳng định, - cội nguồn cải tổ có từ đầu năm 1983, vào thời điểm mà Andropov giao cho chúng tôi - một nhóm cán bộ có trách nhiệm trong BCHTW ĐCS Liên Xô, trong đó có tôi và Gorbachov, chuẩn bị những quan điểm mang tính nguyên tắc cho cải tổ kinh tế”.
Chỉ cho tới khi công cuộc cải tổ đã bắt đầu vòng quay của mình và “quá trình đã diễn ra” thì mới bộc lộ rõ ra rất nhiều mặt tiêu cực của nó, quần chúng bắt đầu có những biểu hiện nghi ngờ về đường lối đã được lựa chọn và các thông tin như thế đều được báo cáo lên tới người khởi xướng chủ yếu của nó. M. X. Gorbachov đã buộc phải đưa ra những lời giải thích. Như khi phát biểu tại cuộc gặp trong BCHTW ĐCS Liên Xô với những nhà hoạt động khoa học và văn hoá vào ngày 6 tháng 1 năm 1989, ông ta đã phải nói: “Tôi muốn phản đối một trong những định kiến hiện rất phổ biến hiện nay mà tôi cho là sai lầm - tôi muốn nói tới khẳng định của một số đồng chí rằng dường như chúng ta đang dẫn dắt sự nghiệp cải tổ trong nước mà không hề có một chương trình được hoạch định sẵn, rằng chúng ta không biết mình đang tiến đi đâu và muốn gì.

Chính việc hoạch định lý luận và đường lối cải tổ đã chứa đựng nội dung cơ bản trong giai đoạn đầu của nó. Nhân đây tôi muốn nhắc lại một vài yếu tố.

Chúng ta đã có một sự phân tích sâu sắc và đánh giá về nguyên tắc, trong đó đề cập tới xã hội chúng ta vào giữa những năm 1980, tại Hội nghị toàn thể tháng 4 của BCHTW năm 1985. Khi đó chúng ta đã đề ra nhiệm vụ phát triển xã hội để phá bỏ sự trì trệ. Song tôi muốn nói rõ hơn, bản thân hội nghị toàn thể tháng 4 chỉ có thể đã được tổ chức trên cơ sở có một sự chuẩn bị công phu từ những năm trước đó.

Đã có cả một giai đoạn tư duy có phân tích và đánh giá về tinh thần diễn ra trước khi công cuộc cải tổ xuất hiện trong xã hội. Tất cả những điều đó đã được chuẩn bị và đã chín muồi trong đảng, trong lĩnh vực khoa học, văn hoá và trong các nhóm xã hội rộng rãi.

Cần nói thẳng ra rằng, một tiềm năng vững chắc của những tư tưởng mới đã được hình thành. Tất cả chúng ta đều đã nhận thấy rằng không thể sống như trước nữa.

Và thực sự là cá nhân tôi không phải chỉ một lần gặp gỡ và phát biểu với rất nhiều người trong số các bạn về những vấn đề như thế này từ rất lâu trước khi có Hội nghị toàn thể tháng tư của BCHTW. Mà không chỉ có mình tôi. Nikolai Ivanovich (ông ta hướng tới N. I. Ryzkov), đã phải soạn thảo biết bao tài liệu làm cơ sở cho những bài phát biểu này?

N. I. Ryzkov: Một trăm mười.

M. X. Gorbachov: Một trăm mười tài liệu có ở chỗ tôi và ở chỗ Nikolai Ivanovich. Tất cả tại liệu này liên quan tới một giai đoạn rất xa trước khi có Hội nghị toàn thể tháng tư. Đó là những kết luận của các viện sĩ, các nhà văn, các chuyên gia lớn và của các nhà hoạt động xã hội”. Vậy là, chỉ với chừng 110 tài liệu, họ đã bào chữa được cho việc cần thiết đổi hướng phát triển trước đây sang “cải tổ”.

Đây chính là thời gian đáng lưu ý tới việc nhân dân, nói chung, cần có những giải thích về cải tổ. Một kẻ khởi xướng ra bất kỳ cuộc cải cách nào cùng đầu phải trình ra nhất chương trình, trong đó có sự mô ta chính xác và phải được toàn dân chấp thuận, kể cả những chỉ tiêu cơ bản trong tình trạng lý tưởng đạt được mà nó cần nhắm tới. Kẻ đó phải giải thích rõ ràng về những biện pháp thích hợp sẽ lấy từ đâu ra và điều chỉnh chúng ra sao; Cơ chế nào là thích hợp cho nó - có thể phải cần có một tổ chức điều hành đặc biệt với toàn quyền đặc biệt, ai sẽ là người lãnh đạo nó (rất mong là do một người tổ chức có nhiều kinh nghiệm); những phương thức nào sẽ được sử dụng, đồng thời chống chọi với những nguy cơ trong và ngoài ra sao khi hệ thống bị bị rơi vào tình trạng phát triển không bền vững. Đã chẳng có một điều gì như thế được nói tới và chúng ta còn nhận thấy đến tận bây giừo chúng vẫn không được nói tới. Thay vào đó, Gorbachov đã huyên thuyên đủ điều ngon ngọt, nhưng hoàn toàn chẳng có gì ăn nhập với đề tài.

Từ những bằng chứng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau này có thể kết luận thế nào: Trong vấn đề này ai đúng, còn ai đã sai lầm? Tôi cho rằng không có ai định lừa dối chúng ta cả. Tất cả đều nói sự thật. Tất cả những người đã nhận lệnh “trên” - với lòng thành kính của mình - đã lập ra kế hoạch. Sau đó, để có được một kế hoạch toàn diện và thống nhất, các bộ phận đã họp lại với nhau và gia công cho phù hợp. Mà chỉ có những chuyên gia tốt, giàu kinh nghiệm, nắm vững quan điểm hệ thống mới đủ sức làm được điều này. Ví dụ như Viện Nghiên cứu hệ thống thuộc Viện Nghiên cứu khoa học toàn liên bang.

Trong thời kỳ “cải tổ” số lượng những tổ chức như thế thực sự tăng cao. Và ở Liên Xô đã có những “Trung ương thần kinh” sau đây hoạt động:

Hội đồng Hoạch định - Tư vấn cao cấp trực thuộc Tổng thống Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga. “... Các cựu nhân viên tư vấn của Tổng thống (M. X. Gorbachov), những “người đội trưởng của công trình cải tổ” năng động này là: Arbatov, Zaxlavxkaia, Bunich, Smelev, Tikhonov và nhiều đại diện sáng giá trong gới viện sĩ. Lớp người kế tục họ là: Popov, Xovchak, Xtarovoitov và những người đại loại như vậy. Cho đến tận bây giờ họ vẫn vây quanh lãnh tụ Nga với cương vị là những ủy viên của Hội đồng Hoạch định - Tư vấn cao cấp, cái được mọi người gọi là đường lối phá hoại Tổ quốc của chúng ta.

Viện Mỹ và Canada. Về thực chất, viện này đã biến thành một sự tiếp tục của các “Trung ương thần kinh” và CIA của Mỹ từ rất lâu trước khi cải tổ. Trong những năm tháng mà chúng ta quan tâm, nó đã trở thành không chỉ là “Trung ương thần kinh” mà còn là “Trò lừa dối của hội tam điểm” bởi nó không chỉ phụ thuộc về mặt hình thức, mà còn là công cụ tác động của ma phia để chống lại quốc gia Xô Viết và nhân dân Liên Xô. Trên cơ sở của nó người ta đã thành lập nên một xí nghiệp liên doanh Xô - Mỹ là dự án Nghiên cứu Xô - Mỹ về các vấn đề ổn định. Đồng Giám đốc của nó là viện sĩ G. A. Arbatov và cựu Phó giám đốc CIA A. Coks.

Nhóm Phân tích thông tin thuộc bộ máy Tổng thống Liên Xô. Đầu năm 1991, N. A. Zenkovich thuộc Văn phòng báo chí BCHTW ĐCS Liên Xô, nay là phóng viên chính luận rất nổi tiếng, được điều sang làm việc tại “Bộ máy Tổng thống Liên Xô, vào một nhóm phân tích thông tin mới vừa thành lập.

Chức năng của nhóm là chuẩn bị các tư liệu trực tiếp cho M. X. Gorbachov trên cơ sở những thông báo hàng ngày của KGB, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Nội vụ và điện báo của các đại sứ quán”. Tuy nhiên, N. A. Zenkovich đã từ chối đề nghị này với lý do là tổ chức này của Tổng thống Liên Xô - cơ quan duy nhất không có tổ chức đảng.
chuongxedap:

Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô. “Đã có bao nhiêu viện nghiên cứu xã hội học bị giải thể... Các nhân viên của chúng đi đâu? Phần nhiều họ đã vào các viện nghiên cứu của KGB. Những nghiên cứu xã hội trong khuôn khổ của KGB vẫn được tiến hành thường xuyên ở mức độ rất cao. Liệu ai đã có được số liệu chính xác về những gì đang diễn ra trong nước? Chỉ có ở KGB”. Các nhà xã hội học đã thu nhận được nhiều điều lĩnh vực điều khiển học xã hội dưới cái tên gọi là “Mô hình hóa các quá trình kinh tế và chính trị toàn cầu”. Vào “thời điểm có trách nhiệm”, như vụ Tháng tám năm 1991, “Dường như, trước khi có vụ biến loạn không lâu, Trung tá Valeri Komkov, chỉ huy một phòng nghiên cứu xã hội học của KGB Liên Xô đã có cảnh báo về việc đại đa số thành viên chiến dịch sẽ không chấp hành các mệnh lệnh của các tổ chức dưới đây, 18 - 21 /8 / 1991”.

Cuộc hội thảo tại Núi Rắn (zmeinyi). “Vào cuối tháng 8 năm 1986, một nhóm các nhà kinh tế trẻ tiến hành hội thảo tại Núi Rắn ở ngoại ô Lêningrad. Tại đó có tôi, Anatoli Chubais, Xergei Vaxiliev, Pietr Aven, Xergei Ignachiev, Viachexlav Sironin, Konxtantin Kagalovxki, Georgi Trofimov, Iuri Iarmangaiev. Tất cả có khoảng 30 nhà kinh tế thị trường. Trong phạm vi hạn chế, chúng tôi thảo luận những vấn đề nguy hại nhất về mặt tư tưởng, như: các con đường hình thành kinh tế tư bản; việc bảo đảm quyền tư hữu.

Tất cả chúng tôi đều cảm nhận rõ sự tự do rộng mở, một khoảng không cho những nghiên cứu khoa học, cho những nghiên cứu thực sự các quá trình đang diễn ra trong nền kinh tế.

Cuộc Hội thảo của phòng 38. Vào tháng 7 năm 1988, tại Viện Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội ở Lêningrad đã diễn raâcí gọi là “Cuộc Hội thảo của phòng 38”. Phát biểu tại hội thảo, nhà “nữ dân chủ” nổi tiếng Xtarovoitova đã đăth vấn đề về quan hệ dân tộc, theo bà, là của nhóm cấp tiến cải tổ do A. Iakovlev đại diện trong Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, “Phương án cấp tiến” giải quyết vấn đề dân tộc đã xuất hiện trên cơ sở những cuộc hội đàm riêng của Iakovlev tại Estoni với một số nhà lãnh đạo bộ máy Đảng của nước cộng hòa này.

Phương án này được coi là một phương châm có ý thức nhằm làm suy yếu mối quan hệ giữa các dân tộc để phát triển nhận thức dân tộc độc lập. Mục tiêu của nó là: làm suy yếu, phân hóa các mối quan hệ giữa các dân tộc để các cơ quan hành chính dân tộc có khả năng tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao bình đẳng với cơ quan Trung ương.

Xtarovoitova đã nhận xét rằng Estoni cần trở thành trường bắn thử nghiệm các ý tưởng của Iakolev về việc phân hóa với Trung ương...

Trong cuộc hội thảo này, Xtarovoitova cũng đã chỉ ra một trường bắn được dùng để đấu tranh nhằm phân hóa mối quan hệ giữa các dân tộc với Trung ương là Armeni thông qua việc làm phức tạp tình hình tại Nagornyi Karabakh. Theo bà, tình hình phức tạp tại khu vực này đã được nhận diện từ 2 năm trước. Theo tuyên bố của Xtarovoitova, điều quan trọng nhất là người Armeni chiến thắng người Azerbaidzan, bởi điều đó có ý nghĩa như một chiến thắng đầu tiên, chủ yếu và quyết định đối với chính sách dân tộc của Lênin và Xtalin.

Ngoài ra còn một nhóm khác, tạm gọi là Nhóm ủng hộ các quyết định của Đại hội Đảng và Hội nghị toàn thể. Tất cả mọi mánh khóe diễn ra với các ủy viên Trung ương Đảng và các đại biểu do nhân dân bầu ra, đồng thời cũng diễn ra trước mắt những khán giả truyền hình, khi mà hầu hết các bài phát biểu tại cuộc họp đều kêu gọi đi tới một quyết định và tất cả những người dự họp đều nhất trí, thì lại có người biểu quyết chống lại. Để rồi sau đó ngoài hành lang, khi nhớ lại hành vi của mình, các đại biểu đã phải tỏ ra ngạc nhiên rằng “tại sao chúng ta có đủ trí tuệ đến thế, lại có thể “đớp” một con mồi rẻ rúng đến như vậy?”. Tuy nhiên, tất cả đều đã muộn - quyết định đã được biểu quyết.

Rõ ràng, trong trường hợp này người ta đã sử dụng tới công nghệ gây ảnh hưởng tác động tới một nhóm dự họp, song mang quy mô cả nước. Công nghệ này đã từng được nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội do Giáo sư V. E. Boikov lãnh đạo đề xuất từ thập kỷ 1970 - 1980. Cơ sở của phương pháp tác động này là tập hợp và phân tích thông tin bằng cách trưng cầu ý kiến số đông trong cuộc họp - thông thường vào khoảng 300 đến 500 người. Dữ liệu được xử lý bằng cách biểu quyết giơ tay.

Công nghệ dự báo - thông tin “RISC-1” cũng từng được nhóm nghiên cứu của V. B. Tikhomirov lập ra và nó tỏ ra khá điển hình đối với những người luôn thể hiện mình là có kỷ luật. Với tư cách là một nhà vật lý nguyên tử, ông đã viết hàng loạt cuốn sách về vấn đề kế hoạch hóa và phân tích các thí nghiệm khoa học. Sau này, ông đã chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu hệ thống trong chính trị. Ông đã từng là Chủ nhiệm Khoa Phân tích hệ thống các quan hệ quốc tế của Trường đại học Quan hệ quốc tế; đã từng sang Mỹ công tác; đã từng là đồng lãnh đạo tại UNITAR (United Nations Institute for Training and Reseach - Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục trực thuộc Liên Hợp Quốc): “Những người Mỹ đã đánh giá cao kinh nghiệm phân tích chính trị của tôi: họ đã nhiều lần giúp tôi được lưu lại làm việc tại Liên Hợp Quốc vì cho rằng họ có lợi trong việc giữ tôi ở lại nước ngoài hơn là để tôi giảng dạy những kinh nghiệm và kiến thức thu được cho đất nước”. Sau khi từ Mỹ trở về tôi được chuyển sang Trường Đảng cao cấp Matxcơva, nơi V. N. Soxtakovxki là Hiệu trưởng. Đó là người đã biến nhà trường thành một trong những “Trung ương thần kinh”, còn sau năm 1991, ông ta đã chuyển sang làm Giám đốc Quỹ Gorbachov của Trung tâm kiến thức xã hội. Bản thân V. B. Tikhomirov đã đưa ra một loạt công nghệ dự báo và phân tích thông tin mà “việc áp dụng chúng đã cho phép giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới việc mô hình hóa tình hình chính trị phức tạp, đồng thời đã dự báo khá chính xác những kết quả biểu quyết trong các đại hội Đảng, đặc biệt là trong Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô và trong phân tích tình hình ở Litva, Mondavi và Ucraina.
chuongxedap:

Những công nghệ này đã cho phép dự báo về tư cách (hành vi) của các đại biểu và cho người làm chủ thông tin một dự báo sớm về tiến trình cuộc họp. Điển hình nhất là việc những nguyên tắc này đã được tiến hành trên một quy mô lớn từ đầu tháng 7 năm 1990 trước Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô. Người quan tâm theo dõi vấn đề này là Trợ lý Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô V. M. Legoxtaiev, ông ta nói: “Đối với tôi,... việc nhóm Gorbachov sử dụng kỹ thuật mánh khóe này với đội quân gần 5 nghìn đại biểu không còn là bí mật.

Ngay từ hồi còn là sinh viên tôi đã biết tới câu nói của Norbert Wiener1 rằng một người lính đơn độc còn thông minh hơn cả một đội quân. Sau này, khi đã rơi vào guồng quay của bộ máy đảng, đặc biệt là dưới thời Gorbachov, tôi đã vận dụng nó làm nguyên tắc hành động của mình. Trong việc sử dụng kỹ thuật mánh khóa với một đám đông, nguyên tắc này đã có thể được hiểu rằng: “một người lính đơn độc (trong đoàn chủ tịch đại hội) luôn luôn thông minh hơn cả một đội quân (đang huyên náo đối lập anh ta trong cuộc họp)”. Trong vấn đề này, xuất hiện một quy luật: “đội quân” càng đông, càng nhiều loại người cùng chen chúc trong một căn phòng, thì hình ảnh “người lính” trên ghế chủ tịch đoàn càng sáng giá hơn. Điều này cũng có nghĩa là khả năng thành công của mánh khóe áp dụng với “đám đông” trong những lợi ích nhất định càng đáng kể hơn.

Lịch sử nước Nga gần đây nhất cũng cho thấy không ít ví dụ khẳng định cái mà tôi gọi là “nguyên tắc dân chủ của Wiener”. Tư duy sâu sắc của “nguyên tắc Wiener” cho phép chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của nền dân chủ là mánh khóe lừa dối đại đa số dân chúng càng tin cậy bao nhiêu thì những quyền lợi kinh tế và chính trị (nhiều khi chúng chỉ là một) của thiểu số càng lớn bấy nhiêu. Giá trị đặc biệt của nền dân chủ là ở chỗ đám đông bị lừa dối không thể trách cứ cụ thể một người nào bởi chính họ đã biểu quyết”.

Trong thời gian tiến hành đại hội đã xảy ra một tình tiết thú vị. Do Gorbachov sơ ý, mọi người trong phòng họp đã nghe được lời phát biểu của người thợ mỏ Bludov của tỉnh Magadan, ông ta đề nghị: “Để BCHTW ĐCS Liên Xô do Bộ Chính trị đứng đầu nghỉ hưu và không bầu lại họ vào thành viên các cơ quan lãnh đạo đại hội do đã thất bại trong công tác hoàn thành Chương trình lương thực và các nghị quyết của Đại hội ĐCS Liên Xô, nghị quyết của Hội nghị XIX. Tôi đề nghị biểu quyết”. Gorbachov đã lúng túng một lúc, để mất đi khả năng hùng biện của mình, đứng bất động trước một đống micro, dường như đang bị ghẹn. Sau đó, ông ta nói với một vẻ thiếu tự tin: “Tôi nghĩ rằng vấn đề này... ta sẽ quay lại sau, các đồng chí nhỉ?”. Trong phòng họp có một ai đó nói lớn: “đồng ý”. Vậy là vấn đề nêu ra được dừng lại ở đó.

Đại biểu Boldyrev đề nghị đưa vào chương trình nghị sự vấn đề: “về trách nhiệm chính trị của BCHTW ĐCS Liên Xô trước nhân dân”. Một vấn đề thực sự rất quan trọng! Gorbachov cho biểu quyết: 1022 phiếu thuận. Vấn đề đã không được thông qua, song rõ ràng là có tới 3/4 tổng số đại biểu là theo cánh cấp tiến, là kẻ thù điên cuồng của Đảng và cũng là chỗ dựa của Gorbachov tại đại hội này”.

Cần phải thấy rằng con số này không thật chính xác. Kết quả thăm dò của nhóm đại biểu Nga, khi so sánh với đại đa số các đại biểu của đại hội, được đưa ra trước khi tiến hành đại hội - ngày 17 và 18 tháng 6 năm 1990, đã cho ta thấy một bức tranh như sau: Trong nhiều vấn đề có tính nguyên tắc, các nhóm thường được chia thành 3/4 và 1/4. Ví dụ:

Vấn đề: đồng chí ủng hộ cho một tương lai nào của Liên Xô? Trả lời: liên minh (federation) các nước cộng hòa liên bang - 73%; hiệp thương (conferention) - 13%; kết hợp cả hai hình thức - 8%; khó trả lời - 6%.

Vấn đề: đồng chí ủng hộ nguyên tắc nào trong xây dựng đảng? Trả lời: theo kinh tế lãnh thổ - 72%; để những người cộng sản quyết định - 21%; theo lãnh thổ - 7%; vì lợi ích của những người cộng sản (thành lập những câu lạc bộ đảng - 4%; khó trả lời - 1%.

Vấn đề: đồng chí có đồng ý với những ý tưởng được phát biểu tại đại hội không?... “trên các phương tiện thông tin đại chúng đang tuyên truyền những tư tưởng phi chủ nghĩa xã hội?” Trả lời: đồng ý - 75%; không đồng ý - 18%; khó trả lời - 7%.

Trước khi bắt đầu đại hội, người ta đã đưa ra vấn đề: thái độ của bạn thế nào đối với ý tưởng xóa bỏ các tổ chức đảng trong quân đội, trong các cơ quan Bộ Nội vụ, trong Viện Kiển sát và trong KGB? Trả lời: phản đối - 63%; ủng hộ - 26%; khó trả lời - 11%. Cũng vấn đề đó, kết quả trả lời sau đại hội là: phản đối - 34%; ủng hộ - 24%; khó trả lời 42%. Trung tâm Nghiên cứu xã hội học đã đưa ra đánh giá khái quát : “Theo kết luận của chúng tôi, quan điểm của các đại biểu đại hội giống như của những kẻ đang đứng giữa ngã ba đường”.

Các nhà khoa học của Viện Xã hội học trực thuộc BCHTW ĐCS Liên Xô đã kiến nghị: “mức độ phổ cập thông tin của Đảng về mặt tư tưởng phải ngang tầm với mức độ phổ cập thông tin của toàn xã hội, thậm chí của quốc tế; mức độ phổ cập thông tin cho Đảng cần phải cao hơn mức độ phổ cập thông tin của các lực lượng chính trị khác trong xã hội”. Họ đã đưa ra lời dự báo trên cơ sở so sánh với tình hình ở Ba Lan mà Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan đã bị thất bại vào năm 1989 trong cuộc bầu cử trước Công đoàn “Đoàn kết”...
___________________________________
1. Nhà khoa học Mỹ (1894 - 1964), tác giả của nhiều công trình ngh khoa học về điều khiển học, phân tích thuật toán, lý thuyết xác suất.(ND).
chuongxedap:

Ngoài những tổ chức phục vụ “các nhà dân chủ” đã nêu trên, còn có cả chục tổ chức nghiên cứu khác, như: Trung tâm Phân tích và Dự báo của Xô Viết Tối cao Liên Xô do V. P. Lykin đứng đầu; Văn phòng Phân tích tình hình trực thuộc Chủ tịch Đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô (được thành lập dưới thời Eltxin để dành cho những ứng cử viên đại biểu nhân dân nước Cộng hòa liên bang Nga vào tháng 3 năm 1990; từ năm 1991 chuyển sang trực thuộc Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Cộng hòa Liên bang Nga cũng do V. P. Lykin đứng đầu); Viện Phổ cập thông tin xã hội và Phát triển khoa học do A. I. Pakitov làm Tổng giám đốc, từ tháng 7 năm 1992 ông ta lãnh đạo Trung tâm Phân tích thông tin của Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga;...

Sau thắng lợi của các nhà dân chủ vào tháng 8 năm 1991, G. E. Kughinhian đã giải thích sự xuất hiện của Hãng Thông tấn phân tích thông tin của Quỹ “Trung tâm sáng tạo thử nghiệm” với tư cách hàng đầu của một trung tâm độc lập: “Đất nước cần có một trung tâm thông tin chính trị độc lập kiểu RAND Coporation của Mỹ hoặc như các trung tâm tương tự khác trên thế giới, có thể phân tích khách quan tình hình diễn ra. Vấn đề là các trung tâm chính thức ở các bộ thường phản ánh tình hình theo hướng có lợi cho bộ của mình bởi chúng bị phụ thuộc. Tình hình đất nước đang trở nên rất khó khăn cho việc điều hành, và ý tưởng này được coi là thích hợp...

Cũng cần phải nói rằng, chỉ trong vòng vài năm, Trung tâm này đã đưa ra 10 -12 dự báo chiến lược lớn có độ chính xác cao. Một trong những huyền thoại chính trị đó là:

Để giải đáp sự kiện tháng 8 năm 1991, một bài báo với tựa đề “Tôi - nhà tư tưởng của tình trạng khẩn cấp” ký tên X. E. Kughinhian. Theo chúng tôi, bài báo thể hiện ông ta là một nhà quan sát tinh tế, nhất là vào những ngày này có quá nhiều tư liệu, đó là một bức tranh rất có ích và khách quan. Tùy bạn đánh giá về nội dung cơ bản của nó là: “Cái gọi là đảo chính do ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp đã áp dụng là một điều phi lý và chỉ là suy đoán”

Tôi không thể chấp nhận giả thuyết về tính không chuyên nghiệp của các nhà tổ chức bạo động, khi mà quyền lực thực sự đã nằm trong tay họ. Họ đủ khả năng để nhấn nút khởi động hệ thống. Chỉ đơn giản là họ đã không ra lệnh. Hiện vẫn chưa đủ thông tin để giải đáp vấn đề này, song có thể nêu ra 3 giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất. Có sự thỏa thuận với M. X. Gorbachov. Không phải tất cả các thành viên tổ chức bạo động mà chỉ vài người trong số họ đã thỏa thuận với Gorbachov. Khi đó thì việc tự tử của Pugo sẽ trở nên dễ hiểu hơn vì ông ta là người hiểu ra sự thật muộn nhất. Giả thuyết này hiện nay đang được các nhà Xô Viết học, tâm lý học và các chuyên gia nghiên cứu của Lengli (CIA) và RAND Coporation tích cực tung lên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi chỉ nêu ra để bác bỏ nó. Gorbachov có thể theo đuổi mục tiêu gì khi thực hiện một nước cờ nguy hiểm đến như vậy? kẻ chơi trò đòn xóc hai đầu, để lộ mọi quân bài cho Eltxin biết chỉ có thể là sếp KGB.

Giả thuyết thứ hai. Cuộc bạo động ngụy tạo này là một hành động phô trương (demars) của cánh “hữu” hùng mạnh, muốn đẩy nhóm trung gian, tay sai của các quan chức cao cấp lên phía trước, hy sinh chúng cho thành công đại cục của mình. Tôi cho rằng trong môi trường của các sĩ quan quân đội, KGB, Bộ Nội vụ có “một đảng Nga” bí mật, thậm chí theo chế độ quân chủ. Vậy vấn đề đặt ra là đám cánh hữu đó được lợi lộc gì trong chuyện này? Bởi điều này chỉ gây ra thiệt hại riêng cho họ. Liệu đó có thể là thắng lợi của nền dân chủ? Theo tôi, trong một bàn cờ chính trị nghiêm túc, những người “cánh hữu” có cả một loạt chiến thắng chiến lược.

Một là, ĐCS Liên Xô tan rã. Những kẻ thực sự “hữu” luôn luôn căm thù ĐCS Liên Xô.

Hai là, Liên Xô tan rã. Những kẻ thực sự “hữu” luôn coi việc phục hồi đế chế Nga là cần thiết, ban đầu là bằng mọi giá, còn sau này là có thể khoét sâu vào những sai lầm.

Ba là, hạ bệ M. X. Gorbachov và củng cố địa vị cho B. N. Eltxin. Eltxin lúc đó đang được “cánh hữu” phò tá.

Bốn là, tiến hành đánh thăm dò.

Năm là, đó là giao nộp cho “cánh tả” những phần trách nhiệm mà họ đã giành được cho minh, song chưa thể làm được điều gì cả.

Giả thuyết thứ ba. Đó là trò chống Gorbachov của phái “đổi mới” Lukianov (một quan chức trong bộ máy của đảng, từ năm 1987 là Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô, đồng thời là Vụ trưởng Các cơ quan hành chính (mật vụ, cảnh sát); từ năm 1988 là Phó chủ tịch thứ nhất Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; từ năm 1989 là đại biểu nhân dân Liên Xô, Phó chủ tịch thứ nhất Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; từ tháng 3 năm 1990 đến cuối tháng 9 năm 1991 là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; bị bắt giam vì đã tham gia ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp; hiện nay là đại biểu Viện Đuma quốc gia) và của Ianaiev nhằm giành chính quyền, đi theo chủ nghĩa tư bản.

Trong trường hợp này, nạn nhân đầu tiên là Gorbachov, nạn nhân thứ hai là Eltxin.
chuongxedap:

Tài liệu N0 4. Cơ quan KGB của Liên Xô. 1985-1991

Hiện nay chúng ta nói về KGB Liên Xô như nói về một người đã quá cố - hoặc tốt, hoặc chẳng có gì. Trên thực tế, nó đáng nhận được những đánh giá trái ngược nhau. Dường như khi thất bại, KGB đã thắng lớn. Thua vì “đất nước bị bị người ta làm cho sụp đổ và ly tán, còn hệ thống của “các Chêca” lại thu hoặch được rất nhiều”. Như trước đây, họ vẫn có tiền, có quyền. Có thể kể ra những cái tên, như: Aliev Geida Alievich - Tổng thống Azerbaidzan; Kazegeldin Akezan Magzanovich - Thủ tướng Kazakstan; Putin Vladimir Vladimirovich - Tổng thống Liên bang Nga; Sevardnadze Eduard Amvroxievich - Tổng thống Gruzia. Vì vậy, đánh giá sai lạc về vai trò của KGB Liên Xô trong cải tổ hiện nay - khi mà đứng đầu các nước cộng hoà là những cựu tướng lĩnh và đại tá KGB - là đặc biệt nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân để KGB bất lực trong việc hoàn thành chức năng “bảo vệ chế độ hiến pháp”. Thứ nhất, ủy ban đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ và chịu tác động của sự phân ly. Thứ hai, những kẻ tiểu thị dân thường nhìn KGB một cách thiếu phân tích, chứ không như một tổ chức đắt giá và thống nhất, trong đó các thành viên đều giống nhau (về mục tiêu và nhiệm vụ), còn những người hoạt động bí mật và những kẻ âm mưu có môi trường tương tự thì nhìn KGB một cách biện chứng và tách bạch như một cơ thể đang biến đổi mà trong đó mọi người làm theo những chức năng khác nhau.

Công việc trong “cơ quan” đã tạo ra khả năng để họ trở thành những người thạo tin trong xã hội, tuy nhiên, phẩm chất đó không phải bao giờ cũng được sử dụng vì quyền lợi của Tổ quốc. Tôi cho rằng, nói chung, những người làm công tác phản gián đã có thể gánh vác được công việc phát hiện và ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch, cho dù họ cũng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, điều đó cũng đã không cứu chúng ta thoát khỏi một sự Đổ vỡ Vĩ đại. Những gì mà “bề trên” đã thực sự sáng tạo đều vẫn còn được lưu giữ “trong các ấn phẩm” đối với những Getbis thạo tin nhất.

Những người của ủy ban đã biết rất rõ sự kiện trong chuyên môn mà họ được giao phó, nhưng không phải bao giờ họ cũng nắm được thông tin “tổng thể”, đặc biệt là khi làm công việc ngoại biên, hơn nữa, không ai dạy họ về công việc chuyên trách về thông tin. Vì vậy, họ luôn luôn nằm dưới ngưỡng của tư duy hệ thống về những hiện tượng phức tạp trong môi trường xã hội và các biện pháp thực sự biện chững trong công việc cũng đã không được áp dụng. Các nhân viên chiến dịch biết cách vô hiệu hóa sự chống phá của đối phương. Song họ làm sao vô hiệu hóa được “sự chống phá” do “bề trên” (không phải cấp trên trực tiếp của họ, mà từ cấp cao nhất) thực hiện?

Mối quan tâm tới tài liệu lưu trữ và kiến thức về “đối phương” không được cấp lãnh đạo ủng hộ: thiếu những thông tin như thế thì các getbis cũng thừa hiều, còn cấp chỉ huy thì không cố gắng mở rộng nguồn tin. “Các hình thức và phương pháp công tác của KGB chỉ bí mật với chính những công dân Xô Viết. Còn toàn bộ “bí mật” của chúng ta thì bất kỳ đối thủ tình báo nước ngoài nào của chúng ta, bất kể người nước ngoài nào thực sự quan tâm tới tình hình nội bộ ở Liên Xô hoặc chỉ cần chịu khó đọc báo đều biết rõ. Đôi khi những người đó còn biết rõ những sự kiện cụ thể nhiều hơn chính những gì các nhân viên KGB biết”.

Xét về “tuyến trong nước” thì KGB chưa hẳn đã là lý tưởng. Nếu như CIA Mỹ đã từng có một số thay đổi lớn trong việc thay đổi tổ chức cho phù hợp với những đòi hỏi của tình hình thì chúng ta đừng quên rằng chúng luôn nhận được những nhận xét mang tính điều chỉnh từ các nghị sĩ Quốc hội. Còn KGB, trong suốt cả quá trình tồn tại của mình, chỉ được chỉ đạo bằng Quy chế về KGB từ ngày 9 tháng 1 năm 1959 cho tới tận ngày 16 tháng 5 năm 1991 khi có một Đạo luật thích hợp ra đời. Hiện thực của “cải tổ” và những sự kiện tiếp theo đó đã làm nó- giống như một kẻ qua đường - bị bất ngờ. Tựa như một người cộng sản chính thống từng noi theo V. I. Lênin, không muốn chia tay với lý tưởng của mình cũng như những người của ủy ban, từng coi F. E. Dzerzinxki là thần tượng của mình, họ không muốn chia tay với những phương pháp công tác đã lạc hậu. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Sai lầm chủ yếu của những người trong ủy ban là họ đã cho phép mình xóa bỏ tinh thần yêu nước. Thay vào đó là thói mưu cầu danh lợi, tâng bốc cấp trên. Không một ai biết tới bức tranh chân thực của những sự kiện trong quá khứ xa xưa cũng như mới đây. Mọi người đều tràn đầy niềm tin vào sức mạnh của mình, không chịu tin vào khả năng đổ vỡ. Những người của ủy ban không biết đến những công nghệ chính trị. Họ chỉ còn là một bộ phận ngu muội được vũ trang của các chính khách. Nếu như còn tình báo đối ngoại (PGU KGB Liên Xô) ở bất cứ khu vực nào trên thế giới đều có nhiệm vụ trước hết là chống lại kẻ thù chủ yếu - Mỹ, thì “tuyến trong nước” không hề được giao nhiệm vụ theo dõi các lực lượng phá hoại trên thế giới, trong đó có chủ nghĩa Xionit. Tuy nhiên cũng đã từng có ngoại lệ: “vào tháng 1 năm 1985 Phó vụ trưởng Vụ Thông tin tình báo L. P. Zamoixki - một người nổi tiếng là vô cùng thông minh và có năng lực đánh giá chính xác, - đã khẳng định chắc chắn với nhân viên KGB rằng ở London có một hội kín, theo ông ta, có nguồn gốc Do Thái là một bộ phận của âm mưu đại xionit”.
Nhiều ấn phẩm bài báo và cả sách trinh thám đã từng đề cập tới khái niệm sai lầm mù quáng của pháp luật. Nhưng điều chủ yếu lại là việc thực thi luật pháp không hề mù quáng của chính những kẻ từ lâu không thèm đếm xỉa gì đạo luật tư pháp và tinh thần. Kẻ thù luôn vi phạm mọi luật pháp, cưỡng bức thế giới còn lại vào một khuôn khổ chật hẹp, còn bản thân chúng tùy ý sử dụng mọi phương tiện.

Khi những kẻ đó lên nắm quyền, chúng lập tức giũ bỏ mọi luật pháp để thay thế nó vì “lợi ích cách mạng”. Điều mà chúng ta thường thấy hiện nay. Buộc kẻ địch vào một khuôn khổ pháp luật chật hẹp, tự cho chính mình vi phạm pháp luật - đó là một phương pháp tuyệt vời đã từng được biết tới qua nhiều thế kỷ. Đặc biệt là khi nói về việc bảo vệ và cứu nguy cho Tổ quốc, chúng tuyên bố rằng “Tổ quốc cần được bảo vệ cách thức lương thiện, thậm chí cả không lương thiện. Mọi biện pháp đều tốt, miễn là tính toàn vẹn của nó được duy trì” ( Machiavelli Nikkolo, 1469 - 1527, nhà tư tưởng chính trị Italia. ND).

Phương pháp luận của giai đoạn đã bị thất bại được dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó không thể bị thất bại một cách đơn giản. Tôi đã từng may mắn được biết tới một chỉ dẫn bí mật về việc tuyển mộ điệp viên của Bộ Nội vụ ban hành năm 1984. Tuy không còn nhớ được nguyên văn, nhưng có một câu tôi nhớ rất rõ là: ở trang đầu chỉ dẫn việc thực hiện tuyển mộ trong số những người tích cực của phong trào sản xuất xã hội chủ nghĩa. Liệu có thể gọi đây là sự nhạo báng tư duy lành mạnh hay là một sự phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực trí tuệ của an ninh quốc gia?

“... Nỗ lực thâm nhập của KGB khi đó vào mọi kẽ hở, vết nứt của quốc gia đã dẫn tới việc làm cho quốc gia bị hoại tử và rốt cuộc đi đến tan rã. Nó làm mất đi sự uyển chuyển, sâu sắc của tư duy, khả năng phản ứng chính xác và nhanh chóng. Thay vào đó, hàng nghìn nhân viên chỉ lo mỗi việc tìm kiếm, tỏ ra bận bịu và thể hiện với cấp trên về sự cần thiết của mình. Rồi cấp trên đó lại cũng làm những điều tương tự đối với cấp cao hơn. Tôi cho rằng, trong phạm vi của Liên Xô, có thể khoảng 1/3 số người tình nguyện trong biên chế của ủy ban là những kẻ vô dụng như vậy. Những kẻ này, vào thời điểm đất nước có biến động, thì đã chết cứng từ bao giờ, đã thoái hóa và không còn một khả năng kháng cự nào nữa”.

Từng người có thể thất bại, nhưng quan trọng là sau đó biết gượng dậy sống tốt hơn. Nhưng cả điều này cũng không có nốt. Thậm chí thiên tài I. V. Xtalin cùng đôi lần bất lực như chính ông thú nhận. Khi nói tới bè lũ Trôtkít, ông chỉ ra: “... chúng ta không thể giả định rằng những con người này có thể thoái hoái đến như vậy. Song đó không phải là lời giải thích và càng không phải là lời bào chữa, bởi sự thật của sai lầm vẫn là sự thật. Giải thích sai lầm như thế sao đây? Sai lầm đó được giải thích bằng sự đánh giá không đầy đủ lực lượng và ý nghĩa của cơ chế của các quốc gia tư sản đang bao vây chúng ta và của các cơ tình báo của chúng đang cố gắng lợi dụng sự yếu đuối của mọi người, thói hiếu danh của họ, thái độ nhu nhược của họ để lôi kéo họ vào các mạng lưới gián điệp của chúng và sử dụng họ để bao vây các cơ quan quốc gia Xô Viết. Nó được giải thích bằng sự đánh giá không đầy đủ vai trò và ý nghĩa của cơ chế quốc gia xã hội chủ nghĩa chúng ta và của ngàng tình báo chúng ta, bằng sự đánh giá không đầy đủ cơ quan tình báo này... Đánh giá không đầy đủ đã có thể nảy sinh trên cơ sở nào?

Nó nảy sinh trên cơ sở của sự chưa hoàn hảo và yếu kém của một số quan điểm chung trong học thuyết của chủ nghĩa Mác về quốc gia”.

Đây là lời thú nhận chân thành của một người có tư duy biện chứng sâu sắc nhất, chứ không phải của một kẻ giáo điều. Vì vậy, những người từng xem xét một cách khách quan công việc của cơ quan tình báo chúng ta đã đúng: “Trước đây tôi nghĩ rằng dù sao KGB cũng là một tổ chức mạnh. Khi còn ở phương Tây, tôi đã nhìn thấy rất nhiều điệp viên của họ vô cùng cẩu thả. Tôi chỉ cần 5 người thật sự tài năng, thì tôi với họ đã làm được nhiều hơn cả 50 nghìn điệp viên Xô Viết. Họ không chú tâm vào công việc, không nhìn thấy những gì cần phải thấy”.

Cần công nhận rằng những sai lầm của quá khứ đã được tiếp thu. Ngày nay người ta đã có những chỉ dẫn trong công việc xuất phát từ những quan niệm về sự cần thiết của “thiết kế có tổ chức” đối với công tác tình báo trong điều kiện hiện nay. “Công tác chuyên môn cần có tính chất của một hệ thống “công khai”, trong đó các mục tiêu điều hành được thay đổi phù hợp với những thay đổi của môi trường bên ngoài, còn chiến lược là sự mô phỏng đối với những thay đổi cỷa môi trường, phát hiện kịp thời sự đe dọa đối với phát triển không chỉ từ những đối tượng thù địch mà cả từ chính hệ thống này. Các cơ cấu tổ chức phải linh hoạt, tùy theo những yếu tố bên ngoài, phải thay đổi chiến lược, những biện pháp sử dụng, những tiêu chí về chất lượng đội ngũ cán bộ. Cơ chế kiểm soát ưu việt trong hoạt động điều hành của các cơ quan tình báo phải nhường chỗ cho những cơ chế phát hiện những vấn đề mới và quyết định theo tình huống. Ngày nay, trong giới hạn của lý trí, cần áp dụng những cơ cấu điều hành mới - phi tập trung hóa. Yêu cầu cơ bản là kích thích sự phát triển những phẩm chất mới của các cán bộ tình báo, cụ thể là hướng vào trách nhiệm cá nhân, sự cách tân (innovation), nỗ lực nâng cao chuyên môn,...”

Như chúng ta đã nói ở trên, những kẻ chủ yếu làm Liên Xô thất bại là “những Trung ương thần kinh” của Mỹ, mà trước hết là RAND Coporation. Từ đây, tất yếu sẽ nảy sinh một vấn đề gần như là tập trung để hiểu rõ thảm họa đã xảy ra với chúng ta: Liệu “những Trung ương thần kinh” của Mỹ nói chung, RAND Coporation nói riêng có nằm “trong số những đối tượng quan tâm của KGB hay không? Những gì viết về KGB Liên Xô cho đến nay cũng đã khá nhiều, song chỉ có hai lần tôi tìm ra được câu trả lời trực tiếp. Trong một trường hợp, vấn đề có liên quan tới một chương trình chung về tình báo khoa học - kỹ thuật chống Liên Xô của CIA và Trường đại học tổng hợp Columbia. KGB đã nắm được mọi tài liệu sau một chiến dịch thành công. Còn trường hợp thứ hai - liên quan tới hai tình báo viên công khai của KGB: Liudek Zemenek, người Tiệp Khắc, được tung sang phương Tây vào tháng 1 năm 1957, sinh sống tại Mỹ và con ông ta theo nghề của bố, được đào tạo công tác tình báo tại Matxcơva, tới năm 1976 được giao nhiệm vụ; tại Trường đại học tổng hợp Geordtown, nơi anh ta vừa được tiếp nhận làm giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược. Ngày 2 tháng 5 năm 1977, L. Zemenek đã bị FBI bắt giữ và buộc tội làm gián điệp.
chuongxedap:

Phế phẩm trong ngàng hàng không - đó là máy bay bị rơi, phế phẩm trong đào tạo sĩ quan - thua trận, phế phẩm trong một công việc tinh tế nhất của ngành an ninh - đó là một đất nước bị phản bội và tan nát.

Cải tổ và giai đoạn cuối cùng không phải là trận đánh đầu tiên mà KGB thất bại. Trong những năm 1953 - 1956, một bộ phận đáng kể của ngành tình báo đã phải chịu sự thanh lọc. Những cuộc truy sát các cán bộ của ngành tình báo, làm tổn hại thanh danh của họ đã được khởi động rất lâu từ trước những năm “cải tổ. Để thay thế cho những chuyên gia, người ta đã tuyển lựa những tân binh từ quân đội và các tổ chức đảng, đoàn thanh niên.

Biện pháp này lại được lặp lại vào những năm cải tổ. Vào giai đoạn những năm 1982 - 1983, hàng loạt nhân viên (khoảng 150 người) bị điều chuyển từ KGB sang Bộ nội vụ dường như là để tăng cường cho cơ quan này. Trong năm 1981, cục 4 và các vụ có chức năng tương đương chuyên trách thông tin được tái thành lập trong biên chế KGB Liên Xô và ở các địa phương. Ngoài ra, vào năm 1985, người ta còn đề ra nguyên tắc mới: nếu trước đây, một cán bộ được phép tiếp cận với những thông tin chiến dịch có thể yêu cầu và nhận được tin tức về bất kể công dân nào, thì bây giờ điều đó chỉ có thể được thực hiện thông qua Matxcơva. Điều này nói lên rằng trước khi xảy ra những sự kiện rất quan trọng, thì đã có ít nhất 150 người cán bộ có năng lực bị điều khỏi cơ quan KGB Trung ương; rằng nhiều kẻ tân binh thiếu kinh nghiệm được bổ sung và đồng thời, thời điểm thuận lợi cho những kẻ hám danh cũng xuất hiện; rằng việc tiếp cận với hồ sơ của những âm mưu đẫ trở nên khó khăn.

Đối diện với hiện thực mới trong những năm “cải tổ”, nhiều nhân vật đại diện của ngành tình báo đã có những cách xử sự khác nhau. Một mặt, họ tung hỏa mù qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, một số quan chức cao cấp chơi trò “cải tổ”. Trên báo chí, họ chửa rủa ủy ban là hung bạo. Phải có ai đó ra lệnh đứng ra bảo vệ thanh danh của nó, bảo vệ “những biện pháp tích cực” của nó đối với đất nước chứ? Thay vào đó, họ chơi trò “im lặng là vàng”. Thay vì những câu trả lời cụ thể cho những vấn đề đặt ra, họ tiến hành trò phản tuyên truyền lươn lẹo, vô nghĩa. Hệ thống kiểm duyệt cấp trên đối với bất kỳ sáng kiến nào đã trở nên chặt chẽ tới mức không một nhân viên phản gián nào, cho dù ở cấp Trung ương hay ở cơ quan địa phương, cho dù sử dụng bút danh, được viết các bài bào chữa về Chêca (ủy ban đặc biệt toàn Nga) hay KGB. Còn những người dân bình thường thì coi đó như là sự mâu thuẫn của cơ quan tình báo và báo chí.

Người ta đã tiến hành việc chuyển hướng bộ máy sang một công việc không theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu. ủy ban vướng vào một quá trình phục hồi danh cho đông đảo cán bộ của mình. Đó là một việc làm không thể chấp nhận đối với ngành tình báo. Cán bộ không phải là miếng cao su, hơn nữa, những người của ủy ban đã đấu tranh chống chọi với sự đổ vỡ của đất nước, sự sa sút của nền kinh tế quốc dân. Việc phục hồi danh dự đã đánh thẳng vào uy tín của họ. Điều này có thể làm được thông qua hệ thống tàng thư - nhiều hồ sơ đã quá lâu đến mức chỉ còn những người thân của cán bộ và những nhà sử học mới quan tâm đến. Nhưng, người được giao làm công việc này lại là tướng I. P. Abramov - trước đó đã từng là một kẻ chống đối (disident), sau này lại được bổ nhiệm làm Phó Tổng công tố Liên Xô. Bằng cách này, từ mọi phương diện, KGB trở nên xấu xa vì đã làm việc cho giặc. Năm 1989 - 1990, trong cuộc bầu cử đại biểu các cấp, người ta đã công bố công khai về việc theo dõi từ phía KGB hay về những vụ thanh trừng từ xa xưa. KGB đã không kiểm soát được tình hình và sau đó đã bị cuốn theo các sự kiện. Người ta ra lệnh cho nó dùng dầu để dập tắt đám cháy. “Các chuyên gia KGB đã bị đặt vào tình thế bị trói tay trong cuộc chiến thông tin này”.

Vị Chủ tịch cuối cùng của KGB, V. V. Bakatin, viết về một hướng khác mà người ta buộc các nhân viên tình báo phải thực thi: “Dưới thời Kriuchkov, KGB đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh gọi là “phá hoại ngầm trong kinh tế”. Cuối cùng, sự kiện dẫn tới việc theo dõi hoạt động của các hợp tác xã và tìm kiếm những đồ hộp giấu trong các quầy hàng. Hàng nghìn nhân viên được tung vào để tìm kiếm các kho chứa hàng. Những “chiến dịch” này được tiến hành một cách phô trương trong các báo. Người ta cho rằng, các sản phẩm thịt và những đồ hộp được tịch thu từ các quầy hàng và được chiếu lên truyền hình sẽ làm cho những người tiêu dùng, vốn quen với cảnh những quầy hàng trống rỗng, tôn trọng hơn đối với KGB. Trong khi đó người ta không thèm đếm xỉa tới việc đi lùng sục các cửa hàng nói chung không phải là chức năng của nhân viên tình báo, còn cảnh sát cũng tiến hành những biện pháp tương tự với quy mô không lớn bằng, nhưng không coi quảng cáo rầm rộ công việc hủ lậu đó của mình là cần thiết. Hơn nữa, các nhân viên của ủy ban nói chung cũng chẳng sung suớng gì khi họ phải sử dụng chuyên môn của mình vào công việc của những thanh tra thương nghiệp”.

Dường như nói tới sai phạm của các cơ quan vào những năm 1918 - 1956 đã quá đủ. Những sai phạm chủ yếu trong nhưng năm 1985 - 1991 chủ yếu là thiếu tích cực, khi ban lãnh đạo phản bội đã trói cả tay lẫn chân của các nhân viên: “Cảm giác của tôi vào những ngày này có thể được diễn đạt bằng những từ: thất vọng, bế tắc. KGB không chỉ không còn khả năng để trở thành trung tâm trí tuệ và động lực của ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp, mà còn đơn giản là không sẵn sàng trước những sự kiện đang diễn ra.

... Nhóm sẵn sàng bắt giữ Eltxin ngay khi ông ta bước ra khỏi nhà, đã nhận được lệnh “Tạm thời chưa hành động!”.
chuongxedap:

... Họ đã nhận được thông tin rằng OMON (cảnh sát đặc nhiệm) Matxcơva sẵn sàng hành động hỗ trợ cho Eltxin. Khả năng điều một bộ phận lớn từ căn cứ đã bị hủy bỏ. Mệnh lệnh “Dừng lại! Tiếp tục theo dõi! Báo cáo về diễn biến tình hình!”.

... Bên phản gián quân sự đã báo cáo về việc Tư lệnh Bộ đội Liên lạc, Tướng Kobetx trao cho Eltxin những tài liệu tuyệt mật và đặc biệt quan trọng, trên thực tế là đã mở ra khả năng cho người Mỹ tiếp cận với thông tin mật. Mọi người đề nghị phê chuẩn nhanh chóng việc bắt giữ, những không có một phản ứng nào xảy ra.

... Thông tin - trực ban tác chiến của sân bay quân sự “Chkalov” báo cáo qua đường điện thoại của thành phố cho viên Đại tá Xamoilov thuộc ban Tham mưu của Eltxin về hướng đến và số lượng của quân đổ bộ, vậy mà không một ai tống cổ anh ta ra khỏi vị trí trực ban.

... Một chiếc “Volga” mang biển số quốc gia nhằm hướng sân bay “Vnukovo”... chuyển những bản copy sắc lệnh của Tổng thống Nga và Xô Viết Tối cao. Tại sân bay, chúng được phân phát cho các phi công để chuyển cho các Xô Viết thành phố trong vùng. Những người tham gia chiến dịch đã đề nghị cho phép chặn giữ chiếc “Volga”. Vẫn không có hồi âm. Các máy bay đã cất cánh. Sang ngày hôm sau, hàng loạt các Xô Viết trong vùng bày tỏ thái độ ủng hộ Eltxin.

Đó là toàn bộ sự bi hài của thảm kịch trong những ngày đó”.

“Những Chêca chuyên bới lông tìm vết”, như cách giới báo chí dân chủ gọi họ, thông báo rằng vào những thời điểm quyết định nhất “từ Lubianka (Tổng hành dinh KGB) thường để rò rỉ những thông tin quan trọng, trong đó có những tin đến “Nhà Trắng”... về việc có lệnh bắt giữ Eltxin”.

Vậy KGB đã đấu tranh vì cái gì khi nó chuyển hình thái sang FSB (Cơ quan An ninh liên bang Nga) và những cơ quan tình báo của các quốc gia “độc lập”?.

Ngày nay, áp lực từ phía ban lãnh đạo Mỹ, từ phía CIA và từ những cơ quan khác của cộng đồng tình báo Mỹ, cũng như của các viện, trung tâm nghiên cứu khác thông qua khâu trung gian là Liên Xô và Liên bang Nga đang đè nặng lên FSB (loại cơ quan mà trước đây các nhà dân chủ luôn e ngại). Những ai ngày hôm qua không nhận ra việc người ta đã biển thủ tiền của để xây nhà nghỉ, thì hôm nay cũng đang che mắt (cả bịt tai, ngậm miệng) trước việc người ta đang cướp bóc toàn bộ các ngành công nghiệp ra sao, người ta đang chuyển cả tỷ đồng ngoại tệ ra nước ngoài thế nào.

“Cái gì tôi đang giữ tức là tôi đang có”- đây là nguyên tắc chung ở mọi nơi. Một nhóm tình báo được cử đi hộ tống “vàng của đảng”, tìm kiếm các bạn hàng ở nước ngoài, bảo đảm độ tin cậy của thương vụ, cung cấp thông tin tình báo cho ban lãnh đạo cao cấp của đất nước, song họ đã thường xuyên lợi dụng công việc này vì quyền lợi của một số nhân vật cao cấp. Những kẻ bảo trợ (curator) dự trữ quốc gia lo việc tiêu thụ vàng ở nước ngoài đã để lộ thông tin về những mỏ tài nguyên chiến lược. Một cục trước đây chuyên lo việc tuyển mộ người nước ngoài bằng việc sử dụng số gái điếm (thuật ngữ gián điệp gọi là “chim én”) đã chuyển sang tuyển mộ những đại biểu, công tố viên ngang bướng khó trị. Cục Lưu trữ thì trở nên phóng khoáng khi sẵn sàng cung cấp các tài liệu lưu trữ vì tiền. Cơ quan phát ngôn không chỉ là nơi “béo bở” mà còn được dùng để che chắn pháp luật - có thể nhận được nhuận bút cho những bài báo của mình.

Không chỉ có vậy. Tất cả đều cùng nhau lợi dụng cơ quan để làm việc cá nhân. Hoặc họ về hưu và đến thẳng trung tâm phân tích thông tin, các “Trung ương thần kinh làm việc, hoặc họ có thể giúp các tổ chức kiểu như “Quỹ chính trị hiệu quả” của G. O. Pavlovxki đối chiếu các tài liệu phổ biến hạn chế khác nhau, trên cơ sở của những tài liệu này các nhà báo thường dùng để viết phóng sự điều tra. Mỗi một chính khách lớn đều có một ê kip điệp viên: từ người đưa tin đến những trợ lý thân tín. Tại các địa phương, các cơ quan thường tỏ ra thiếu tích cực khi va chạm với những lợi ích của dân địa phương và của “những nhân vật dân tộc chủ nghĩa Kavkaz”, họ không bảo vệ dân cư người Nga do chính họ cảm thấy lo sợ hoặc do họ đã bị mua chuộc.

Cũng tương tự như KGB Liên Xô lúc sinh thời đã từng nằm trong chuỗi điều hành cơ cấu phân tích thông tin của các hãng công nghiệp - tài chính xuyên quốc gia, các cơ quan như FSB, ủy ban công sản quốc gia, cảnh sát thuế vụ, tòa án, tòa án trọng tài giờ đây thường tiếp tục làm công việc tư pháp cho các nhóm công nghiệp - tài chính đang chống đối với nhau.

Ngày nay, an ninh quốc gia đã là một quyền lực mở ra một khả năng hiện thực đối với việc điều hành con người và các nguồn lực, chứ không chỉ ghi nhận những sự kiện đã diễn ra. Cùng từ đây, một hình thái sở hữu đã xuất hiện. Trước đây đã từng có việc có nhân viên tình báo không hề nghĩ tới cách cứu quốc gia mà chỉ nghĩ tới danh vọng cá nhân, tìm cách “leo cao”. Hoàn cảnh hiện nay đã hoàn toàn không ngăn cản gì tới những suy tính kiểu đó mà còn mở ra cơ hội cho họ “khá lên”, trong sâu thẳm tâm hồn họ tự coi mình là một bộ phận thuộc tầng lớp cao, có một vị trí “ấm cúng”.

“Khác với các nhân viên tiếp liệu và các ngài tỉnh trưởng, phần lớn dân tình báo vẫn bị đói. Hơn nữa, họ lại nằm trong những tổ chức quân sự được tổ chức nghiêm ngặt. Trong hai năm gần đây, các đại diện của phe tình báo đã thực sự chiếm đóng các bộ máy của Kremli và Nhà Trắng, nghĩa là họ đã mở rộng được quyền kiểm soát của mình đối với bộ máy quốc gia. Trong một hình thái vật lý và những khả năng tổ chức như vậy, các nhân viên tình báo trở tự nhiên trở thành những người được hâm mộ trong cuộc đấu tranh với Eltxin”.

Đó là cái đích mà KGB nhắm đến và cái mà mà họ đã đạt được.
chuongxedap:

Những lĩnh vực an ninh của đất nước về: chính trị, điều hành, kinh tế, tài chính, khoa học, sản xuất, thông tin, tâm lý, sinh thái đều bị sa sút tới tối thiểu - vừa đủ để trả lương. Nhiều hồ sơ được giải mật cho thấy những vụ việc nghiêm trọng: những cuộc tiếp xúc trái phép (không được phê chuẩn) với người nước ngoài và những kẻ thù trong nước; những vụ giám đốc nhà máy (thậm chí trong ngành công nghiệp quốc phòng) quyết định “làm khánh kiệt” xí nghiệp nhằm mục đích tư nhân hóa (mà những vụ như thế hoàn toàn có thể bị truy tố trách nhiệm về phá hoại)...

KGB, như bất kỳ cơ quan tình báo khác, đó là nơi có rất nhiều vấn đề thú vị, đáng quan tâm được quy thành bí mật quốc gia. KGB và cả Bộ Nội vụ luôn có những tư liệu về thông tin cá nhân của mọi công dân - những số liệu đó do chính các công dân cung cấp khi làm hộ chiếu (paspor), về những người họ hàng thân thích của họ, về tiền án, tiền sự...

Nói chung, giống như thực tế của bất kỳ cơ quan tình báo nào trên thế giới, bức tranh toàn cảnh của nó là không có gì xấu, cũng như chẳng có gì tốt. Mỗi một quốc gia đều không chỉ có quyền tiến hành những hoạt động như vậy, mà nó còn được pháp luật bảo vệ.

Rõ ràng là những hệ thống phân tích thông tin của ủy ban được thành lập đầu tiên tại Matxcơva. Thứ nhất, vì tính chất cần thiết của nó là rất to lớn - tạo mối liên kết chặt chẽ với một số lượng rất đông dân chúng, một số lượng rất nhiều công trình phục vụ chiến dịch và sự hiện diện của cơ quan Trung ương tại đây tất yếu đòi hỏi phải nâng cao sự quan tâm và mức độ thông tin hóa: “Người ta lập nên một trung tâm phân tích thông tin với một ngân hàng số liệu cần thiết. Lúc đầu có hai máy tính điện tử được đưa vào hoạt động. Ngay trong giai đoạn đầu tiên, cách thức mới này đã cho ra được những kết quả đáng kể. Nhờ có máy tính điện tử, khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp đã tăng lên. Các ấn phẩm khoa học của Trường Tình báo KGB với những khuyến nghị về việc áp dụng những hệ thống tương tự đã được sử dụng trong các tổ chức chống khủng bố ở địa phương.

Hệ thống này có thể được phát triển và mang lại lợi ích thiết thực nếu hành động với một tư duy sáng tạo của các nhà phân tích và của những cán bộ có tay nghề chiến dịch cao”. Thứ hai, ở đó vốn sẵn có những chuyên gia có thể làm tốt công việc được giao. Một người trong số họ làm tới Phó chỉ huy Cục KGB của Matxcơva và vùng Matxcơva: “Thiếu tướng Alekxandr Borixovich Korsac. Là kỹ sư điều khiển học, từng làm Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Matxcơva. Được điều động về Cục KGB Matxcơva. Là một kỹ sư có tay nghề giỏi, anh ta phụ trách các phân đội kỹ thuật, hệ thống phân tích thông tin và một phân đội chiến dịch. Với một kiến thức tốt về công việc của ngành, có uy tín với tập thể nên anh ta đã trở thành một lãnh đạo giỏi”. Ngay sau vụ “bạo động” tháng 9 năm 1991, A. B. Korsak đã tự nguyên cung cấp những thông tin chi tiết về hoạt động của Cục KGB Matxcơva nhằm giữ “ghế” của mình. Loại người như thế không thể bị mua chuộc, và theo kết luận của ủy ban theo dõi hoạt động nội bộ thuộc ủy ban An ninh quốc gia về âm mưu đảo chính quốc gia (lãnh đạo ủy ban này từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1991 là G. F. Titov, từ 1 tháng 9 đến ngày 25 tháng 9 1991 là A. A. Oleinikov), Thiếu tướng A. B. Korsak đã bị sa thải khỏi ngành theo quyết định của Chủ tịch KGB V. V. Bakatin.

Có thể thấy “với những khuyến nghị về việc áp dụng những hệ thống tương tự trong các tổ chức chống khủng bố ở địa phương” đã được thực hiện và các tổ chức địa phương của KGB cũng đã có những hệ thống dự liệu tương tự. Vào cuối năm 1990, trả lời câu hỏi của báo “Nhân chứng và sự kiện”: “Liệu có đúng là vào những năm cuối thập kỷ 60 - đầu thập kỷ 70, KGB đã vạch ra kế hoạch “Tuyết” và “Mùa xuân” bằng chương trình máy tính nhằm lưu trữ hồ sơ của đại bộ phận công dân trong nước không?”, vị Phó chủ tịch KGB Liên Xô, Chỉ huy trưởng Tổng cục 2 KGB Liên Xô, Trung tướng (từ tháng 1 năm 1991 lên đại tướng, làm Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô) V. F. Grusko đã nói: “Tên gọi đó là của hai thế hệ máy tính điện tử được ra đời vào giữa thập kỷ 60 do nhà máy X. Ordzonikidze ở Minxk sản xuất và được sử dụng ở mọi bộ, ngành, trong đó có KGB. Chúng rất hạn chế về số lượng cùng như chức năng nên không thể lập hồ sơ cho cả hàng chục triệu công dân. Chúng tôi chưa bao giờ có hệ thống đó.

Đương nhiên KGB luôn tích cóp thông tin, trong đó có sử dụng hệ thống tự động, nhưng chỉ về những công dân Xô Viết và nước ngoài đã từng có hoạt động tội phạm. Vì vậy, họ có những tin tức về hàng nghìn nhân viên, điệp viên của các cơ quan tình báo nước ngoài, những kẻ khủng bố, phản động, v.v... Cho đến nay cùng chưa được một triệu hồ sơ”. Số lượng những nhân vật được đưa vào các chuyên án và theo dõi trên thực tế không lớn đến như vậy. Chủ tịch KGB Liên Xô là V. A. Kriuchkov từng báo cáo với Gorbachov rằng: “... Có 130 công dân Liên Xô bị theo dõi vì có âm mưu khủng bố, 140 công dân khác bị giám sát hành vi vì dự định cướp máy bay”. “Những kiểu cởi mở” như vậy của cơ quan an ninh cho thấy lập luận của chúng ta là đáng tin cậy: biết (hoặc có khái niệm) về một người, nhưng có thể biết tất cả về những nhân vật đáng quan tâm nhất.

Hệ thống những số liệu cho phép rút ngắn quá trình điều tra được áp dụng trong phạm vi hẹp (trong sản xuất hạt nhân và quân sự, trong nghiên cứu thiết kế - thử nghiệm và trong lĩnh vực chính trị). Hiện nay, do chế độ bảo mật bi lơi lỏng nên những tổn thất thông tin là rất lớn.
chuongxedap:

KGB luôn quan tâm nghiên cứu tới môi trường bên trong “bức màn sắt” và ở nước ngoài, nhưng lại không nghiên cứu về chính mình. Theo lời của Iu. V. Andropov, có thể nói rằng KGB không biết rõ chính KGB. Riêng trong năm 1991, trong ủy ban có tới 5000 hướng dẫn có hiệu lực do Hội đồng Bộ trưởng hoặc chính Chủ tịch KGB phê chuẩn, song không một nhân viên nào của ủy ban được thấy những hướng dẫn như thế. Thông tin chỉ đến với từng người “trong phần việc có liên quan” và chính điều này đã gây nên một sự hỗn loạn.

Đối với từng người, thậm chí với cả kẻ đã lên được tới đỉnh cao nhất của quyền lực, điều đó rõ ràng là: “Trước khi vào KGB tôi (V. V. Bakatin) đã rất tin vào những khả năng phân tích rất to lớn của tổ chức này. Song tôi đã thất vọng. Cục phân tích thông tin chỉ mới được thành lập hơn một năm nay. Hoạt động của các đơn vị phân tích thông tin trong các cục và tại hàng loạt viện nghiên cứu không được ai quan tâm hoạch định. Vô vàn thông tin không được xử lý cứ đệ trinh lên bàn làm việc của Chủ tịch, và ông ta chỉ chọn lấy một số thông tin mà cấp lãnh đạo quốc gia đang quan tâm mà thôi.

Ngay từ những ngày đầu tiên tại KGB, tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng có rất nhiều dự bào trùng lặp nhau và giống y hệt những gì đang được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, và tôi đã hiểu ra cách xử sự (trước đây, với tôi là vô cùng bí ẩn) của những người tiền nhiệm. Bất cứ nơi nào có mặt Kriuchkov (tại hội nghị, đại hội, phiên họp của Hộ đồng An ninh) người ta mang cho ông ta cả một va ly giấy tờ, rồi ông ta bình thản ngồi xem, phê vào đó. Đến bây giờ, tôi đã biết cách xử lý việc đó theo cách hợp lý hơn của mình.

Chỉ tại Quảng trường Cũ (xtaryi) mới cần tới tư duy chính trị sau rộng, còn vai trò của KGB chỉ là cung cấp những thông tin cấp 1 và hiện thực hóa những gì đã được thể hiện bằng quyết định”.

Với cung cách làm ăn như vậy thì việc cứu cho hệ thống tránh khỏi mọi sự đe dọa chỉ là điều không thể.

Còn thái độ của phương Tây đối với vấn đề này ra sao? Vladimir Arxenhevich Rubanov, người đã từng là chuyên viên phân tích tại một viện nghiên cứu của KGB (những năm 1988 - 1990 đã từng dưới quyền của V. V. Bakatin khi ông ta còn là Bộ trưởng Nội vụ. Vào mùa thu năm 1991 là Thủ trưởng Cục Phân tích KHẹNG Bẩ, sau đó là Phó thư ký Hộ đồng An ninh Liên bang Nga) đã khẳng định rằng: “Người ta đã vạch ra những kế hoạch đưa nước Mỹ thành một quốc gia kiểu mới. Cái gọi là sáng kiến của ngài Gor bao gồm việc giải quyết những vấn đề phòng ngừa “những căn bệnh” của quốc gia. Đó là những căn bệnh liên quan tới quá trình thông tin của quốc gia như: chứng suy nhược về tổ chức, xơ cứng về thông tin và ách tắc về tài chính”.

Vào thời kỳ đó RAND Coporation rất quan tâm tới KGB. Như những nhân vật được phép tiếp xúc với chuyện bếp núc, nơi người ta chế ra thời tiết chính trị, đã từng tuyên bố: “Điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy - đó là những nghiên cứu của RAND về KGB”.

KGB quan tâm tới thông tin theo tiêu chí số lượng mà để mất đi chất lượng. Rất nhiều tín hiệu cho thấy một bức tranh toàn cảnh về những nguy cơ an ninh đã không được lưu ý. Rốt cuộc, các chuyên gia ở Lubianka (Tổng hành dinh KGB) đã không sâu sắc bằng chính những kẻ bị họ cho là chống đối. Các phóng viên Pháp đã từng viết ngay từ khi bắt đầu công cuộc cải tổ rằng lò lửa phản cách mạng ở Liên Xô chính là bộ tham mưu của chủ nghĩa cộng sản, là BCHTW ĐCS Liên Xô.

Cơ cấu của Cục Tư tưởng KGB Liên Xô, đến năm 1989 đổi tên thành Cục “Z” (Cục Bảo vệ chế độ hiến pháp) như sau:

Vụ 1 - về trí thức và báo chí (từ năm 1989 đổi thành Vụ Công tác chống những tổ chức phản Xô Viết ở nước ngoài);

Vụ 2 - về quan hệ dân tộc;

Vụ 3 - từ năm 1989 là về các tổ chức chính thức. Trước đó không rõ.

Vụ 4 - về nhà thờ và các giáo phái;

Vụ 5 - về các tổ chức tội phạm và những vụ lộn xộn có tổ chức;

Vụ 6 - về đấu tranh chống khủng bố;

Vụ 7 - chuyên xem xét những đơn thư nặc danh;

Vụ 8 - kiểm soát các kênh Do thái trong quan hệ quốc tế;

Vụ 9 - từ năm 1989 là Vụ Thanh niên. Trước đó không rõ.

Vụ 10 - từ năm 1989 là Vụ Phân tích. Trước đó không rõ.

Vụ 11 - Vụ Thể thao.

Dường như, về mặt hình thức, tất cả đều đúng: mọi hướng cơ bản đều được che chắn và không một điều gì có thể gây ra nguy hiểm. Trên thực tế, mọi sự đã vượt quá ngưỡng an ninh và không một cuộc cải cách cơ cấu nào còn có thể cứu nổi đất nước cũng như chính ủy ban khỏi một thất bại toàn cầu.
Khác với các tổ chức và cơ quan nhà nước khác, những dòng thông tin của tình báo trong suốt quá trình lịch sử thế giới của chúng chưa bao giờ bị hạn chế bởi giới hạn của bộ máy. Bộ phận phản gián luôn quan tâm tới ý kiến của quần chúng.

KGB Liên Xô, giống như các cơ quan tình báo khác trên thế giới, công tác điệp báo luôn có vị trí hàng đầu cơ bản. Từ đó có được những thông tin cấp 1, rồi sau đó mới tới công việc của các đơn vị khác trong KGB. Trong thuật ngữ của Iu. V. Andropov, đó là “từ đối phương”. Điệp báo nội tuyến, về mặt tin tức nhận được từ những người đưa tin, luôn có một tỷ lệ lớn “những điệp viên có ảnh hưởng”. Trong trường hợp này, chúng tôi hiểu rằng cái gọi là “những chủ xướng” tự nguyện trở thành điệp viên có một phần là do nhiệm vụ, còn những người được tuyển mộ rất có thể là điệp viên đúp. Chí có một bộ phận rất nhỏ (không đáng kể) trong số họ là những người chân chính, thực sự muốn giúp đỡ đất nước mình. Những người đưa tin của KGB đã từng làm việc trong môi trường của những kẻ thực sự chống đối, sau đó họ dần dần lên đến vị trị chủ chốt và tuyên bố mình là nhà dân chủ.

Danh sách các điệp viên của KGB và đồng thời là những người tích cực nhất của “cải tổ” có khoảng 2200 người. Trong các tài liệu đưa tin họ thường mang bí danh. Điệp viên đúp KGB - CIA được coi là hiện tượng mang tính quy luật đối với lịch sử tình báo thế giới: “Hoạt động chống đối không hề cản trở họ đồng thời hợp tác cả với CIA, cả với KGB.

Hoạt động của giới trí thức “Dân tộc nhỏ”, của những kẻ chống đối, của những điệp viên Xô Viết và của những cơ quan tình báo nước ngoài gắn quyện lấy nhau thành những tập hợp không thể có được: nữ điệp viên Do Thái, vợ của A. Xakharov là E. Bonner và nhà thơ E. Evtusenko đã hợp tác với KGB và cả với những kẻ chống Xô Viết tai tiếng nhất”.

trong mọi trường hợp, việc hợp tác đó luôn được củng cố bằng những văn tự theo kiểu như sau:

Biên bản đối với KGB Liên Xô:

“Tôi (họ, tên) bày tỏ sự nhất trí tự nguyện giúp cơ quan KGB. Những vấn đề tôi được biết từ công việc được giao của mình, tôi cam đoan giữ bí mật, những thông báo bằng văn bản tôi sẽ ký biệt danh là “Imiarek. Ngày - tháng - năm. Ký tên”.

“Tôi, Ivanov Ivan Ivanovich, tuyên bố tự nguyện hợp tác với các cơ quan an ninh quốc gia. Tôi đã được cảnh báo về trách nhiệm do tiết lộ sự kiện hợp tác này. Những tài liệu tôi gửi đi sẽ ký bằng biệt danh “Vesnin”. Ngày - tháng - năm. Ký tên”.

Biên bản đối với CIA Mỹ:

“Hợp đồng tuyển mộ.

1. Tôi (họ, tên, chức vụ hoặc cấp bậc,) chính thức phụng sự Chính phủ Mỹ từ nay về sau, kể từ ngày ... năm... Tôi cam đoan phục vụ Chính phủ này thực sự trung thành, và đem toàn bộ sức lực để hoàn thành các mệnh lệnh do Chính phủ này trao cho tôi.

2. Tôi cam đoan làm việc cho Chính phủ Mỹ và thay mặt họ ở Liên Xô cho tới khi nào công việc của tôi là cần thiết. Sau đó, tôi sẽ đề nghị với Chính phủ Mỹ tạo cho tôi và các thành viên gia đình tôi cư trú chính trị và trở thành công dân của nước Mỹ, cũng như các điều kiện phù hợp với cương vị và công lao của tôi.

3. Từ nay tôi coi mình là người lính của thế giới tự do, đấu tranh vì sự nghiệp của nhân loại nói chung và để giải phóng nhân dân Nga, Tổ quốc tôi khỏi chế độ độc tài.

4. Tôi chính thức tuyên bố rằng tôi ký biên bản này khi nhận thức được toàn bộ tính chất quan trọng của nó và theo ý nguyện cá nhân”.

Đúng là cuộc sống của nhiều người trong số này đã “gắn quyện lấy nhau thành những tập hợp không thể có được”.

“Rõ ràng, vụ đấu tranh chống chủ nghĩa sionist đã trở thành rò rèn những cán bộ cải tổ trong KGB. Đi sâu vào vấn đề này, người sĩ quan nghiên cứu của KGB, không thể không hiểu rằng bản thân anh ta đang nằm trong cơ cấu đó. Khi mong chờ Andropov một lời giải thích, anh ta đã gặp phải cái nhìn miệt thị của ông ta qua cặp kính và đành phải chấp nhận một sự lựa chọn sống còn. Những ai chống đối thì bị người ta đẩy đi, những ai đã quy thuận thì được người ta đưa lên.

Đó chính là lý do để Andropov trở thành một nhân vật mà báo chí cánh hữu không thể động tới.

Đó cũng chính là lý đo để một kẻ phát biểu rằng: “đừng vội đánh giá Andropov. Vai trò đích thực của ông ta còn lâu mới bị phanh phui”.

... Phản bội Liên Xô, nhưng Kalugin không bao giờ phản bội KGB...
chuongxedap:

Liệu có thể đấu tranh và giành được chiến thắng trong kết cục của trò chơi hai (thậm chí ba) mặt như vậy ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Kinh nghiệm từ những năm đầu của tình báo Liên Xô khẳng định là có thể. Thời đó, trong quá trình tiến hành chiến dịch “Trest” ở Liên Xô đã hình thành một tổ chức ngụy tạo bao gồm những tên bạch vệ thực sự có ý định chống đối và những nhân viên phản gián. Tổ chức này, về thực chất, là chiếc cột thu lôi chống lại những điệp viên tiềm năng, những kẻ khủng bố và chống đối có thực.

Mọi cơ quan tình báo trên thế giới đều có những mối quan hệ đặc biệt với nhau. Những mối quan hệ đó, có trường hợp được ban lãnh đạo chính trị cao nhất đất nước phê chuẩn, có trường hợp thì không. CIA và KGB cũng không phải là ngoại lệ và mối quan hệ đó đôi khi hết sức kỳ cục.

Cho đến nay, hoàn cảnh mất tích của viên đại tá KGB đồng thời cũng là điệp viên của cơ quan tình báo Anh, O. A. Gordievxkivẫn còn là điều bí ẩn. Do bị nghi ngờ là đã làm việc cho đối phương, anh ta đã được triệu hồi về Liên Xô. Là một tình báo viên giàu kinh nghiệm, Gordievxki lập tức cảm nhận được nguy cơ bị bại lộ. Tại Matxcơva, người ta đã thiết lập việc giám sát Gordievxki và anh ta cũng nhanh chóng phát hiện ra điều đó.

Những người Anh tại Văn phòng tình báo ở Matxcơva đã để Gordievxki nằm trong khoang chứa hàng của ô tô để đưa anh ta sang Phần Lan. Không một ai trong Ban lãnh đạo của an ninh quốc gia nhận được tin của bên phản gián về việc hai chiếc xe hơi mang biển ngoại giao của Đại sứ quán Anh vội vã rời Matxcơva đi về hướng Lêningrad.

Ban lãnh đạo cao cấp của KGB cũng đã từng hợp tác công vụ với bên ngoài. Điều này cũng khá phổ biến trên thế giới, chỉ có điều phải được sự phê chuẩn của ban lãnh đạo cấp cao nhất. Tuy nhiên, cũng vẫn có trường hợp không tuân thủ nguyên tắc đó...

Những cuộc gặp giữa V. A. Kriuchkov với một đồng nghiệp Mỹ, ngài Robert Gats có một tính chất đặc biệt. Theo hồi ký “Từ bóng tối”của Gats, cuộc gặp đầu tiên của họ được tổ chức tại nhà hàng sang trọng Maison Blanche vào khoảng tháng 12 năm 1987 với sự hiện diện của người môi giới là C. Pauwell, Cố vấn của Tổng thống về an ninh quốc gia. Khi đó, V. A. Kriuchkov là Thủ trưởng Tổng cục 1 (Tình báo đối ngoại), còn Robert Gats là Phó giám đốc CIA.

Khoảng gần một năm sau, vào tháng 10 năm 1988, V. A. Kriuchkov lên làm Chủ tịch KGB Liên Xô. Chúng ta cũng nhận thấy việc thay đổi nhân sự này vào lúc đó không có gì là đặc biệt. Trách nhiệm này có thể được hoàn thành bởi V. I. Chebrikov: ông ta có một năm giữ cương vị Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô, Chủ tịch ủy ban về vấn đề pháp luật của BCHTW; hoặc bởi những ứng cử viên khác từ các cơ quan của đảng, từ chính trong ủy ban, trong đó không hẳn phải là từ Matxcơva mà từ địa phương lên. Tuy nhiên, cuối cùng vẫn là V. A. Kriuchkov. Điều này đã gây ngạc nhiên hơn trong bối cảnh: sau khi G. Bush (cha) được bầu làm Tổng thống, chính R. Gats trở thành Giám đốc CIA và lãnh đạo toàn bộ khối tình báo Mỹ. Liệu có thể đặt giả thiết rằng những rendez-vuos (cuộc gặp mặt) đó đã làm cho họ trở thành những nhân vật số một của các cơ quan tình báo? Mà tại sao lại không - để có thể có được sự tương đồng sau này thì sự tin cậy lẫn nhau đã trở thành điều kiện tiên quyết nhất.

Báo chí không hề nói gì tới cuộc gặp lần hai vào tháng 2 năm 1991. Tại đây, họ đã có được tiếng nói chung về tương lai của ủy quốc gia về tình trạng khẩn cấp.

Còn một cuộc gặp nữa của V. A. Kriuchkov với người lãnh đạo đương quyền của cơ quan tình báo quân đội Italia là Đô đốc Fulvio Martini được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 7 năm 1991. Ngay sau cuộc gặp này, vị đô đốc đã cùng với phu nhân bay tới Roma. Theo thông cáo báo chí, cuộc tiếp xúc giữa họ được tiến hành vào tháng 5 năm 1990. Lý do cuộc gặp được thông báo là bọ khủng bố đã dự định tiến hành một loạt hành động nhằm chống lại đội tuyển Liên Xô trong thời gian diễn ra giải vô dịch bóng đã thời gian vì ban lãnh đạo Xô Viết có quan điểm thân Ixrael. Tác giả cuốn sách “Những trận chiến bí mật của thế kỷ XX”, trong đó đề cập tới hoạt động của hội tam điểm trên lãnh thổ Liên Xô, đã coi cuộc gặp mặt này mang một ý nghĩa then chốt.

Cho dù giữa các cơ quan tình báo không hề diễn ra một cuộc chiến tranh công khai, song ý tưởng dung hòa của họ mang tinh thần “tư duy mới” với “ngoại giao nhân dân” không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nhiệm vụ của những cuộc tiếp xúc và nhằm thống nhất vấn đề gì đó giữa KGB và CIA, cho dù dự trên một nền tảng lỏng lẻo, vẫn luôn được coi là hoàn toàn cần thiết. Hơn nữa, nếu thiếu chúng thì toàn bộ công cuộc “cải tổ” sẽ được coi như chưa đầy đủ. Nhiệm vụ khó khăn nhưng cần phải giải quyết này cũng được đặt ra đối với RAND Coporation và người ta đã giải quyết được. Nhiệm vụ được giải quyết một cách thành công, tất nhiên, cũng cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Liên Xô.

Điều này đã được làm theo cách như sau: Thứ nhất, RAND Coporation đã trở thành khâu trung gian tích cực nhất trong việc thống nhất giữa KGB với CIA. Ngoài ra, còn một tổ chức khác cũng tích cực không kém - đó là một tổ chức xã hội Mỹ “Tìm kiếm con đường chung” do John D. Marx đứng đầu. Thứ hai, phía Liên Xô cùng đã chọn người tổ chức cho các cuộc gặp của mình là “Bào Văn học”, chứ không phải là một cơ quan tình báo hay một tổ chức nhà nước nào khác. ủy ban bảo vệ hòa bình của Liên Xô cũng được coi là một trong những nhà tổ chức tiếp xúc của phía Xô Viết.

Mục tiêu được tuyên bố chính thức là “Tìm kiếm con đường chung”. Mục tiêu đích thực là những cuộc tiếp xúc KGB - CIA.

Trong RAND Coporation, người ta hiểu rất rõ rằng không có cái gì có thể thống nhất được “những người bạn không đội trời chung” bằng việc tạo ra sự hiện diện của một kẻ thù chung mới. Và họ đã tìm ra được kẻ thù chung đó là “chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. Tuy nhiên, khi đưa vào khái niệm này những nội dung cụ thể, thì nó hoàn toàn phù hợp với những quan niệm của Mỹ - đó là “Saddam Husein”, “Libi” là “những kẻ khủng bố Palestin”. Còn những đối tượng thực sự đe dọa Liên Xô - “những chiến binh giải phóng” ở Afghanistan, những “insurgens ở Kavkaz” (insurgens - những kẻ khởi nghĩa vũ trang chống chính phủ. NộI DUNG) lại không được đưa vào danh sách đó.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức tại tòa soạn “báo Văn học” vào đầu tháng 1 năm 1989. Igor Beliaev - nhà bình luận chính trị, tác giả của bài báo “Hồi giáo” gây những tranh cải và khơi nguồn cho cuộc xung đột theo trục “những người hồi giáo” với “thế giới còn lại” - làm người tổ chức đón các bên tham gia. Tham dự cuộc gặp mặt còn có nhiều nhà khoa học, ngoại giao, phóng viên, luật sư, nhưng không hề có một nhân viên nào của bên an ninh. Đại diện phía Mỹ có D. Marx, Vụ trưởng Vụ Chính trị của RAND Coporation Brain M. Dzenkins và nhiều nhân vật khác. báo chí không nói gì tới cuộc gặp này bởi sự kiện này được coi là “không đáng kể”.

Cuộc gặp lần thứ hai được tiến hành khoảng nửa năm sau đó. Lần này là do phía Mỹ đứng ra mời, nhưng không phải tại Washington, mà tại Santa -Monica (bang California), ngay tại trụ sở RAND Coporation. Trong số những người phía Liên Xô tham gia vẫn là Igor Beliaev,các phóng viên, những nhà nghiên cứu luật quốc tế, các nhà chính trị học, phiên dịch. Nhưng lần này đã có sự hiện diện của hai viên tướng KGB - V. Zvezdenkov và F. A. Xerbak. Valentin Zvezdenkov được giới thiệu là chuyên gia trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố. Xerbak Fedor Alekxeievich (1918 - 1998) - là Trung tướng, Phó chỉ huy Tổng cục Phản gián; Chỉ huy trươnmgr Cục 6 (bảo vệ bí mật quốc gia trong lĩnh vực kinh tế). Phía Mỹ, ngoài những người đã từng tham gia gia lần trước, còn có Wiliam Colby - Cựu giám đốc CIA và R. Clain - Cựu phó giám đốc CIA.

Từ đó đến nay đã quá lâu rồi, các cuộc tiếp xúc đã đi vào khuôn khổ của tình hữu nghị bền chặt nhất và đã có những động thái sau: “Kremli đã có sự xích lại gần chưa từng có tiền lệ với Mỹ trên các vấn đề hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ tại Nga. Người ta khẳng định rằng Kremli đã đồng ý cho triển khai tại Đại sứ quán Mỹ một đơn vị thuộc FBI (Cục Phản gián liên bang Mỹ) với chức năng tìm kiếm và phát hiện những nhân vật bị nghi ngờ hoạt động khủng bố và đang ẩn náu trên lãnh thổ Nga. Đơn vị vị này không chỉ có toàn quyền độc lập tiến hành cấcc hoạt động theo dõi đó trên lãnh thổ Nga, mà còn phối hợp với các đơn vị tình báo Nga tiến hành những chiến dịch bắt giữ và dẫn độ những nhân vật đó tới lãnh thổ của những nước mà FBI được phép chính thức hoạt động. Nói cách khác, bất cứ ai trong số chúng ta bị nghi vấn “không trung thành” với Mỹ đều có thể tóm cổ trên đường phố và tống lên xe hơi để đưa ngay sang Latvi hay Estoni - nơi mà FBI được phép giam giữ và đưa về Mỹ. Một trong những chiến dịch như thế của FSB - FBI là chiến dịch nhử các haker (tin tặc) Nga sang Mỹ và sau đó bắt giam họ, bởi hoạt động của những haker này đã làm cho Mỹ không yên lòng... “.

FSB Nga và FBI Mỹ cũng không hề có một phản ứng nào đối với tin tức của báo chí đăng tải về vụ này.
chuongxedap:

Nhiệm vụ của Iakolev

Khi khắc họa hiện tượng này, có thể chỉ ra điều chủ yếu rằng, nhiệm vụ của Iakovlev - đó là tiếp tục sự nghiệp tư tế của M. A. Xuxlov và che chắn về mặt tư tưởng cho những hành động của M. X. Gorbachov.

Tuyên bố về bản thân như một người đầy tớ trung thành nhất của lực lượng chống Nga để “gây ấn tượng” - đó là một nhiệm vụ do chính Iakovlev đặt ra cho mình nhằm thăng tiến trên con đường hoạn lộ. Iakovlevđã “chứng tỏ được mình” trong lĩnh vực hoạt động này sau khi cho đăng trên “Báo Văn học” một bài viết nổi tiếng của mình là “Chống chủ nghĩa phản lịch sử”.

Bạn đọc cũng biết tầm quan trọng của một công trình khoa học hay của một tham luận mà từ đó người ta có thể đưa ra những kết luận của mình. Tương tự như vậy, tầm quan trọng của một đường lối công khai, như tư tưởng, để rồi sau đó người ta có thể tra cứu, nhấn mạnh làm cơ sở tạo nên dấu ấn trong đầu hàng triệu người và dẫn họ theo hướng cần thiết. Vì lẽ đó, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các nhà tư tưởng “cải tổ” và thủ lĩnh của nó là A. N. Iakovlev chính là làm nên cái gọi là “điều kiện đầu tiên để giải quyết thành công bất kỳ một vấn đề xã hội to lớn nào là ở chỗ phải tạo cho nó có được một tên gọi đúng đắn. Tên gọi đúng sẽ làm cho nhân dân thống nhất và mạnh mẽ. Tên gọi sai sẽ biến nhân dân thành một đám đông không có tư duy tự giác. Chính những người gọi cuộc chiến tranh của chúng ta với Đức là “cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô“ đã từng hiểu rất rõ điều này. Song chính những kẻ chính khách đê tiện, theo đuôi A. N. Iakovlev, cũng hiểu rất rõ vấn đề này khi chúng gọi cuộc “bán phá giá đế chế Xô Viết” là “cải cách”. Tên gọi đúng của sự việc đang diễn ra ở Nga hiện nay có lẽ là: chu kỳ chuyển động của thảm họa dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu, nếu như không phải là duy nhất, thì cũng là tiên quyết đó là một nhóm nhỏ những lãnh đạo đảng, núp bóng dưới lá cờ cải cách, đã phản bội lại những lợi ích dân tộc.

Ngày nay, người ta đánh giá thuật ngữ “perextroika” (cải tổ) dường như là một sự xây dựng sáng tạo: “... thuật ngữ, tự thân nó đã là sự ma giáo. Valeri Kha chiusin - nhà thơ, ủy viên biên tập của tạp chí “Cận vệ thanh niên” - đã gọi “perextroika” là “peredenka-stroia” (cải lại chế độ).

Một từ khác thường hay được lặp đi lặp lại là “dân chủ”. Phần đông người Nga thường đã và vẫn hiểu trực tiếp là “quyền làm chủ của nhân dân”, có nghĩa là của tất cả những công dân. Những người theo chủ nghĩa dân tộc lại giải thích khái niệm đó chỉ như quyền làm chủ của dân tộc mình. Người Mỹ lại hiểu “dân chủ” là một chế độ thích hợp đối với Mỹ. Nếu ở đâu đó có chính phủ thân Mỹ, thì ở đó là có dân chủ. Nếu là chính phủ chống Mỹ - thì xin lỗi, làm gì có dân chủ! Dân chủ mà không có Mỹ thì là thứ dân chủ gì?.

Nhiệm vụ của A. N. Iakovlev còn bao gồm cả việc đánh tráo khái niệm ở mức sao cho dân chúng khi tỉnh ngộ ra thì họ lại không buồn quan tâm nữa. Những mục tiêu đích thực của “cải tổ” mà chúng ta hướng tới, nếu công khai ra cũng có nghĩa là đặ dấu chấm hết cho “cải tổ”: “... Sự thiếu vắng những mục tiêu được tuyên bố công khai, việc tráo đổi chúng bằng những chính sách mỵ dân cũng có nghĩa là nhằm che đậy những mục tiêu đích thực có tính chất vô nhân đạo đến nỗi chúng cần được che dấu càng thận trọng càng tốt. Đó chính là lý do chúng ta tuyên bố “không!” với bất kỳ chính sách mỵ dân nào và chúng ta cũng yêu cầu thảo luận về bản chất của các mục tiêu, vừa là xuất phát từ tính hiện thực và thực hiện các chương trình, vừa là xuất phát từ chính những mục tiêu đích thực đó, một cách có hệ thống và theo quan niệm”.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong “cải tổ”. A. N. Iakovlev còn có nhiệm vụ áp đặt những tư tưởng cải tổ của mình cho các phóng viên và các tổng biên tập sao cho sau đó chúng sẽ được nhân ra trong hàng triệu bài viết cùng những chương trình phát thanh và truyền hình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng các bản sao này của Iakovlev đã đánh bóng được những vết thô sần, đã trám kín được những lỗ hổng trong các chiến dịch hiện thực của “các nhà cải tổ”. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa ra những thông tin được đặt hàng với đủ thông số đáng tín cậy.

Bè lũ A. N. Iakovlev đã giải quyết gọn một nhiệm vụ hết sức tế nhị, tuân thủ một cách thống nhất với Trung ương - đó là làm suy bại thanh danh của chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô: “Các nhà tư tưởng khẳng định về sự hoàn thiện của của chủ nghĩa xã hội với sự hỗ trợ của dân chủ, còn các phương tiện thông tin đại chúng “độc lập” lại phê phán quyết liệt xã hội đang tồn tại cũng như cả quá khứ đã dẫn tới một chế độ đó. Còn các nhà tư tưởng thì tiến hành “bảo vệ” chế độ xã hội chủ nghĩa một cách hình thức bằng cách đưa ra những ngôn từ không chứa đựng những nội dung hiện thực. Những ngôn từ đó đã gây nên sự phản cảm. Nhưng đó không phải là sự ngu dốt, mà là một đường lối có chủ mưu của bè lũ Gorbachov”.
chuongxedap:

Nhiệm vụ của A. N. Iakovlev còn là tìm kiếm, thiết lập và củng cố những cây cầu nối liền giữa các nhà Xô Viết học phương Tây với “đám bồi bút” ở Liên Xô. Không thể nói rằng trong nước không biết đến lý luận của những phương pháp như vậy, mà chính là chúng ta đã không có một cơ chế tin cậy để chống lại nó. Lý luận đó bao gồm:

- Tuyên truyền “trắng”: “được tiến hành công khai cho tất cả và theo những kênh chính thức, nguồn gốc của nó không che dấu bản tính của mình và thể hiện rõ ràng bản tính đó”.

- Tuyên truyền “xám”: được tiến hành theo những kênh mà bản tính đích thực của nó được giấu kín”

- Tuyên truyền “đen”: dành cho những nhân vật và các nhóm thính giả mà phương thưc tuyên truyền đó nhắm tới”.

Tính chất công khai của các nguồn Xô Viết học phương Tây, việc thúc đẩy sự hợp tác giữa những phóng viên mang tư tưởng thân phương Tây “chín chắn” nhất và “đồng nghiệp” của họ với những người có cùng học vị khoa học, rồi sau đó, theo hiệu ứng domino, là với những người khác, trước hết là những “thợ viết” có quán tính trung dung để dẫn đến sự chuyển hóa thành những bài viết “nổi loạn” mà trước đó bị từng cấm đoán. Chỉ có ở phương Tây người ta mới viết: “Mọi đế chế, sớm hay muộn, đều bị diệt vong!” (Nguồn: The Soviet Union & the Challenge of Future? P. 345 vol. 1, Ed by A. Stromas & Kaplan. N-Y, 1988). Và các tổ chim của Iakovlev đang ngoan ngoãn nhắc lại câu thần chú đó. Nếu như ở phương Tây người ta đã từng viết trong cuốn tạp chí Xô Viết học “Nghiên cứu Xô Viết” rằng “Nguồn lực tài chính và những nguồn lực khác được phân phối cho các nước cộng hòa không phù hợi với sự tối ưu kinh tế mà theo những khía cạnh chính trị” (Nguồn: Soviet Studies, N-1, 1968), thì tại sao không khẳng định điều đó cách đây 20 năm về trước, hơn nữa, điều này không chỉ liên quan tới các nhà dân chủ, mà còn liên quan tới những người yêu nước Nga bị lợi dụng nhằm tăng cường “tính khách quan” chỉ có điều nó không phù hợp về mặt thời gian nữa..

Bằng chứng gián tiếp về việc CIA Mỹ tham gia vào công cuộc cải tổ của chúng ta có thể là những sự trùng hợp kỳ lạ của các mỹ từ. Ví dụ, Giám đốc CIA W. Casy gọi Trung Á và Kazakhstan là “khúc ruột mềm”, còn nhà văn A. I. Xolzenitsyn trong tác phẩm “Chúng ta cần xây dựng nước Nga ra sao” gọi vùng đó là khúc ruột miền nam”, và sau đó tên gọi này đã hiện diện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng ở Matxcơva. Các phóng viên Liên Xô đã kế thừa các nhà Xô Viết phương Tây. Đầu tiên chúng được dùng trong các nguồn tin phương Tây, sau đó xuất hiện trong các văn bản “của chúng ta”. Điều này còn thể hiện rõ ràng sự phù hợp với thuật ngữ phương Tây chỉ các loại vũ khí, tên gọi các cơ quan, tổ chức được phiên âm từ phương Tây sang ngôn ngữ Nga, dẫn đến những lỗi chính ta trong văn bản.

Trên các trang văn bản của báo chí Xô Viết thường xuất hiện những đơn vị đo lường có nguồn gốc từ các nhà Xô Viết học. Nhưng chính sự cộng hưởng trong hành động - như một tiềm năng phá hoại, mới là rất đáng kể.

A. N. Iakovlev còn một nhiệm vụ nữa. Một trong số những người thực hiện nhiệm vụ này là G. L. Xmirnov, Giám đốc Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô giai đoạn 1983 - 1985, Giám đốc Viện Mác - Lênin giai đoạn 1987 - 1991 và từng công tác tại BCHTW ĐCS Liên Xô. Ông kể: “Một lần, A. N. Iakovlev yêu cầu tôi trình bày bằng văn bản về bản chất của thời điểm trải nghiệm và ý nghĩa của những cải tạo dân chủ. Bài viết đó của tôi trở thành nguyên nhân của những cuộc tranh luận thú vị và nặng nề với Iakovlev. Luận cứ của tôi là: Trong bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt như trong một quốc gia của chúng ta, việc tiến hành những nhiệm vụ kinh tế, sản xuất đã chín muồi trong phạm vi rộng lớn sẽ phụ thuộc vào sự bất lực của những chế định chính trị. Không thể nói rằng trong nước không ai nói, không ai cảnh báo về những chuyển đổi đã chín muồi. Các nhà kinh tế quốc gia, các nhà khoa học và các phóng viên đã lên tiếng cả rồi. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để khắc phục một cách có hiệu quả chủ nghĩa bảo thủ và thói quan liêu của các cơ quan trung ương. Chúng ta chưa đủ những chế định thật sự dân chủ và có hiệu quả để có thể đạt được những thay đổi cần thiết, để chính chúng đưa những tư tưởng mới vào cuộc sống. Chúng ta chưa có những bộ luật cho phép các Xô Viết thực sự trở thành những tổ chức tự quản. Sinh thời, Lênin đã rất quan tâm tới vấn đề này.

Trong một cuộc nói chuyện về những luận cứ của tôi, A. N. Iakovlev đã thể hiện một tư duy rằng lối thoát ra khỏi tình trạng này là thành lập cơ chế đa đảng, hoặc tốt nhất là hai đảng như ở Mỹ. Chính sự phê phán lẫn nhau của các đảng chính trị và việc chúng thay nhau nắm chính quyền sẽ cứu chúng ta khỏi sự trì đọng. ý tưởng đó ai cũng biết, song tôi, với cách nhìn của mình, đã gắn việc giải quyết vấn đề với việc tích cực hóa quần chúng, với tự do phê phán nói chung và trên các phương tiện thông tin đại chúng nói riêng. Còn với cơ chế thay đổi thủ lĩnh, tôi đã chỉ ra sự hạn chế mang tính luật pháp của thời hạn cầm quyền của các nhà hoạt động chính trị. Việc thiết lập sự điều hành hai đảng, thậm chí là đa đảng, sẽ là một chấn động nguy hiểm đối với chúng ta. Thứ nhất, người khởi xướng chế độ đa đảng sẽ lập tức hứng chịu sự trừng phạt. Thứ hai, không thể có chế độ hai đảng ở đất nước chúng ta bởi các đảng phái chính trị sẽ mọc lên như nấm và tất yếu sẽ xảy ra sự rối loạn kinh hoàng. Thứ ba, việc cấy ghép chế độ đa đảng bằng con đường nhân tạo sẽ tạo nên thảm kịch. Chế độ đa đảng, sau nhiều năm dài cầm quyền của đảng cộng sản, sẽ tất yếu thay thế những người cộng sản đương quyền, tiến đến giành chính quyền theo định hướng của một đảng tư sản. Mà một chuyển động như vậy trong nước chúng ta sẽ được phương Tây hỗ trợ đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần - đó là điều chúng ta từng khẳng định qua kinh nghiệm ở Hung Ga Ri, Tiệp Khắc, Ba Lan. Tất cả những điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đối mặt với sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản.

Sau khi trình bày suy nghĩ của mình, tôi chờ ông ta nói. Mà có lẽ, ông ta cũng nhất trí rằng khả năng phục hồi đó đang tồn tại. Nhưng có sao đâu? Đảng cộng sản cần chứng tỏ sự đúng đắn của mình bằng trong mọi việc, trong mọi chính sách của mình. Còn các nội dung khác thì ông ta không đề cập tới.

Sau một hồi im lặng, tôi hỏi ông ta: “Anh nghĩ sao về vấn đề này? Đó là một khả năng xa xôi hay là một viễn cảnh cận kề?”. Ông ta bình thản trả lời rằng đó là khả năng của hiện tại. Tôi không kiềm chế nổi, đã nói ngay: “Nhưng anh chẳng sống được đến lúc đó”. Câu trả lời của ông ta làm tôi không kém phần kinh ngạc: “Sao tôi lại không sống đến lúc đó chứ? Tôi hoàn toàn có thể sống đến lúc đó”.

A. N. Iakovlev là người rất chân thành, nhưng ông cũng có thể và rất thích diễu cợt, nói đùa, lừa một ai đó... Nhưng trong trường hợp này, tôi tôi tin ông. Song dường như đó mới chỉ là suy tư mang tính lý thuyết, chứ tôi hoàn toàn không tưởng tượng nổi rằng đến một lúc nào đó chính ông ta sẽ tạo ra những cơ hội để thực hiện những gì ông ta nói”.

Theo thiển ý của tôi, chỉ với một hành động như vậy, A. N. Iakovlev đã đồng thời đoạt được mấy mục tiêu - đó là điều kiện tối cần thiết cho bất kỳ thành công chính trị nào. G. L. Xmirnov là một trong số những người thông thái nhất của thời đại (theo tôi, số này rất ít). Là một trong số những người thông minh nhất đó, A. N. Iakovlev trước hết đã thăm dò thái độ của một người cộng sản chân chính qua chính cách đặt vấn đề “tế nhị” này. Đó là mục tiêu thứ nhất. Mục tiêu thứ hai: không cần phải có những nỗ lực đặc biệt gì, ông ta đã nghiên cứu được vấn đề này một cách đầy đủ và rất chất lượng bằng cách lợi dụng tiềm năng trí tuệ to lớn của người cùng đối thoại. Trong trường hợp này, tôi nhắc lại, người ta đã lợi dụng Xmirnov, chứ không nối đến mục tiêu thực chất của vấn đề, không đã động gì tới ý định riêng. và tôi tin rằng, không chỉ có một mình A. N. Iakovlev mới cần tới cuộc “thẩm vấn” như vậy và không chỉ có một Xmirnov được người ta “hỏi thăm” như vậy.

Bản thân A. N. Iakovlev là một chuyên gia trên mặt trận tư tưởng và cũng là kẻ ngoan ngoãn thực hiện ý chí của “những cố vấn hành động bí mật” phương Tây? Tôi thiên về suy nghĩ rằng những năm học tập tại Trường đại học tổng hợp Columbia và công tác tại BCHTW ĐCS Liên Xô đối với ông ta đã không diễn ra một cách tình cờ. Một trong những bằng chứngcủa giả thiết đó là hoạt động của ông ta tại Tiệp Khắc vào năm 1968. Theo những tài liệu khẳng định, A. N. Iakovlev và một trong số phó chủ tịch ủy ban quốc gia về phát thanh và truyền hình Liên Xô đã vạch ra kế hoạch xây dựng trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức một đài phát thanh “bán công khai, đại diện cho những cán bộ hoạt động trên mặt trận tư tưởng của Tiệp Khắc trung thành với sự nghiệp chủ nghĩa xã hội. Đài phát thanh này được sử dụng để phát đi những tư liệu mà trong điều kiện hiện nay, về mặt kiến giải chính trị, không thể coi là trung thành với đài phát thanh Matxcơva chính thống... Không loại trừ rằng hoạt động của đài phát thanh này đã kích động những vụ chống đối nổi tiếng từ phía Đảng Cộng sản và Chính phủ Tiệp Khắc. Tuy nhiên, hoạt động của đài phát thanh này, dẫu chúng ta không phải chịu trách nhiệm, vẫn là đúng đắn và cần thiết”

Đó là ví dụ hiển nhiên về việc thực hiện phương pháp trong lĩnh vực được gọi là tuyên truyền “xám”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hello Việt Nam