Sàn giao dịch mua bán trực tuyến MB24

MUA BÁN TRỰC TUYẾN HAY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN ĐANG LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CẢ THẾ GIỚI.TUY NHIÊN Ở VIỆT NAM HÌNH THỨC TRÊN CÒN KHÁ MỚI MẺ. Xin trân trọng giới thiệu tới Quý Bạn Sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán trực tuyến MB24 . Hiện tại Tôi đang có 3 gian hàng mua bán trên sàn giao dịch này . Bạn có thể trực tiếp kinh doanh trên gian hàng của mình , hoặc bạn sẽ được mua hàng chất lượng tốt với giá rẻ của nhà sản xuất mà không phải trả chi phí cho bất cứ một khâu trung gian nào. TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO GIA ĐÌNH BẠN NHIỀU TRIỆU ĐỒNG.Bạn có thể liên hệ với Tôi để tham gia mua bán trực tuyến và tham gia Thương mại điện tử ngay nha : 0919.781.981

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Chương II

CHƯƠNG II
LIÊN XÔ. 1953-1985.



“Trì trệ lớn”

Tại Đại hội XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô, M. X. Gorbachov đã gọi thời kỳ L. I. Breznev lãnh đạo đất nước là “trì trệ”. Còn tôi liều gọi toàn bộ giai đoạn 1953 - 1985, khoảng thời gian giữa cái chết của I. V. Xtalin và việc M. X. Gorbachov lên nắm quyền là “trì trệ lớn”. Trong đó có thời kỳ từ tháng 3 năm 1953 đến cuối tháng 10 năm 1964 - cái gọi là “tiết trời trở ấm” (còn có tên gọi thứ hai, đôi lúc có trong văn chương là “tiết trời ướt át”), đặc biệt giai đoạn Breznev cầm quyền (hay là trị vì) và giai đoạn từ tháng 11 năm 1982 đến cuối tháng 3 năm 1985 đã được ai đó gọi chính xác là “đuổi theo xe tang”. Tôi cho là có thể chỉ ra một sự thống nhất nào đó của toàn bộ giai đoạn này. Một loạt các nhà nghiên cứu trong số những người cộng sản chính thống đã tranh luận với phe đối lập rằng giai đoạn này không phải là “trì trệ” mà là “trì trệ - 2”. Hoàn cảnh, những trói buộc không thuận lợi cho sự phát triển hay chuyển động của bất kỳ cái gì. Thời gian kinh tế chậm phát triển, tình hình đời sống xã hội, tư duy tiêu cực, suy mòn.

Giai đoạn này, theo cách hiểu của chúng tôi, được đặc trưng bởi sự phát triển về số lượng trong sự lạc hậu thật sự của tiêu chí chất lượng.

Xuất phát từ quan niệm hiện nay về thực trạng hệ thống Xô Viết, nửa sau của 70 năm cộng sản cầm quyền được xem như là chặng đường quay lại. Trong khi vẫn giữ được vẻ ngoài hào nhoáng, trong khi phát triển kinh tế không ngừng, trong khi duy trì chuyển động theo xung năng do Xtalin đã tạo ra, trên thực tế, đất nước đã tụt hậu: “Rõ ràng, toàn bộ lịch sử Liên Xô bị chặt làm hai khúc: giai đoạn Xtalin và giai đoạn hậu Xtalin. Hơn nữa, hai khúc lịch sử này - bằng nhau về thời gian, nhưng ngược hướng nhau. 35 năm chuyển động theo con đường xã hội chủ nghĩa và 35 năm chuyển động hoàn toàn ngược về đích tư bản chủ nghĩa. 35 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản (Bônxevich) và 35 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sáng tạo ra được bao nhiêu thì đập phá hết bấy nhiêu.

Từ quan điểm ngày nay, chúng ta có thể phân định dễ dàng rằng lịch sử nửa sau của thế kỷ XX trên đất nước ta sẽ còn lưu giữ hai quá trình liên quan bền chặt với nhau: đó là thời kỳ tiến hóa (1953 - 1985) và thời kỳ cách mạng (1985 - 1991) với sự thất bại của Liên Xô. Những quan điểm của những người cộng sản chính thống đã mô tả toàn bộ 70 năm như là một loạt cuộc diễu binh khải hoàn, nhưng những tình huống phức tạp trong tuyên truyền hiện nay của họ là thế. Hoàn toàn ngược lại, chúng ta trong 70 năm ấy đã trải qua một con đường rất phức tạp, mâu thuẫn và chưa xác định được đích. Không phải tất cả những chiến thắng của chúng ta đã tự bộc lộ mình trong sự đa dạng của những mối quan hệ nhân - quả, và tất cả những viên đá dưới bước chân của chúng ta, nếu không chú ý, sẽ là vô danh.

Cần nhận thấy rằng những khuynh hướng dẫn tới sự sụp đổ Liên Xô đã có từ “thời Xtalin” - chúng được hình thành từ khi đó nhưng được ngụy trang kỹ. Tất nhiên, còn quá sớm để nhận định - dường như ngay sau khi Xtalin qua đời, trạng thái thăng bằng giữa lực ly tâm và lực hướng tâm đã nghiêng về phía ly tâm. Không, hệ thống do Xtalin lập ra cũng có những cơ chế để ổn định và kẻ thù đã phải dò dẫm từng bước một - nếu làm khác thì đã không thu được kết quả do hệ quả của quy luật biện chứng, quy luật duy trì hệ thống, hoặc theo quan niệm của nhà khoa học Anh Westby - quy luật duy trì sự đa dạng. Duy chỉ đến lúc này, trước ngưỡng cửa của hai thiên kỷ, chúng mới tiếp cận được đến ranh giới cuối cùng.

Thời gian “Tổng Bí thư hạ nhục Liên Xô“ được bắt đầu không phải từ năm 1985, mà sớm hơn nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân đưa tới thảm họa khủng khiếp thế này. Có thể nhận ra rằng những khuynh hướng dẫn tới tan rã hệ thống đã xuất hiện đúng lúc, nhưng thực sự chẳng thể làm được gì để sửa chữa. Sự suy đồi của tầng lớp hạ lưu (say rượu, ly hôn, nạo thai, phạm tội...) và sự tây hóa (đi du lịch, vượt biên, sùng bái vật chất...) của tầng lớp thượng lưu đang diễn ra. Trong nhận thức của dân chúng thực sự đã có những khác biệt. Một đằng là lý tưởng và một đằng là sự vô liêm sỉ trắng trợn. Sự phân hóa xã hội và sự hình thành giai cấp tương lai, tội phạm hình sự và tham nhũng, chính sách dân tộc méo mó, tính bất hợp pháp và nguy hại trong việc bầu cử những nhân vật đứng đầu từ Kremli đến các nông trang tập thể, thiếu thốn mọi hàng hóa và các loại hình dịch vụ - tất cả những thứ đó đè nặng lên từng con người. Thêm vào đó là trong mỗi bài báo, mỗi bài phát biểu công khai, trong từng chương trình truyền hình luôn vang lên: “Cuộc sống đang trở nên...” Nghiêm túc mà nói, cuộc sống đã trở nên đến mức không thể chịu nổi. Người ta đã cố tình đưa hoàn cảnh ra khỏi tư duy lành mạnh và biến nó thành vô nghĩa. Cần phải có giải pháp và lỗi của chúng ta không phải là đã ủng hộ M. X. Gorbachov vào những năm 1985 - 1988, mà ở chỗ chúng ta đã không tự mình làm điều đó sớm hơn. Chúng ta đã bỏ qua mức độ phát triển cao của sự không xác định và đã phải nhận lãnh kết cục đáng buồn nhất.
chuongxedap:

Nhiệm vụ của Khrusov

Không một kẻ thù nào gây ra nhiều bất hạnh như
Khrusov đã gây ra cho chúng ta bởi chính sách
của ông ta đối với quá khứ của Đảng và Nhà nước
chúng ta, cũng như đối với Xtalin.

D. F. Uxtinov (Trích biên bản công tác hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Liên Xô. Tài liệu tuyệt mật N0 9)

Một loạt tiêu đề trong cuốn sách này có tên là “nhiệm vụ...”, tôi muốn đưa ra đoạn trích dẫn ngắn cho tiêu đề đầu tiên này. Để tránh bị quở trách vì tính không xác thực, tốt hơn cả là ngay từ đầu giải thích rõ rằng cho dù lời nói trong này trước hết là về những nhân vật chính trị lớn - những người đã góp phần phá hoại Liên Xô và xóa bỏ xã hội chủ nghĩa, nhưng hoạt động của họ có thể được luận giải một cách phong phú về mối quan hệ đối với những người khác - những nhân vật ít nổi tiếng, ít xuất hiện hơn. Không chỉ những nhân vật được đề cập tới trong các tiêu đề mà cả những nhân vật khác nằm trong bộ máy trung ương cũng như ở các vị trí khác, tại Liên Xô cũng như ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của những nhân vật được nêu tên ở đây sẽ lý giải về việc hành động thuộc khuynh hướng này đã từng diễn ra từ trước đó cũng như sau đó.

Đương nhiên, nhiệm vụ tiên quyết nhất của N. X. Khrusov là đoạt lấy quyền lực và nắm giữ lấy quyền điều hành. Toàn bộ sự kiện trong những năm 1953 - 1956 cần được xem xét qua chính lăng kính này. Đó là việc bắt giữ L. P. Beria và ban lãnh đạo cao nhất của Bộ Nội vụ - cơ quan An ninh quốc gia; cuộc đấu tranh với nhóm chống Đảng của những người theo chủ nghĩa Xtalin và kẻ a dua theo nó là D. T. Sepilov... Nên đánh giá thỏa đáng thái độ liều lĩnh của Khrusov và nói rõ rằng ông ta đã khởi động công cuộc phá hoại chính đất nước nuôi dưỡng ông ta. Chúng tôi dẫn ra đây một ví dụ trong lĩnh vực xây dựng quốc gia quan trọng nhất - địa chính trị: “Vào tháng 10 năm 1954, Bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Liên Xô là N. X. Khrusov tới thăm bán đảo Liêu Đông (Liaodun, Đông Bắc Trung Quốc). Khrusov tuyên bố về quyết định chuyển cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành phố Dalnhi và căn cứ hải quân Port-Artur, cũng như về việc rút toàn bộ quân đội Xô Viết...

Tướng Tư lệnh Sevtxov muốn khẳng định với Khrusov và Buganin về việc cần thiết tăng cường thêm hai sư đoàn cho Tập đoàn quân 39.

Bản báo cáo mới bắt đầu chưa được ba phút thì Khrusov đập mạnh tay xuống bàn và quát: “Ba hoa đủ rồi! Tốt hơn hãy nói, anh ở đây làm gì? Phải, tôi hỏi: anh và quân của mình làm gì ở đây, ở Liêu Đông này?

Vị Tư lệnh không hề chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi như vậy. Nhìn thẳng vào Khrusov với vẻ thiếu tin cậy, ông bình tĩnh trả lời: “Bảo vệ tuyến Viễn Đông của Tổ quốc chúng ta”.

Khrusov ngắt lời ông và tức giận tuyên bố: “Đó là chính sách của Nga hoàng, đế quốc. Bây giờ anh định ở đây bảo vệ ai và chống ai? Tốt hơn là cứ nói với tôi, cần bao nhiêu thời gian để ở đây không còn một người lính nào của anh, thậm chí cả tinh thần của anh”.

... Thiếu tướng Tham mưu trưởng V. V. Turantaiev cất lời: “Nikita Xergeievich (Khrusov)! Tại Nam Triều Tiên (ông chỉ lên bản đồ) hiện nay, ngoài quân Nam Triều Tiên còn có Tập đoàn quân số 8 được tăng cường của Mỹ đóng tại đây. Chỉ riêng trong thành phần của Tập đoàn quân này có tới 500 xe tăng. Vì sao liên quân của 15 quốc gia được người Mỹ cùng với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc đưa tới đóng quân ở đây... Như người Mỹ, nếu họ muốn, thì sau ba ngày đêm, họ sẽ có mặt ở đây, ở Kvantun này”.

Khrusov ngắt lời Turantaiev và tuyên bố: “Sẽ không có chuyện này. Đó là ban lãnh đạo cũ của nước ta đã chiếm đoạt, đã mượn đất này của người khác: ở Trung Quốc, Triều Tiên, ở Phần Lan, còn chúng ta bây giờ phải giải quyết việc này”.

Turantaiev định phản đối: “Không, Nikita Xergeievich. Trong việc này, những gì mà ban lãnh đạo cũ của đất nước đã làm là nhằm đảm bảo cho nền an ninh của Tổ quốc chúng ta. Mà chúng ta cũng không thể rút khỏi đây. Chúng tôi có mặt ở đây còn để làm căn cứ cho Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa, chúng ta hỗ trợ tinh thần cách mạng và khả năng sẵn sàng chiến đấu của bạn”.

Khrusov ngắt lời Turantaiev và lớn tiếng: “Mặc cho người Trung Quốc tự lo cho họ. Chúng ta đã cho không họ nhiều rồi. Mà tôi muốn Tư lệnh nói ngay với tôi bây giờ: cần bao nhiêu thời gian để không một ai trong số các anh còn ở lại đây. Còn những đội quân mà Tham mưu trưởng vừa nói với tôi sẽ băm viên các anh ở đây, như người Nhật họ đã làm vào năm 1904, còn các anh đang làm cho chúng tôi phải quá bận tâm để giúp các anh đi khỏi đây”. Nhưng Turantaiev không hề bối rối: “Hãy cho chúng tôi thêm hai sư đoàn và chúng tôi không để họ băm viên mình”.

Khrusov: “Chúng tôi sẽ không cho! Các anh sẽ rút khỏi đây, bọn Mỹ cũng sẽ rút”. (Vậy mà người Mỹ cho đến ngày nay chưa rút)...

“Mà Bộ chỉ huy các anh cần bao tháng để rời khỏi đây?”.

Svetxov đã trả lời: “Khoảng 3- 4 tháng”.

Tướng Penionizco, có mặt tại đây, nói: “Không đủ!”.

Khrusov: “Tôi cho 5 tháng. Để sau thời gian đó không còn một ai trong các anh ở đây. Còn bây giờ ta chuyển qua việc: cái gì bán cho Trung Quốc và cái gì thì cho họ”...
chuongxedap:

Vào ngày thứ hai mươi của tháng 10, qua báo chí nhận được, chúng tôi biết rằng, sau cuộc nói chuyện đó tại Bộ chỉ huy một ngày, ngày 12 tháng 10 năm 1954, báo “Sự thật” công bố “Tuyên bố chung của Chính phủ Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, trong đó nói tới việc rút toàn bộ các đơn vị quân đội Xô Viết ra khỏi vùng Port-Artur -Dalnyi...

“Toàn bộ những gì ở đây (Kvatun) được Nga hoàng, chúng ta và người Nhật - doanh trại, nhà cửa, kho tàng, đập nước,... trao miễn phí, không hoàn lại cho người Trung Quốc. Còn những gì chúng ta chuyển từ Liên Xô tới đây - thì bán”.

A. M. Peniozco, ngồi cạnh tôi, xin phép được hỏi. “Theo tôi hiểu - anh ta nói - doanh trại và những công trình xây dựng khác là cho miễn phí, thế còn những thứ chúng tôi đưa vào trong doanh trại, những thứ được gọi là của cải như: giường, tủ, giá áo, bồn tắm, dụng cụ chữa cháy và cấp dưỡng - thì bán. Mà những thứ đó, so với nhà cửa, thì chẳng đáng gì. Nói tóm lại, tài sản gì quý giá thì cho, còn thứ vặt vãnh thì bán?”...

Tại Văn phòng của Xerov (Đại tướng, Chủ tịch KGB - ủy ban An ninh quốc gia) tôi được biết nhiều chuyện thú vị: Liệu tôi có hiểu hết những gì Nikita Xergeievich nói khi gặp Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân? Tôi trả lời: “Không hiểu tất cả, nhưng về nguyên tắc tôi hiểu là chúng ta rút lui khỏi đó”. Xerov nói: “Tôi nhắc lại rằng những gì ở đây sẽ làm không như những gì đồng chí Khrusov đã nói”.

Lẽ ra tôi đã không dẫn ra đoạn trích vạch rõ hoàn cảnh phản bội của N. X. Khrusov về lợi ích địa chính trị của Liên Xô, nếu không có tình huống tương tự xảy ra giữa Bộ tổng Tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang Liên Xô và M. X. Gorbachov. Một sự trùng hợp lịch sử. Có một chi tiết là sự kiện được mô tả xảy ra vào ngày 13 tháng 10 năm 1954! Còn ngày 14 tháng 10 năm 1964, đúng 10 năm sau - N. X. Khrusov phải rời bỏ cương vị - Bí thư thứ nhất BCHTW và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Ngoài việc “triệt thoái” khỏi các vị trí đóng quân chiến lược, quân đội và hải quân đã phải chịu “những đòn tấn công từ trên dội xuống” khác: giải trừ quân bị. “Từ đầu những năm 1960, theo yêu cầu tha thiết của Khrusov, nhiều tầu chiến lớn của Hải quân đã bị đưa đi phá hủy và nấu thành thép, nhiều máy bay hạng năng cũng đã bị cắt giảm tối đa và bị phá hủy hoàn toàn. Cùng với chúng còn cả loạt trang thiết bị... Nhiều viện nghiên cứu quốc phòng giá trị bị đóng cửa. Nhiều chuyên gia giỏi phải chuyển việc. Quân số của lực lượng vũ trang trong những năm 1955 - 1960 bị giảm 3.980.000 người. N. X. Khrusov đã ngụy trang sự phản bội của mình bằng việc giải trừ quân bị. Kinh nghiệm này của ông ta, về sau này, đã được M. X. Gorbachov, B. N. Eltxin... vận dụng.

Hành vi tội lỗi cuối cùng của N. X. Khrusov - bản báo cáo tại đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô. Theo quan điểm của những người khác từng nghiên cứu những sự kiện trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, việc tác động tư tưởng và tinh thần đối với Đảng và nhân dân đang được đưa lên vị trí hàng đầu. Cần lưu ý tới một thực trạng là không có một tổ đảng nào, cho dù nhỏ nhất, của Đảng Cộng sản Liên Xô phát biểu phản đối bản báo cáo của N. X. Khrusov. Chính do không có một phản ứng nào trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô đối với hành động của N. X. Khrusov bôi nhọ I. V. Xtalin mà bản Quyết nghị của BCHTW Đảng Cộng sản Liên Xô “Về việc khắc phục sự sùng bái cá nhân và hậu quả của nó” đã được thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1956.

N. X. Khrusov luôn có những hành động phụ họa với kẻ thù bên ngoài. CIA đã có được toàn văn bản báo cáo và cho công bố nó vào tháng 6 năm 1956 với lời tựa “Chính những người Nga công nhận sự tàn bạo của mình” và ngay trong bài này còn đưa ra câu hỏi: Liệu đây có phải là phản ứng đồng thuận đầu tiên của BCHTW ĐCS Liên Xô với cơ quan mật vụ phương Tây?.

   Không thể tin cậy N. X. Khrusov trong bất cứ việc gì: “Trong những năm 1950, CIA (và tất nhiên cả FBI) đều thận trọng lần tìm nguồn gốc rò rỉ thông tin từ giới lãnh đạo Mỹ. Chính những lời ba hoa của Khrusov và một số chính khách - những người thường xuyên đưa nội dung một số tài liệu có được từ K. Fillby vào bài phát biểu của mình, đã buộc CIA lần cho ra được vụ này. Khrusov lúc đó thường tuyên bố: “Tổng thống Mỹ chỉ biết lo nghĩ, còn trên bàn làm việc của tôi đã có thông tin về việc đó”. Rõ ràng, một trong những động cơ của lãnh đạo KGB Liên Xô tham gia vào âm mưu hồi tháng 10 năm 1964 là mong muốn chấm dứt sự rò rỉ thông tin.

   Những cuộc cải cách bất tận, thoạt nhìn có vẻ khó hiểu như những cuộc cải cách hiện nay, đã được N. X. Khrusov liên tục tiến hành trong suốt thời gian nắm giữ quyền lực. Ví dụ như, theo bộ luật “Về việc tiếp tục hoàn thiện điều hành công nghiệp và xây dựng” được thông qua hồi tháng 5 năm 1957, cả nước đã có 105 hội đồng kinh tế nhân dân được thành lập - đất nước đã sẵn sàng phân hóa theo nguyên tắc khu vực hóa nền kinh tế. V. E. Xemichaxtnyi (người mới qua đời cách đây không lâu) đã cho biết về mong ước to lớn của N. X. Khrusov là tách cơ quan KGB ở địa phương ra làm hai (Giống như Ban Chấp hành tỉnh được chia ra thành: công nghiệp và nông nghiệp!) và “làm phân liệt và rối loạn” toàn bộ KGB. Điều này dẫn tới việc sa sút kỷ cương, nhà tù Lubianca chật cứng những kẻ tình nghi. Sau này cũng đã xảy ra những sự kiện tương tự.

N. X. Khrusov, rốt cuộc đã hoàn thành một nhiệm vụ có triển vọng sâu xa liên quan tới “cải tổ”, chứ không liên quan tới “tiết trời ấm áp”. Ông ta đã tiến hành một cuộc thử nghiệm: Liệu có thể thực thi “điều vô lý” của quyền lực trong chừng mực bao lâu, còn trên thực tế, đó là sự phá họa và hủy diệt công khai một đất nước như đất nước Xô Viết, trong khi đó vẫn không hề bị nghi ngờ là đang ra sức thực hiện đảo chính nhằm thay thế người lãnh đạo Đảng. Đáp số thu được là khoảng trong 10 năm.

Nếu đem so sánh sự nghiệp phá hoại của N. X. Khrusov với cuộc “cải tổ” trong tương lai thì thấy rằng, những năm tháng ấy, ông ta đã hành động đơn độc trong Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô. Dù xung quanh ông ta có những nhân vật trung thành và biết vâng lời ông ta đến chết như: A. I. Mikoian và A. I. Adzubei. Nhờ những người này, ông ta có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua Bộ Ngoại giao; Trong ban lãnh đạo cũ cũng có những nhân vật mà trong văn chương ngày nay tên tuổi của họ thường được gắn với những từ ngữ xấu xa - đó là những bí thư BCHTW chuyên lo những vấn đề về về công tác tư tưởng (P. N. Demichev, L. F. Ilichev, O. V. Kuxuinen, B. N. Ponomariov, P. N. Poxpelov, N. N. Satalin, M. A. Xuxlov). Nhờ Bí thư thứ nhất mà Iu. V. Andropov và S. P. Rasidov có danh vọng. N. X. Khrusov có đủ khả năng để gạt bỏ những người thân cận với Xtalin. Nhưng dù sao, như một kẻ tích cực phá hoại hệ thống Xô Viết trên quy mô toàn quốc, N. X. Khrusov vẫn là kẻ đơn độc. Đó là do kết quả của những cuộc thanh lọc dưới thời Xtalin. Từ đây, có thể rút ra kết luận rằng, trong Bộ Chính trị, M. X. Gorbachov còn có ít nhất hai chiến hữu ngang tầm với ông ta về cương vị và âm mưu là E. A. Sevardnadze và A. N. Iacovlev.

Xét theo quan điểm lịch sử, không rõ Gorbachov hay Khrusov, ai hơn ai, đáng được thưởng vì công lao phá hoại Liên Xô. Khrusov đã làm được một điều dường như không thể: đặt cơ sở phá “Lục địa Đỏ”, đã lật ngược lại sự phát triển. Dưới thời ông ta và sau đó đất nước Xô Viết đã không thể phát triển được. Nhưng từ sâu thẳm, nền tảng của sự phát triển đã ló dạng và được phương Tây công nhận: Vào cuối tháng 11 năm 1964, tại buổi lễ kỷ niệm W. Churchill 90 năm, trong Nghị viện Anh đã có người đề nghị nâng cốc chúc Churchill có tư cách là kẻ thù sáng giá nhất của nước Nga. Churchill đáp lời: “Quả đáng tiếc, bây giờ đã có một người làm hại đất nước Xô Viết hơn tôi cả nghìn lần. Đó là Nikita Khrusov. Chúng ta hãy chúc mừng người đó”.
chuongxedap:

Địa chính trị “nội bộ” – 1

Cùng với nhiều yếu tố khuyết điểm trong hệ thống Xô Viết, chính sách dân tộc thiếu thận trọng đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong các nước công hòa của Xô Viết đã tồn tại những khác biệt cả về chủ quan lẫn khách quan: tính không đồng đều trong tình hình xã hội, những bước đột phá trong phát triển kinh tế, mức chênh lệch trong thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tình trạng mị dân được biểu hiện trước hết ở mức tăng dân số tự nhiên hàng năm khác nhau, sự đa dạng của các mô hình kinh tế - tất cả những cái đó và nhiều cái khác đã khẳng định về việc Liên bang là một cơ cấu đa dân tộc. Chúng tôi xin chỉ tách ra một thành tố từ tất cả sự đa dạng đó - những sai lầm trong việc xác định đường biên giới giữa các dân tộc. Chúng tôi tôi gọi nó một cách ước lệ là - địa chính trị “nội bộ”.

Trong đế quốc Nga, quá trình được bắt đầu từ dưới thời trị vì của Nga hoàng, Đại công tước Finliand. Alecxandr I “đã tặng” cho Đại công tước Finliand thành phố Vyborg. Theo thời gian, Phần Lan trở thành một quốc gia độc lập, sau đó lại là một quốc gia thù địch tới mức đe dọa Leningrad - đây là một trong những nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Phần Lan 1939 - 1940.

Những “méo mó” trong chính sách dân tộc còn được bắt đầu ngay khi những người Bônxêvich lên nắm chính quyền: “Cơ cấu quốc gia - dân tộc của đất nước được hình thành nên từ những ảnh hưởng của những lợi ích và tình hình chính trị cụ thể trong những năm 1920 - 1930 và thiếu tính kế thừa. Điều đó gây nên những bất tiện to lớn, và đôi khi là ách áp bức dân tộc trực tiếp, khi ban lãnh đạo có đầy đủ quyền lực và dân chúng thuộc quyền đã thuộc về các dân tộc mang bản sắc văn hóa khác nhau. Thí dụ điển hình là - Vùng tự trị Nagornyi-Karaback (HKAO). Phần lớn dân chúng vùng tự trị là người Armeni, trong khi ban lãnh đạo được bổ nhiệm lại từ Bacu. Điều đó, trong từng giai đoạn, đã tạo ra xung đột từ phía quần chúng (gần đây nhất là vào năm 1965). Giới trí thức Armeni trong các trường hợp thuận lợi đã nhắc nhở các cấp chính quyền về vấn đề Nagornyi-Karaback. Như trong thời gian thảo luận Hiến pháp năm 1977, tại những cuộc họp đảng trong các cơ quan khoa học và văn hóa của Armeni, đã bàn tới khả năng đổi tên HKAO thành “HKAO Armeni”, thậm chí tên của nó là Armeni. Những người cộng sản Armeni đã chỉ ra những bất hợp lý của tình trạng HKAO được chuyển cho Azerbaizan chỉ vì những cân nhắc về mặt kinh tế, trong khi đó dải đất của Armeni được tách ra khỏi Azerbaizan có vùng tự trị Nakhichevanxk vẫn nằm trong thành phần của nước cộng hòa này. Người Armeni một mực đòi chuyển cho nước Cộng hòa Armeni hoặc HKAO, hoặc Nakhichevanxk. Những người cộng sản Armeni đã đưa ra 16 kiến nghị về việc đổi tên HKAO và 45 kiến nghị về quyền vùng tự trị này được chuyển vào thành phần nước Cộng hòa Armeni. Dường như Ban lãnh đạo Liên Xô đã có thể chấp thuận những cảnh báo cấp thiết này và xem xét quyết định của năm 1920. Tuy nhiên, điều đó không phù hợp với các nguyên tắc trong chính sách của Breznev, trong đó cho rằng mọi thay đổi chỉ đưa tới khuynh hướng phân ly các dân tộc. Một đường lối như thế không thể không dẫn đến việc căng thẳng ngày càng cao.”

Hoạt động của N. X. Khrusov tỏ ra đặc biệt bất nhất kể từ khi ông ta chỉ là kẻ thuộc quyền cũng như khi đã là nhân vật đứng đầu đất nước.

Chỉ mới ngày 27 tháng 1 năm 1938, khi tiến hành bầu ông ta làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Bônxevich) Ucraina và “... vào đúng ngày này, tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Bônxevich) Ucraina, ngoài vấn đề về tổ chức còn đề cập tới cả một số vấn đề đang diễn ra - về số phận của các khu dân tộc từng tồn tại trong Ucraina. Có 10 khu vực như vậy, trong đó có 3 của người Bungari, 5 của người Đức và 2 của người Thổ. Trong lời than thở của mình, N. X. Khrusov đã nhận xét rằng người Ucraina ở đó đang bị áp bức. X. V. Koixor (từ tháng 7 năm 1928 là Tổng (thứ nhất) bí thư BCHTW Đảng (Bônxevich) Ucraina; từ tháng 1 năm 1938 là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Chủ tịch ủy ban gia kiểm tra trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, ủy viên Bộ Chính trị BCHTW Đảng (Bônxevich) toàn liên bang trong những năm 1930 - 1939; bị bắt giam năm 1938 và bị xử bắn năm 1939) đã quyết định làm rõ ý kiến của Nikita Khrrusov và như ta thường nói, đi thẳng vào vấn đề: “Xử lý những vấn đề này thế nào?”. Câu trả lời là: “Không thể xóa bỏ chúng, nhưng để cũng không được”.

Năm 1939, sau khi các vùng phía Tây Ucraina và Belorusia nhập vào với chúng ta, ông lại nhắc tới quan điểm của mình về sự méo mó của chính sách dân tộc trong đất nước. Về việc này, như P. K. Ponomarenco - vào thời kỳ đó là cựu Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng (Bônxevich) Belorusia - nhớ lại: “Ngay sau khi giải phóng vùng phía Tây Ucraina và phía Tây Belorusia đã nảy sinh vấn đề địa giới hành chính giữa hai vùng mới này của đất nước. Theo Quyết nghị của Xô Viết Tối cao Liên bang ngày 1 và 2 tháng 9 năm 1939, các Xô Viết Tối cao nước Cộng hòa Ucraina và Belorusia phải trình những dự thảo phân định biên giới các khu vực phía Tây và vùng giữa hai nước Cộng hòa này để Xô Viết Tối cao Liên bang xem xét.

Tôi không cho rằng trong vấn đề này có thể nảy sinh vấn đề gì phức tạp vì biên giới sắc tộc đã khá rõ ràng. Nó trải từ Đông sang Tây của các thành phố Pinxk, Kobrin và Brext.

Vào một ngày xuân năm 1939, tôi đang có mặt tại Beloxtok thì được gọi về Vụ Tổ chức BCHTW Đảng (Bônxevich) Liên bang và nhận được thông báo rằng N. X. Khrusov đã chuẩn bị và đệ trình BCHTW Đảng (Bônxevich) những đề nghị của mình về biên giới trong khi phía Belorusia chưa thực hiện. Qua một ngày sau chúng tôi được phép nghiên cứu bản dự thảo của Ucraina.

Bản dự thảo của Khrusov về đường biên giới giữa hai vùng miền Tây đã thực sự làm cho tất cả chúng tôi phải bàng hoàng. Ngay chiều hôm đó chúng tôi đã triệu tập họp Văn phòng BCHTW Đảng (Bônxevich) Belorusia để thảo luận về đề nghị của Ucraina và soạn ra ý kiến phản biện của mình.

Theo phương án của Khrusov, biên giới giữa hai vùng phia sáng Tây lệch hẳn về phía Bắc của đường biên giới sắc tộc tự nhiên đã được công nhận, hơn nữa là các thành phố Brext, Pruzana, Stolpin, Pinxk, Lyninetz và Kobrrin cũng như phần lớn vùng rừng rậm Belovezxk sẽ thuộc về Ucraina.

Không thể nào chấp nhận được bản dự thảo này, chúng tôi đã đưa vào đề nghị của mình rất nhiều tư liệu lịch sử, kể cả những tài liệu lưu trữ. Cuối cùng, bản dự thảo cũng đã được chúng tôi hoàn thành.
chuongxedap:

Ngày 22 tháng 11, tôi được triệu tập về Mátxcơva để báo cáo dự thảo này. Trong thời gian ở Thủ đô, cũng ngay chiều hôm đó tôi nhận được lời mời của I. V. Xtalin. Khi tôi vào phòng khách ở Kremli, Khrusov đã ở đó cùng với bản dự thảo và nụ cười của mình. Ông ta đang trao đổi với A. N. Poxkrebysev - Thư ký của Xtalin. Sau lời tôi chào, Khrusov hỏi tôi rằng đã chuẩn bị các đề nghị về đường biên chưa và thực chất chúng ra sao. Với thái độ tôn trọng cần thiết đối với Khrusov là ủy viên Bộ Chính trị BCHTW Đảng và là nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng, tôi cố nói một cách tế nhị nhất: “Chúng tôi đã chuẩn bị dự thảo, song nó không trùng với của các anh. Sau đó tôi đã nói rằng, chúng tôi đề nghị đường biên giới phù hợp với thành phần sắc tộc của dân cư và biên giới đó, theo chúng tôi, phải về phía Nam các thành phố Pinxk, Lunitx, Kobrin, Baranovichi và Brext, do đó những thành phố này và vùng rừng Belovezxk phải thuộc về thành phần của Belorusia Xô Viết.

Khrusov nhảy dựng lên và nói một cách thô tục: “Kẻ nào gợi ý cho anh trò ngớ ngẩn đó, mà anh có thể căn cứ vào cái gì cơ chứ?”. Tôi trả lời rằng những đề nghị chúng tôi mang tới đây là do các thành viên BCHTW Đảng của Belorusia soạn thảo. Chúng tôi hoàn toàn không cho đây là trò ngớ ngẩn và sẵn sàng nêu ra những bằng chứng trên cơ sở thống kê và lịch sử. Khrusov tuyên bố rằng các nhà sử học Ucraina có quan điểm khác và tôi đã nêu đề xuất của mình về biên giới. Tôi đáp lại: “Thật khó cho các nhà khoa học phải xác định ra đường biên giới mâu thuẫn với hiểu biết về sắc tộc, thống kê và lịch sử”.

Khrusov nổi đóa và gằn giọng với vẻ độc ác: “Thì ra anh không tin các nhà khoa học, anh biết nhiều hơn những người khác? Mà anh biết gì chứ? Thế anh có biết được rằng từ thời Trung cổ, trên vùng lãnh thổ mà các anh muốn nó thuộc vào thành phần của Belorusia đã và hiện đang có người Ucraina sinh sống, như Nalivaiko, Bogdan Khmelnitxki và nhiều người khác đã lấy dân chúng ở các vùng lãnh thổ này lập quân đội của mình, rằng có nhiều sách lịch sử hoàn toàn không đả động gì về mối liên hệ giữa vùng này với Belorusia, v.v...”.

Tôi trả lời ông ta: “Đồng chí Khrusov, hiện giờ tôi không quan tâm tới giọng nói và thái độ thô tục của đồng chí đối với tôi. Đây không phải là vấn đề của cá nhân. Thậm chí nếu bất chấp đề nghị của chúng tôi, những vùng này vẫn được đưa vào thành phần của Ucraina, thì cũng chẳng có một thảm họa nào xảy ra. Chúng ta là một nước, mà Ucraina cũng thuộc về Xô Viết. Nhưng tôi có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của Belorusia và tôi có cơ sở về những lời đề nghị của mình”

Đúng lúc đó Xtalin cho gọi chúng tôi. Ông ngồi một mình trong Văn phòng. Sau lời chào của chúng tôi, ông nói: “Chào những người German, sao, có chuyện gì về biên giới? Các anh chưa đề nghị à? Chưa bắt đầu một cuộc chiến tranh về biên giới đấy chứ? Các anh đã tập trung quân chưa? Hay đã thỏa thuận hòa bình được rồi?”. Sau đó Xtalin mời chúng tôi ngồi để báo cáo phương án của mình. Khrusov và tôi lấy các văn bản và sơ đồ biên giới ra. Nikita Xergeievich báo cáo trước. Ông ta trải bản sơ đồ lên bàn và trình bày nội dung phương án của mình.

Xtalin lắng nghe, đứng lên đưa ra tấm bản đồ của mình và đề nghị Khrusov chỉ trên sơ đồ tuyến biên giới.

Sau phần báo cáo của tôi và phần trả lời hàng loạt câu hỏi, Xtalin tuyên bố dứt khoát: “Biên giới mà đồng chí Khrusov đề xuất hoàn toàn không chấp nhận được. Nó không hề có cơ sở nào hết. Nó không phù hợp với công luận. Không thể nói là Brext và vùng rừng Belovezxk là những vùng của Ucraina. Nếu thông qua đường biên này thì những phần phía Tây của Belorusia thực sự biến mất. Đây là một chính sách dân tộc tồi tệ”.

Sau đó, quay về phía Khrusov, để làm dịu bớt lời tuyên bố của mình, Xtalin nhận xét: “Anh nói thật xem, khi đưa ra đề nghị này, có lẽ, anh định có được vùng rừng này do rừng của các anh ít quá?”.

Khrusov trả lời: “Vâng, thưa đồng chí Xtalin, tất cả chỉ vì rừng chúng tôi ít quá”

“Đấy là chuyện khác, - Xtalin nói, - có thể tính đến điều đó. Belorusia đề nghị đúng về đường biên giới cơ sở. Phương án đó thể hiện tính khách quan và họ đã tự đề nghị vùng Kamen - Kasirxk thuộc về Ucraina. Chúng tôi khẳng định đường biên giới, về cơ bản, trùng với dự thảo của đồng chí Ponomarenko, nhưng có chỉnh lại một số vị trí theo nguyện vọng của Ucraina muốn có một ít rừng”. Ông lấy tấm bản đồ và vạch ra một tuyến biên giới hầu như trùng hoàn toàn với đề nghị của chúng tôi. Chỉ ở vị trí tạo nên một quần thể màu xanh trên bản đồ là hơi uốn về phía Bắc và ông nói: “Hãy để vùng này cho Ucraina”.

Tôi muốn đưa ra ví dụ này, khi những âm mưu và manh tâm của những nhân vật lịch sử đã bị phát giác tới từng chi tiết, để thấy diễn biến và quyết định cuối cùng của nó giống như một chiến dịch. Gieo rắc lòng thù địch giữa các dân tộc, dường như, khá đơn giản - chỉ cần ban lãnh đạo cao nhất thông qua một quyết định gây phương hại tới một bên.

Trong những năm cầm quyền N. X. Khrusov toàn bộ sách lược dưới dạng những sự kiện, thoạt nhìn vô hại, nhưng là một chính sách dân tộc rất thâm độc được che đậy trên thực tế, ẩn chứa trong đó hàng loạt nguy cơ. Việc này và việc chuyển giao Krym (cả Sevaxtopol) cho nước Cộng hòa Ucraina trong năm 1954, vào thời gian đó được được đề cập rất nhiều ở Nga - vì đây là nguyên nhân của cuộc tranh luận pháp lý nổi tiếng vào đầu những năm 1990 với phía Ucraina. Ngày 9 tháng 1 năm 1957, Khu tự trị Checheno-Ingusxk được khôi phục, trong đó có 3 vùng thuộc Nga: Narurxk, Kargalinxk và Senkovxk vì một phần của vùng Prigorxk vẫn nằm trong thành phần của khu tự trị Severo-Oxetinxk...

D. A. Kunaiev, ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Kazakhxtan nhớ lại: “Tôi từng làm việc chừng 10 năm dưới sự lãnh đạo của Khrusov... Một trong số những va chạm đầu tiên giữa chúng tôi là khi ông ta đề nghị tôi chuyển một số vùng trồng bông cho Uzbekixtan. Tôi đã kiên quyết phản đối. Đúng lúc đó, Iuxupov Ixmail - Bí thư thứ nhất Đảng bộ vùng Nam Kazakhxtan đã viết thư cho Nikita Xergeievich để bày tỏ đề nghị tương tự. Bất chấp sự phản đối của tôi, Khrusov buộc tôi chấp hành kỷ luật Đảng mà chuyển giao các vùng Zetixaixk, Kirovxk và Pakhtaaralxk cho nước Cộng hòa Uzbekixtan. Sau này tất cả những vùng này đã được trả lại.

Ngoài ra, Khrusov cùng từng đề nghị về việc tổ chức Txelino, sau là vùng Tây Kazakhxtan và Nam Kazakhxtan. Tôi lại không nhất trí. Thời gian cho thấy tôi đã đúng - sau đó các vùng này đã tổ chức ăn mừng.

Các ý kiến của chúng tôi về tương lai của Mangyslak cùng không thống nhất, khi bỗng dưng Khrusov đặt vấn đề: “Mangyslak là một bán đảo vô cùng giàu có. Chỉ dân Thổ (Turkmen) mới có thể khai thác dầu mỏ ở đó. Nên chuyển cho họ”. Ông ta bỏ ngoài tai mọi lời phản đối của tôi bởi tôi đòi ông ta đàm phán với Bộ trưởng địa chất Xidorenko. Xidorenko đã ủng hộ tôi. Khrusov đã buộc phải để lại Mangyslak cho Kazakhxtan”.

Sự trì trệ được gọi là “trì trệ” bởi những quyết định cơ bản luôn bị gác lại “để sau”. Cựu Chủ tịch KGB là V. E. Xemichatxtnyi nhớ lại, rằng “Mọi người đã nhiều lần khuyên Breznev: Hãy thiết lập ra dưới thời ĐCS Liên Xô định chế về các vấn đề dân tộc thay cho định chế chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng ta có đủ những trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan khoa học mác xít, vậy mà không có một ai nghiên cứu hay soạn thảo các vấn đề dân tộc cho ra đầu ra đũa, cho nên các vị lãnh đạo từ trung ương đến địa phương thường sáng tạo dẫn chứng sai lầm”. Còn theo bằng chứng của một vị từng lãnh đạo KGB rất thạo tin khác thì “Mỹ và NATO rất quan tâm tới vấn đề dân tộc ở Liên Xô”.

Cần phải chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo khác cũng từng hành động theo đúng cách này. I. V. Xtalin cùng đã từng mở rộng biên giới Ba Lan vì nước Đức. Người Đức đã di cư khỏi Cộng hòa Liên bang Đức. Chỉ khi nào mối quan hệ hợp tác còn tồn tại thì còn chưa và không thể xảy ra xung đột. Nhưng khi tình hình đó bị phá vỡ, người Đức đã lập tức công bố chủ quyền của họ.
Sự điều hành ở Liên Xô. 1953-1985

Trong những năm trì trệ lớn, việc điều hành ở Liên Xô đã trải qua nhiều chặng đường: kế hoạch xây dựng chủ nghĩa cộng sản có thời hạn cụ thể (Cương lĩnh thứ 3 của ĐCS Liên Xô); các cuộc thử nghiệm thời Khrusov; sự lạc hậu kinh tế so với thế giới và đặc biệt là so với các chỉ số của phương Tây dẫn tới tình trạng tiền khủng hoảng. Ban lãnh đạo cao cấp của đất nước là những người trước hết phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về điều đó. Làm sao lại có thể xảy ra việc một đám những kẻ vô tình ngự trên đỉnh cao điều hành Liên Xô và một nửa thế giới xã hội chủ nghĩa như vậy? Hệ thống cần loại lãnh đạo - robot thừa hành bằng mọi giá những kế hoạch không do mình vạch ra mà do trên ép xuống. Từ kế hoạch đó hắn ta nhận các nguồn vốn và vật lực mà không cần tìm người cung ứng. Từ kế hoạch đó hắn nhận bàn giao các xí nghiệp có thứ sản phẩm chỉ bỏ vào kho. Hắn ta không cần tìm kiếm thị trường. Người ta quyết định thay cho hắn việc cái gì cần cho nhu cầu... còn nếu muốn khích lệ ai đó thì hắn cũng chẳng thể làm được bởi hắn bị hạn chế bởi mọi thứ. Mọi sáng kiến ngoài kế hoạch đều không được chấp nhận. Chủ nghĩa xã hội (cùng với đặc tính điều hành kinh tế quan trọng nhất - Kế hoạch) so với chủ nghĩa tư bản (Thị trường) đã vi phạm những nguyên lý điều hành cơ bản nhất. Do thiếu định chế liên hệ ngược đáng tin cậy giữa chủ thể với khách thể điều hành nên rốt cuộc đã rơi vào thảm họa. Mối liên hệ ngược đáng tin cậy của chính phủ với quần chúng là sự bảo đảm cho việc thông tin sẽ được chuyển tới đúng địa chỉ, sẽ có sự điều chỉnh và mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Không có một chính phủ nào có thể tự mình ôm đồm cả một biển thông tin vô tận. Chỉ có người dân trong đám quần chúng mới có thể đưa ra lời giải thích khoáng đạt, thật sự tự do về những quá trình đang diễn ra. Không phải vô tình, trong tâm trí của chính nhân dân Nga chúng ta tìm thấy được những luận giải thông tuệ tới mức vượt trên mọi lý luận. Hoàn toàn có thể rút ngắn một phần công tác thông tin: trao quyền cho địa phương; lắng nghe ý kiến của cấp dưới; kịp thời điều chỉnh linh hoạt - sửa mọi lỗi lầm của mình và của những người tiền nhiệm; giải phóng ý chí từng bị trói buộc (do thiếu công cụ mà lại quá thừa quan liêu. Tất cả đều lệ thuộc vào khuôn khổ luật pháp hay tư tưởng đã từng tuyên bố) của quần chúng để lao động của họ thực sự sáng tạo để rồi chính phủ nhận được một kết quả - chi phí cho bộ máy sẽ giảm nhiều. Thiếu một cơ chế như thế, rốt cục, sẽ dẫn tới thất bại.

Mọi người đều biết, sự chậm trễ của tín hiệu trong hoạt động thần kinh cao cấp của loài thằn lằn thời tiền sử đã dẫn tới việc thông tin từ đuôi lên tới não bộ mất 8 phút. Với thời gian đó một con thú ăn thịt có thể xơi chính nó từ đuôi lên mà không hay biết gì. Người ta đã biến đất nước chúng ta thành con thằn lằn đó một cách có ý thức. Chỉ có điều các con thú ăn thịt đã xơi nó không phải chỉ trong tám phút mà lâu dài hơn.

Trong việc điều hành đất nước người ta đã không tuân thủ nguyên tắc về tính thích ứng trong sự đa dạng của chủ thể và khách thể điều hành. Điều này trước hết có ý nghĩa gì? Những quyết định quan trọng nhất đã được bộ máy BCHTW ĐCS Liên Xô thông qua. Và mặc dù trong cơ cấu của nó, mọi mặt đời sống của quốc gia đã được phản ánh song việc điều hành đã không tương thích ở mức độ cần thiết.

Điểm không tương thích trước hết là vị trí (quan điểm) giữa khách thể điều hành với số lượng người điều hành: Trong bộ máy BCHTW ĐCS Liên Xô đã có tất cả chừng hai nghìn cán bộ chức năng. Còn ở quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ trong một tòa nhà có tám nghìn nhân viên. Trong bộ máy nhà nước Mỹ, người ta thuê từ 17 đến 20% dân số, còn ở Liên Xô chúng ta, số người điều hành chỉ có vỏn vẹn 12% (Trong BCHTW có 1940 cán sự và 1275 cán bộ kỹ thuật).

Trong những năm sau chiến tranh, số lượng xí nghiệp, cơ quan, tổ chức đã tăng lên gấp 10 lần, sự phức tạp về xã hội đã diễn ra với quy mô và tốc độ mà trước đó chưa từng có trong lịch sử nhân loại để thống nhất được một bộ máy khổng lồ như Liên Xô. Bản chất của khủng hoảng này là ở chỗ: hệ thống quyền lực và điều hành xã hội Xô Viết được hình thành và đang hoạt động bình thường trước đó đã trở nên không thích ứng với những điều kiện mới; cần phải tăng bộ máy quyền lực và điều hành, đặc biệt là bộ máy của Đảng; cần phải tăng cường hệ thống độc lập kế hoạch và đưa vào kiểm soát nghiêm ngặt việc hoàn thành các kế hoạch; cần phải nâng cao chuyên môn cho các cán bộ trong hệ thống quyền lực và điều hành, cụ thể là cho các cán bộ thuộc hệ thống đảng cộng sản; tăng cường tập trung hóa nền kinh tế và việc điều hành chúng. Việc này đã và đang được làm ở phương Tây “thối rữa” thế nào? Họ có những văn phòng tư vấn mà đôi khi đưa ra những lời chỉ bảo có thể gây sốc vì chính sự đơn giản của chúng: “Hoạt động của nhiều văn phòng tư vấn ở Mỹ về vấn đề tổ chức và điều hành rất đa dạng. Khi ta đưa yêu cầu cho họ, ví dụ nhà máy chế tạo thiết bị chính xác, và bảo rằng: “Chúng tôi không hiểu mình sai lầm ở khâu nào. Chúng tôi đang sử dụng những kỹ thuật tốt nhất, kỹ sư của chúng tôi có kiến thức, giá thành sản phẩm thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, thành phẩm của chúng tôi có giá trị cao hơn, song lợi nhuận lại thấp”. Nhân viên tư vấn sau khi có mặt tại nhà máy trong vài tuần, đôi khi tới vài tháng. Anh ta chẳng hề quan tâm tới các chi tiết của thiết bị (mà anh ta cũng chẳng biết gì về chúng). Anh ta ngồi theo dõi diễn biến của công việc, hỏi han các công nhân, im lặng tham dự những cuộc họp của giám đốc, xem các sổ sách của thủ quỹ, đọc các báo cáo. Thời gian trôi đi. Người tư vấn nộp bản báo cáo và khuyến nghị. Giám đốc thì chờ nghe được những lời khuyên đặc sắc nào đó, còn nhân viên tư vấn lại nói với ông ta rằng: “Hãy tổ chức lại bộ phận thông tin và báo cáo. Người của ông thường xuyên nhận được số lượng giấy tờ như thế, dẫu có đọc cả ngày cũng không xuể. Các văn bản nằm cả tuần lễ và chúng không đồng hành với công việc”. Giám đốc có tức giận, bi quan thì vẫn phải cố áp dụng các khuyến nghị, vì lợi nhuận là trên hết”.

Chính Liên Xô cần có một văn phòng tư vấn như thế và không thể nói rằng nó chưa có. Một số quan chức nhà nước có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực thông tin, đặc biệt là tình báo, những người có quan hệ với các tổ chức của các nước phương Tây đã nảy sinh ý định thành lập tại đất nước chúng ta một cơ quan nhà nước có chức năng tư vấn để chấn chỉnh công việc của các bộ và giúp soạn thảo các báo cáo thông tin cho nguyên thủ quốc gia. Tuy dự án đó chưa được triển khai, song đã có nhiều rào cản được dựng lên để ngăn chặn những con người có ý định chơi trội đó. Không một ai chịu nghe ý kiến của họ!

Tuy nhiên sự lạc hậu, tính theo các chỉ số chất lượng của phương Tây, đã được mọi người biết đến - và nó hiện diện ngay trong một nước giàu tài nguyên có tiềm năng lên chủ nghĩa xã hội, trong một chế độ có thể tập trung tài lực và thông tin vào những hướng đã định - lại có một cách hiểu khác về chất lượng. Thành tố chất lượng còn có thể thay đổi, song tổn thất thì đã ẩn sâu vào trong hệ thống và được thận trọng khỏa lấp đi. Chính những kẻ phá hoại đã cho ta thấy điều đó dưới đây. Rồi bản thân chúng ta sẽ có sẵn một câu trả lời cho câu hỏi: “Liệu chủ nghĩa xã hội có thể tồn tại không, nếu chính ta mình, ví dụ như thế này: “Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Kôxygin lo lắng vì những lời than phiền về chất lượng giầy rất tồi tệ. Ông tới thăm một xí nghiệp ở thủ đô và trách cứ thậm tệ tay giám đốc vì việc đó. Nhưng tay giám đốc láu cá đã trả lời:

- Alekxei Nicolaevich, anh hãy nhớ rằng chúng tôi đã có được dây chuyền sản xuất nhập khẩu này nhờ sự giúp đỡ của anh 15 năm trước đấy. Nó có công suất 1 triệu đôi/ năm và bao gồm 100 thao tác. Nhưng sau đó cấp trên tăng kế hoạch lên 1,5 triệu đôi/ năm. Để đẩy nhanh quy trình sản xuất chúng tôi buộc phải cắt giảm đi 25 thao tác. Rồi kế hoạch bị đẩy lên tới 2 triệu đôi/ năm vậy thì toàn dây chuyền chỉ còn lại 50 thao tác. Liệu chất lượng sẽ ra sao nếu thay vì phải thực hiện 100 thao tác, chúng ta chỉ làm có một nửa?”.

Câu chuyện tiếu lâm này rất điển hình. Thêm vào đó, tư tưởng ngại phê phán những cơ quan tài chính và kế hoạch của BCHTW đã thực sự đẩy nền kinh tế của đất nước vào con đường sai lầm.
chuongxedap:

“Thái độ duy ý chí” của N. X. Khrusov, “Trì trệ” của Breznev, “Chủ nghĩa Xtalin mới” của Iu.V. Audropov và “Sự suy đồi hoàn toàn” (dường như trước đó là “chưa hoàn toàn”) của K. U. Chernenko - tất thảy chỉ là những dấu ấn về tư tưởng chưa phản ánh được bản chất của những sai lầm. “Những đồng chí” leo được lên cao (có được danh phận) là những kẻ gian hùng khôn khéo, chứ không phải là những nhà lãnh đạo giỏi giang. Quyền lực ngầm “đã hình thành, đã vận động và phát triển thuận lợi trong đất nước”. Trong lĩnh vực điều hành luôn tồn tại quyền lực chính thức và quyền lực đen. Thậm chí, việc quyết định những vấn đề then chốt lại phụ thuộc vào quyền lực đen. Một thanh niên đại diện của một tổng công ty lớn ở Lêningrad, thường xuyên đi công cán lên Matxcơva nhớ lại. Anh ta đã tạo dựng rất thành công danh tiếng của công ty trong các cơ quan các bộ là do đã sử dụng một danh sách mật về các nhân vật của từng bộ - những người thực sự quyết định mọi vấn đề. Chỉ cần thỏa thuận với những người này về mọi yêu cầu và vấn đề. Trong bản danh sách này hoàn toàn không có các nhân vật cao cấp. Thành công của chàng trai đó được lý giải rằng anh ta có quan hệ với quyền lực đen thực sự trong tầng lớp trung gian. Chính cơ cấu bí mật đó thực thi quyền lực cao nhất. ở Liên Xô, sự bất lực của các Tổng bí thư như L. Breznev và K. Chernenko - những người có quyền lực to lớn về mặt hình thức, thực sự không được phản ánh trong công việc hàng ngày. Chính cơ cấu bí mật bao gồm một nhóm rất ít người đã thực thi quyền lực thực tế. Các mối quan hệ và sự ràng buộc lẫn nhau của nó chỉ tồn tại trong bóng tối.

Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà trong nước không có nền văn hoá thông tin - điều hành. Phương Tây khi đó đã trải qua “bùng nổ nghiên cứu” và “cuộc cách mạng của những người quản lý”, còn chúng ta vẫn lê bước phía sau. Khi phải sống mãi trong một hệ thống thì người ta không tưởng tượng được rằng dường như vẫn còn có thể sống khác. Nó giống như một kẻ quen nhìn cái thiển cận và cái mâu thuẫn. Chúng tôi dẫn ra đây ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực điều hành từ Mỹ sang Liên Xô làm việc: “...ở nước chúng tôi văn hoá giao tiếp công việc rất kém, thậm chí công việc văn phòng hủ lậu. ở đó xử sự rất thô bỉ, toàn những trò thô tục tầm thường như không trả lời thư công vụ, điều mà người nước ngoài thường xuyên phàn nàn...”

Rồi ông ta viết: “Sau khi đã sống ở Mỹ 30 năm, tôi thấy ở đó có những nhà máy, xí nghiệp được trang bị tuyệt hảo, tôi đã làm việc tại những cơ quan được trang bị nhất hạng. Còn ở nước này tôi thấy các phương pháp tổ chức và điều hành là tuyệt vời nhất.

Anh gọi điện thoại về xí nghiệp:

- Tôi cần nói chuyện với đồng chí Ivanov.

- Anh ta không có. Và máy bị gác.

Anh nghi ngờ - thế nào là “Anh ta không có”: ốm, bỏ ra ngoài hút thuốc, đi họp hay đi công tác? Đành phải gọi lần nữa.

- Tôi đã nói là anh ta không có! - Giọng trả lời đã gắt hơn.

- Xin lỗi, chị tên là gì?

- Tên gì mà chẳng được. Tôi nhắc lại, không có Ivanov!

Và máy lại bị gác. Anh bắt đầu căng thẳng, gọi thêm lần nữa:

- Chị ơi, xin chị đừng bỏ máy. Tôi cần Ivanov có việc khẩn cấp.

Từ đầu dây bên kia vọng lại:

- Đồng chí đang làm phiền tôi đấy. Tôi nói với anh cả hai lần rồi rằng không có Ivanov! Anh ta đang nghỉ phép, sau 3 tuần nữa mới về.

Ở Mỹ những cuộc trao đổi như thế xảy ra khác hẳn. Ví dụ, anh gọi tới hãng “General Electric”.:

- Hãng G.E, tôi là John. - Một giọng nói đã được huấn luyện trả lời.

- Cho phép nói chuyện với ngài Smith.

- Ngài Smith đang đi công cán. Người thay thế ông ta là ngài Corni, số máy của ông ấy là (...). Tôi nối máy cho ngài?”.

Người đưa ra so sánh trên là Tiến sỹ kinh tế học V. I. Teresenko - trước 1955 đã sống tại Mỹ. Nhiều điều trông thấy đã làm ông ta đau đớn nhận ra rằng “ưu thế chủ nghĩa xã hội” đã được sử dụng ra sao: “ở Liên xô chúng ta có cả núi vật cản do con người tạo ra. Nó kéo theo những chi phí thời gian phi sản xuất. Những trở ngại liên quan đủ loại. Ngại trách nhiệm. Còn vô trách nhiệm là hiện tượng rất phổ biến? Vì tất cả những cái đó mà hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn cơ hội cải thiện cuộc sống bị bỏ lỡ. Tôi chỉ làm được 1/3 hiệu suất mà tôi có thể làm ở Mỹ. Thật xấu hổ! Thời gian không trở lại...”

Sai lầm chủ yếu dẫn đến thảm họa sau này là việc tuân theo một cách tuyệt đối mù quáng cách hiểu chủ nghĩa Mác mà người tổng chỉ huy đã từng sai lầm. Không đơn giản chỉ là thiếu một cơ chế phê bình đủ tin cậy từ dưới lên, mà ngược lại là sự bưng bít lời phê bình; không tổng hợp, mà ngược lại là phê bình thận trọng, gọi là phê bình kiểu “Trong thời gian qua, có những khuyết điểm...” (M. X. Gorbachov là người đã mở đập ngăn nước (tháo cống), làm thay đổi dòng chảy, và kết quả là không có xã hội chủ nghĩa như mong đợi, mà mất luôn cả Liên Xô). Thế giới trở nên phức tạp hơn. Thực tế xây dựng “chủ nghĩa xã hội” trở nên tầm thường hơn. Việc phản ánh những quá trình hiện thực trở nên nhàm chán, hời hợt, giáo điều. “Chủ nghĩa duy ý chí” trong Cương lĩnh thứ 3 của ĐCS Liên Xô có một giá trị rằng: vào những năm 1980, nếu không lên được xã hội cộng sản, nhân dân Xô Viết đành phải từ bỏ mục tiêu này.
chuongxedap:

Tài liệu N0 1.

Những trung ương thần kinh của Liên Xô. 1953-1985.

Thuật ngữ “Trung ương thần kinh” không được sử dụng rộng rãi, cho dù ngày nay định chế điều hành này đã được đề cập tới nhiều, song chưa đến mức công luận rộng rãi ngay lập tức chú ý và nhớ mãi.

Bởi vậy cần lời giải thích rõ đó là cái gì. “Trung ương thần kinh”- là tên gọi của hội đồng (có tổ chức về hình thức) những chuyên viên và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và những lĩnh vực kiến thức trực thuộc ban lãnh đạo cao cấp của đất nước hoặc nguyên thủ quốc gia (Tổng thống). Hội đồng còn gồm những cố vấn, trí thức ở các bộ, cơ quan nhà nước. Khái niệm, “Trung ương thần kinh” được sử dụng vào những năm sau chiến tranh (như “Trung ương thần kinh Kennedy”). Khi vai trò của khoa học đột ngột tăng lên đối với chính trị, còn chính các ngành khoa học khác đã phát triển tới mức đủ sức trợ giúp đáng kể cho các cơ quan chính quyền trong việc thông qua những quyết định quan trọng. “Trung ương thần kinh” có khả năng tập hợp rất nhiều chuyên gia- vài trăm, thậm chí cả nghìn người. Số lượng này không ổn định và được hình thành nên tuỳ thuộc vào nhu cầu ở thời điểm đó và tùy thuộc cả vào những phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo, thái độ quan tâm, coi trọng của người đó đối với kiến thức khoa học.

Các nhận định của họ về tình hình chính trị, chính trị- quân sự, chiến lược- quân sự,... góp phần nâng cao đáng kể tính chuyên nghiệp của chính trị.

Cũng cần phải chỉ ra rằng “Trung ương thần kinh” không phải là những cơ quan khoa học hay tổ chức hoạch định bình thường, chúng rất đa dạng và có những đặc điểm riêng. Khác với các tập thể và cơ quan khoa học thông thường, các trung tâm giám định này có đặc điểm chủ yếu là: tổng số người của nó chừng vài trăm (trong khi các cơ quan khoa học thông thường có tới hàng chục nghìn nhân viên); Trung tâm luôn có ảnh hưởng nhất định tới quá trình thông qua các quyết định ở cấp lãnh đạo cao nhất, ở cấp chiến lược; các nhu cầu thông tin thấp nhất được nhằm vào cấp ngành, cấp quốc gia và cao nhất - cấp quốc tế; cấp độ đề tài và nước nghiên cứu chuyên sâu cùng các nhóm giải pháp kiến nghị của nó là nhằm tích cực xác định những phương hướng mới, thông tin của nó làm cho các hoạch định trở nên chính xác; tiến hành hợp tác thường xuyên với các loại chuyên gia để tìm kiếm và phân tích thông tin; quá trình xử lý thông tin được chia thành nhiều giai đoạn phân tích; tiến hành phân loại tài liệu nghiên cứu theo chuyên ngành; lập danh mục tài liệu, xác định thông tin mới và mức độ tin cậy của nguồn tin; thường xuyên tiến hành tìm kiếm, xây dựng cơ sở dữ liệu dưới dạng: tiểu sử, thư mục, tóm tắt thuyết minh, ảnh tư liệu, chủ đề, toàn văn...; thường xuyên và tự giác tiến hành, chuẩn bị những nghiên cứu, tra cứu và phân tích; sản phẩm trí tuệ của nó luôn được những người sử dụng tin cậy, đánh giá cao.

Có thể diễn đạt ý thức hệ của các trung tâm giám định như sau:

1. Chúng được trao một vai trò then chốt trong những cuộc trao đổi công việc và khoa học, lưu trữ và cung cấp thông tin cho việc thông qua các quyết định.

2. Là một bộ phận hợp thành của các tổ chức nghiên cứu thông tin. Các giám định viên đồng thời làm việc trong môi trường của các tổ chức thông tin và duy trì quan hệ chặt chẽ với những đồng nghiệp ở từng lĩnh vực cụ thể.

3. Các hệ thống giám định xác lập (biên soạn) cơ sở của công nghệ thông tin.

Các trung tâm thông tin giám định, về thực chất là các tổ chức nghiên cứu làm việc trên quan điểm thông tin.

Viện nghiên cứu kinh tế thế giới và chính trị thế giới được coi là “Trung ương thần kinh” đầu tiên thuộc loại này của Liên xô. Nó tồn tại từ năm 1924 đến cuối năm 1947, ban đầu nằm trong tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội chủ nghĩa, rồi theo đà phát triển tới “tương lai tươi sáng” nó thuộc về Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Sản chủ nghĩa. Vào đầu những năm 1930 nó được chuyển thành Viện Hàn lâm Khoa học do Viện sĩ E. X. Varga lãnh đạo. Trước khi giải thể nó có 120 nhân viên chuyên nghiên cứu về cục diện kinh tế, lịch sử và lý thuyết các chu kỳ, các cuộc khủng hoảng kinh tế, sau đó đồng thời nghiên cứu quan hệ quốc tế và nguy cơ chiến tranh.

Còn một “Trung ương thần kinh” danh tiếng nữa là Viện nghiên cứu toàn liên bang những vấn đề hệ thống của ủy ban nhà nước về khoa học và kỹ thuật trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Từ khi thành lập, Giám đốc của viện là Dzermen Mikhailovich Gvisiani - ủy viên thường trực Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Phó chủ tịch ủy ban quốc gia về Khoa học và Kỹ thuật Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng của Hiệp hội hỗ trợ dân tộc Câu lạc bộ Rima, ủy viên Viện Hàn lâm khoa học công trình Thụy Điển, ủy viên Viện Hàn lâm Khoa học điều hành Mỹ và quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế. Thân sinh của ông ta là tướng của Bộ dân ủy Nội vụ, người đã tiến cử L. I. Beria. Chính tên mà ông đặt cho con mình có nghĩa là: DZERzinxki-MENZinxki. Vợ là Liudmila, Alekxeievna Koxygina-Gvisiani, con gái duy nhất của Thủ tướng chúng ta. Bà ta là Giám đốc Thư viện Văn học nước ngoài. Người chồng của em gái ông ta là E. M. Primacov. Trước khi thành lập viện, D. M. Gvisiani là người đứng đầu Vụ Quốc tế của ủy ban Quốc gia về Khoa học và Kỹ thuật. Trong số thuộc cấp của ông ta có đại tá O. Penkovxki - điệp viên của Anh và Mỹ. Sau khi điệp vụ bị phanh phui, tất cả những ai từng che chở cho hắn đều gặp họa, trừ có D. M. Gvisiani. Khoảng những năm 1980, D. M. Gvisiani đã từng công tác tại Viện E. T. Gaidar. Sau này, hồi tưởng lại cương vị công tác này của mình, ông ta viết: “Viện được thành lập vào năm 1967, với cương vị là Phó chủ tịch ủy ban Quốc gia về Khoa học và Kỹ thuật, tôi là Giám đốc Viện. Theo ý tưởng, viện này phải là một viện kiểu “RAND corporation” của Liên Xô: tập hợp các chuyên gia về tổ chức, những người nghiên cứu hệ thống, nghiên cứu triết học, toán học, kinh tế để triển khai các nghiên cứu lý thuyết và giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nhất của quốc gia”. Vị trí của Dzermen Gvisiani, con rể của Koxygin, với đẳng cấp vô hình và hữu hình trong xã hội Xô Viết thời bấy giờ đã bảo đảm cho viện những mối quan hệ tốt, đồng thời cả quyền độc lập tương đối về tư tưởng.

Lãnh đạo phòng thí nghiệm của viện là giáo sư Vadim Pavlinchenko. Làm việc tại đây có: Vladimir Garximovich, Olek Ananhin, Piotr Aven, Viachexlav Sironin, Marina Oditxova. Lĩnh vực nghiên cứu chính là quy luật phát triển cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa và so sánh đối chiếu các cải cách kinh tể ở các nước xã hội chủ nghĩa. Trong viện có một quy định rõ ràng là có thể thảo luận công khai bất cứ điều gì, song không bao giờ được phép công bố chính thức tại hội thảo khoa học.

Ngoài ra còn Những nhóm tư vấn trực thuộc BCHTW ĐCS Liên Xô. Vào đầu những năm 1960 ở Vụ Quốc tế và Vụ Quan hệ các đảng công nhân và cộng sản các nước xã hội chủ nghĩa của BCHTW ĐCS Liên Xô có biên chế chức danh chuyên viên tư vấn và được tổ chức thành các ban tư vấn. Đến năm 1965 các ban này đổi tên thành nhóm tư vấn thực thuộc Vụ. Chức danh chuyên viên tư vấn tương đương với trưởng ban và những người lãnh đạo nhóm tư vấn tương đương với phó vụ trưởng. Sau này tổ chức viện tư vấn có cả trong vụ tư tưởng và các vụ khác của BCHTW ĐCS Liên Xô. Vào tháng 9 năm 1966 trong Vụ Tuyên truyền đã thành lập nhóm tư vấn theo quyết định của BCHTW với nhiệm vụ soạn thảo các tài liệu lý luận và chính trị. Các tiêu chuẩn chọn chuyên viên tư vấn là: hiểu biết rộng, có năng lực tư duy sáng tạo và khoa học, biết trình bày tư duy một cách sinh động và rõ ràng trên giấy.

Những người đã từng làm chuyên viên tư vấn ở đây là: V. A. Alekxandrov, G. A. Arbatov, A. A. Beliacov, N. B. Bikkenin, A. E. Bovin, O. T. Bogomolov, F. M. Burlatxki, G. I. Geraximov, V. V. Zagadin, N. P. Kolicov, R. I. Koxolapov, E. Kuxcov, I. D. Lapchev, F. F. Petrenko, V. Provatorov, N. V. Sylin, P. N. Fedorov, A. I. Cherniaev, G. Kh. Sakhnazarov... Và giờ đây họ được đánh giá là “...nhóm tay sai giả trí thức, một bộ não rởm của ban lãnh đạo Breznev đã làm cho đất nước mất khả năng sử dụng tiềm năng khổng lồ”.

Văn phòng chính thức trực thuộc L .I. Breznev. Chỉ có một nguồn khẳng định sự tồn tại, hoạt động và thành phần của nó khi gọi nó là “văn phòng hẹp” hay “văn phòng đen”. Thành viên của nó gồm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô N. A. Selokov, Chánh văn phòng BCHTW ĐCS Liên Xô G. X. Pavlov, Phó vụ trưởng thứ nhất Vụ Công tác tổ chức - Đảng N. A. Petrovichev, Vụ trưởng Vụ Khoa giáo X. P. Trapeznicov.

Viện các quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới. Giám đốc đầu tiên của nó là A. A. Arzumanian, có vợ là em vợ của A. I. Mikoian (lúc đó là ủy viên Bộ chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô). Số lượng cán bộ của viện là gần 300 người.

Quan hệ giữa những người nghiên cứu với các phản biện của họ không hề đơn giản. Trong hồi ký của mình, viện sĩ G. A. Arbatov viết: “Chuyện xảy ra nhân việc có một tờ trình phê phán hình thức giúp đỡ của chúng ta đối với các nước đang phát triển. Arzumanian đã gửi tờ trình này với số lượng 50 bản tới “các cấp hữu quan”, trong đó có ủy ban quốc gia của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về quan hệ kinh tế đối ngoại - nơi có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu vấn đề giúp đỡ “Thế giới thứ ba”. Ban lãnh đạo của tổ chức này đã phàn nàn với M. A. Xuxlov. Xuxlov đã đưa việc này ra cuộc họp đảng bộ của viện: “Arazumanian, tôi và anh là những đảng viên lão thành, anh hiểu và biết cách bên phản biện hoạt động là viết ra các chương trình hành động và gửi chúng đi kèm theo kiến giải riêng của mình. Cách đó không hợp. Nếu anh soạn tờ trình thì hãy gửi cho chúng tôi một bản, còn chúng tôi sẽ quyết định chuyển nó cho những ai”. arzumanian đủ gan (và muốn “chơi trội” do có họ hàng với Mikoian và có khả năng xử lý xuất sắc các mối quan hệ, kể cả với cấp rất cao) dự báo lời chỉ trích ấy - ông ta vẫn tiếp tục soạn thảo và phân phát các tờ trình mang kiến giải riêng của mình đi các nơi.

Rồi Viện Mỹ và Canada với tư duy ban đầu là một viện hàn lâm khoa học. Trong hồi ký mang tiều đề rất đặc biệt “Những giải thích cho bạn đọc ham hiểu biết. Về Viện Mỹ và Canada của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô”, Giám đốc viện là G. A. Arbatov viết rằng “Dự kiến khi thành lập viện là xây dựng một trung tâm nghiên cứu cơ bản không chỉ xuất bản sách và tạp chí của viên hàn lâm khoa học mà còn đưa ra các kết quả nghiên cứu thành những kết luận và kiến nghị thực tế, trước hết là trong lĩnh vực quan hệ Xô - Mỹ trên cơ sở luật quốc tế cho các nhà kinh tế học, chính trị học, sử học, xã hội học và những chuyên gia về vấn đề chiến tranh. Tôi cho rằng, ở mức độ nào đó, bản thân ý tưởng thành lập viện đã được gợi ra từ việc công bố (đôi lúc là quảng cáo) về công việc của Viện “RAND Corporation” Mỹ, của Viện Hudson của German Kan và những trung tâm nghiên cứu tương tự khác, cũng như đã được gợi ý ra từ những tin tức về những cái gì mà “họ”, tức ở Mỹ “và ở hàng chục viện nghiên cứu về Liên Xô ở Mỹ có”.

Những cơ quan này và nhiều cơ quan nghiên cứu nước ngoài khác, rút cuộc đã rơi vào vòng ảnh hưởng phương Tây và trở thành những phát ngôn viên cho Mỹ. Ngay trong những năm trì trệ, các trung tâm, viện nghiên cứu này đã phát triển để cuối cùng biến tướng thành cầu nối các phân viện phân tích - thông tin của những nghiệp đoàn liên quốc gia.
chuongxedap:

Tài liệu N0 2.

Cơ quan KGB của Liên Xô. 1953-1985.

Trong quá khứ ủy ban An ninh quốc gia (KGB) Liên Xô đã có niềm vinh quang thực sự xứng đáng. Đặc điểm công tác của ngành an ninh là không chỉ hoàn thành điệp vụ mà còn không để lại bất cứ dấu vết nào kể cả trên mặt trận trong hay ngoài nước. Nhưng đặc điểm này cũng để lại mảng tối không tránh khỏi. Tiến hành phân tích trong lĩnh vực này cực kỳ khó khăn. Tính chất kín đáo của “Văn phòng mũi khoan xanh”, tính chất bí mật và những khái niệm như: “danh dự hiệp sĩ”, lời tuyên thệ, tình anh em, luôn buộc những con người làm công việc này trong công sở cũng như khi đã nghỉ hưu im hơi lặng tiếng về những gì họ được nghe, được thấy, được biết. ấn phẩm về cơ quan an ninh có rất nhiều, nhưng những gì ta muốn biết, như: trong KGB có sự phản bội; vì sao chúng ta đã thua trong “chiến tranh lạnh”; về áp lực trên toàn bộ đất nước hay hệ thống yêu nước Nga,... lại quá ít. Điều này cũng dề hiểu. Người ta đã từng ghê tởm, còn bây giờ, để tránh cơn phẫn nộ của nhân dân, đành thoát hiểm bằng luật bí mật.

Để hiểu mâu thuẫn bên trong bất cứ cơ cấu nào, luôn cần một thái độ phân biệt tối thiểu. Trong tổ chức chính trị thì còn cần tới sự hiểu biết biện chứng bởi cuộc đấu tranh ở đó có tính chất cực kỳ căng thẳng; đồng thời, cần tính tới việc hoạt động của nó chắc chắn còn được tiến hành ở cả môi trường bên ngoài. Trong nghiên cứu của mình chúng tôi đã tiếp cận tới những mặt đó theo quan điểm lịch sử.

Giống như việc những nhân viên của Bộ Nội vụ được chia một cách đơn giản nhất thành “những kẻ phản bội” và những triệu phú danh dự, thì các nhân viên của Chêka (ủy ban đặc biệt toàn Nga về chống phản cách mạng và phá hoại ngầm. Từ năm 1917 đến năm 1922. Tháng 2/1922 được đổi thành Cục Chính trị thuộc Bộ dân ủy Nội vụ. ND) - KGB - FSB (Cơ quan An ninh Liên bang Nga) được phân loại thành “những nhân viên Chêka” và những nhân viên tình báo - phản gián. Một hệ thống là “những nhân viên Chêka” độc quyền vào những năm 1920. Một hệ thống khác - đó là những nhân viên tình báo và phản gián. Những người Nhà nước này, như chúng ta ngày nay gọi thế, không xuất phát từ nhận thức rằng bất cứ quốc gia nào cũng cần có biên giới vững chắc, được bảo vệ trước sự can thiệp từ bên ngoài, có tình báo ở bên ngoài, thì làm sao họ có thể củng cố “mặt trận bí mật”. Nếu như hệ thống thứ nhất tự cho mình được thành lập từ thời điểm xây dựng Chêka (20/11/1917), mà thậm chí còn từ trước đó - từ những thanh tra đầu tiên của phòng 75 trong Cung điện Xmolnyi, thì hệ thống thứ hai được tính kể từ khi có báo cáo về chiến công đầu tiên của mình - đã bắt giam và xử bắn Ia. G. Bliumkin vào năm 1929 (do có những cuộc tiếp xúc không được cấp trên phê chuẩn với L. D. Trôtkit đã bị trục xuất khỏi Liên Xô). Chiến công lớn nhất mà những nhân viên phản gián của chúng ta thực hiện vào năm 1937 là lần lượt trừ khử, tùy theo khả năng, những kẻ cạnh tranh với mình ngay trong “Văn phòng”. Cuộc đấu đá của họ chưa bao giờ chấm dứt và kéo dài “toàn bộ 70 năm” với những chiến công như vậy. Hệ thống “những nhân viên Chêka” đã dần dần thay đổi hẳn, giờ đây họ thực hiện vai trò tay sai cho tư sản mại bản. Họ đang thu xếp những thị trường thuận lợi nhất để đón tư bản nước ngoài, họ bảo vệ những lĩnh vực sinh lợi nhất tại chính nước Nga, trong đó có việc bảo vệ chống lại sự can thiệp của những kẻ cạnh tranh từ phương Tây, bảo vệ những lợi ích của giới thượng lưu ở Nga và ở các nước thuộc Liên Xô cũ.

Hệ thống thứ hai đã thất bại trong việc thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc và để nền an ninh quốc gia rơi vào yếu kém.

Vì những nguyên nhân khác nhau mà chúng ta không hiểu rằng hệ thống này hay hệ thống khác cũng phải là công cụ sắc bén. Điều quan trọng nhất là công cụ đó đang nằm trong tay ai. Tên gọi phải được bồi đắp bằng nội dung, song đôi khi tên gọi không đi kèm với nội dung. Và cái mà chúng ta cảm nhận là của mình chẳng qua chỉ là vì nó nằm trên lãnh thổ của chúng ta, còn trong thực tế nó lại thuộc về kẻ khác. Rốt cuộc, nhờ sự lãnh đạo của đảng mình mà KGB có mặt trong văn phòng điều hành cơ cấu phân tích - thông tin của những hãng tài chính - công nghiệp xuyên quốc gia.

Chúng tôi xin cung cấp tư liệu liên quan tới nhân viên ngành an ninh chủ yếu của Liên Xô. Tính chất tiêu biểu của nó, không loại trừ một ai, đã được ghi: “Trung thành vô hạn với sự nghiệp của ĐCS Liên Xô“. Và rất nhiều người trong số họ đã tỏ rõ lòng trung thành với sự nghiệp đó ngay cả khi sự nghiệp này đã đảo ngược 180o. Vì sao vậy?

Những tân binh của ngành an ninh ở thời trước kia cũng như bây giờ đều chỉ có hai dạng: những kẻ lãng mạng ngây thơ từ nhỏ đã say mê tiểu thuyết và những kẻ vô cùng thực dụng đã chọn cho mình một chố đứng chân đặc biệt trong hệ thống Xô Viết. Vậy, về mặt nguyên tắc, họ đã trở thành “người của ủy ban” như thế nào? Con đường dành cho một nhân viên trung cấp đã được chuẩn hóa: tốt nghiệp bất kỳ một trường cao đẳng hay đại học nào đó; trong thời gian đang học đã được các cán bộ của ngành an ninh quan tâm và tiến cử. Họ đã gia nhập ủy ban theo giấy giới thiệu của bên đảng - đoàn hoặc được tuyển mộ lúc đầu làm người cung cấp tin. Sau đó qua các trường lớp chuyên môn của KGB: như ở Lêningrad và Minxk (hiện nay là Học viện KGB); ở Mátxcơva và Novoxibirxk (hiện nay là Viện Tái đào tạo và nâng cao chuyên môn cho cán bộ của FSB Liên bang Nga); ở Orion, Xverdlov, Tbilixi. Sau đợt thực tập và thực tế người ta sẽ “phân hướng” cho từng trung úy. Gebist (thuật ngữ đồng nghĩa với “người của ủy ban”) hoàn thành những nhiệm vụ độc lập; thăng quân hàm; cố gắng được thăng chức để hoặc về công tác tại một cơ quan trung ương hoặc về hưu với hàm đại tá, mà chưa chừng ma xui quỷ khiến lại có hàm tướng cũng nên. Để được như vậy thì hoặc là tỏ ra mẫn cán với công tác đảng hoặc là bí mật uống ruợu vodka với thủ trưởng hay với những người từ Mátxcơva đến.

Những người của ủy ban không dính líu sâu với xã hội Xô Viết, họ được tôi luyện theo cách riêng. Rõ ràng là rất kín đáo. Đây là một vài ví dụ:

Kẻ đảo ngũ vào những năm 1990: “Mikhain Butkov đã luôn luôn cố gắng trong mọi lúc mọi nơi là người đứng đầu. Sinh ra trong một gia đình sĩ quan thuộc Cục Tình báo quốc gia...

Đại tá KGB Trưởng Văn phòng Tổng cục I KGB (Tình báo ngoại biên) O. A. Gordievxki ở Anh, đã làm việc cho người Anh và người Mỹ, đảo ngũ năm 1985. “... Có cha khi đó là đại tá Cục Huấn luyện Bộ Nội vụ...”, có người em đang phục vụ trong KGB.

Chỉ huy Cục “K” của Tổng cục I KGB (Phản gián ngoại biên), thiếu tướng O. D. Kalugin - hiện đang sống tại Mỹ - bố của ông ta “vào năm 1955 bị sa thải khỏi Bộ An ninh quốc gia, nơi mà ông ta có chức trách bảo vệ ban lãnh đạo Lêningrad”.

Chỉ huy trưởng Vụ Phân tích - Thông tin (Tổng cục I KGB) đại tá, phó tiến sĩ sử học M. P. Liumov: “Bố (...) cán bộ cơ quan an ninh, vào năm 1937 bị trấn áp, sau được thả tự do và bị đuổi khỏi ngành. Suốt chiến tranh đã ở mặt trận, được cử vào cơ quan phản gián quân sự, làm việc ở đó tới năm 1950”.

Chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga, trung tá Georgi Matiukhin: “Tôi thực sự lớn lên trong gia đình Chêka. Bố tôi ban đầu là lái xe, sau phụ trách đội xe của Bộ dân ủy Nội vụ. Một người con khác của ông - Matiukhin Vladimir Geogievich - làm Phó tổng giám đốc FAPSI.

Hiệu trưởng một trường của KGB thiếu tướng X. A. Orlov - con rể của đại tướng N. P. Emokhonov Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô.

Rốt cuộc, hiện tượng này đã trở thành hệ thống tới mức có tác dụng ngược: “Mọi người lảng tránh họ: anh sẽ không thấy người của “tổ chức” trong bất cứ nhóm bạn bè nào tụ tập tại buổi liên hoan, thậm chí trong nhóm quý tộc của bộ máy tổ chức đảng hay của các nhà ngoại giao; chỉ có những nhóm đồng nghiệp với họ trong các cơ quan cảnh vệ của Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát, Tòa án là không tránh mặt các gerbist”.

“Trong KGB luôn tồn tại một mối tương trợ và liên kết bền chặt. Ở đây người ta kết thành gia đình và không muốn bất cứ người ngoài nào nhập hội; còn con cháu họ thường được bố trí vào làm ngại trong hệ thống đó”.

Như các nhà khoa học nhận xét hiện tượng đặc biệt này rằng “... loại hình hệ thống vững chắc sinh ra tính chất biệt lập và cản trở sự phát triển của chính nó. Khi đẩy sự vững chắc đó đến tận cùng logic cũng có nghĩa là vào ngõ cụt của tiến hóa, là cái chết và là cái được khẳng định bằng quá trình suy đồi đang diễn ra trong cộng đồng như thế”.
chuongxedap:

Cũng có dăm ba người từ đám tầm thường đó leo được lên tầng lớp tinh hoa, trở thành nhân vật đáng kể:

Andropov Iuri Vladimirovich - đại tướng Chủ tịch KGB Liên Xô: “Ông ta là loại người hai phải, ba phải và thậm chí là bốn phải trong quan điểm của mình. Ông ta đã phát ra những tín hiệu khác nhau cho các tầng lớp dân chúng khác nhau: đã từng bảo kê Liubimov và nhà hát của ông này trên phố Tagan và đồng thời rất tàn ác với những người chống đối (dissident), đã từng cho qua vụ rượu vodka rẻ tiền và kêu gọi đấu tranh với những kẻ lang thang, những kẻ say rượu, đã từng đấu tranh với những kẻ ăn hối lộ ở Taskent và Mátxcơva, nhưng lại làm ngơ bọn ăn hối lộ ở Azerbaidzan, nơi có người của ông ta điều hành - tướng KGB Geida Aliev, là người quan tâm tới những cải cách thị trường và từng kêu gọi để “những sáng kiến thời Xtalin đua nở”.

Để khẳng định điều này, những nhân chứng khác nói rằng: “Một số người coi Andropov là người Do Thái và theo chủ nghĩa tự do kín đáo. Những người khác - là người yêu nước và kín tiếng. Một số người tin rằng việc ông ta lên nắm quyền thì trong nước sẽ có những cải cách. Những người khác thì họ chờ đợi sự lặp lại của những năm 1937. Một người kín kẽ nhất trong số các Tổng Bí thư. Một nhà hoạt động sâu sát nhất với nhân dân. Một chủ tịch đáng kính nhất của KGB”; “Hơn nữa, nếu có đi tới đánh giá tính cách của Andropov với tư cách là chủ tịch KGB theo quan điểm của chuyên ngành hẹp, (...) thì trong trường hợp này thái độ đặc biệt tôn kính từ phía bảo vệ chính trị của quốc gia tư sản đối với ông ta vẫn chưa thật rõ ràng. Một số quyết định từng được Andropov thông qua nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm nghề nghiệp là chưa đủ tầm, bởi trong thực tế chúng đưa đến kết quả ngược với những dự định. Ví dụ, như dưới thời Andropov việc trục xuất những kẻ được gọi là chống đối đã trở thành mốt, (...) Tuy nhiên, khi ra tới nước ngoài những người này ngay lập tức tập hợp thành những trung tâm tuyên truyền chống Xô Viết và tham gia tích cực những hoạt động chống Liên Xô bằng sức mạnh của toàn bộ những phương tiện kỹ thuật của những ông chủ mới. Lẽ nào đó là sự chuyên nghiệp?

Hoặc ví dụ, để củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, Andropov đã thông qua Bộ Chính trị BCHTW một quyết định, theo đó việc kiểm tra qua các kênh chuyên môn của KGB đối với các nhân vật vào làm việc trong những tổ chức đảng được hủy bỏ. Nền pháp chế đã được củng cố, nhưng cũng vì thế mà bất cứ kẻ hám danh, trục lợi..., những kẻ có vết đen trong tiểu sử nào cũng có thể thâm nhập được vào cơ cấu chính trị. Theo thời gian, thậm chí ngay trong Bộ Chính trị cũng có những hoạt động do thám về ảnh hưởng của các đối thủ chính trị của Liên Xô được tiến hành một cách công khai.

Ngày 20 tháng 12 năm 1999, tại Mátxcơva, ở tiền cảnh của tòa nhà Lubianka (Trụ sở của KGB) đã dựng lên một tấm bảng danh dự dành cho Iu. V. Andropov (đã bị dỡ bỏ trong “cơn cuồng nộ” của sự kiện Tháng Tám).

Bobkov Filipp Denisovich - Đại tướng, Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô. Nhà sử học N. N. Iakovlev, người đã từng ngồi trong Lubianka năm 1952 và từng tiếp xúc với F. D. Bobkov, nhận xét: “Theo quan sát của tôi, từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1980 ông ta đã lên tới đại tướng và trở thành Phó chủ tịch thứ nhất KGB. Tôi đã từng đọc ở đâu đó, rằng trong suốt những năm tháng ấy ông là người lãnh đạo chân chính của cơ quan”.

Vị giáo sư có thể đã đọc những dòng này trong tạp chí “Ogoniok”: “vị Phó chủ tịch thứ nhất KGB hiện nay Filipp Denisovich Bobkov từng nhiều năm lãnh đạo Cục 5 KGB - điều đó có nghĩa ông đã là một “nhân viên phản gián” chủ chốt nhất. (...) Chính ông ta có trách nhiệm rất lớn về những cuộc trấn áp đối với các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động tôn giáo và trách nhiệm về việc hình thành, phát triển những vấn đề của “những người từ bỏ”, “những người chống đối (...).

Trở thành vị Phó chủ tịch thứ nhất sau khi Iu. V. Andropov rời KGB vào BCHTW, Bobkov từ đó đến nay đang là người lãnh đạo thực sự của KGB Liên Xô. Những người của Chebricov và Kriuchkov đến rồi ra đi, song những người của Bobkov vẫn tồn tại. Theo số liệu của năm 1987, đại đa số nhân viên KGB là những thuộc hạ trực tiếp của Bobkov. Dưới thời của mình ông ta đã phân họ đi khắp đất nước giữ vai trò thủ trưởng của các Cục 5 của KGB tại các nước cộng hòa và Vụ 5 ở các địa phương, sau đó những người này còn được ông ta giúp đỡ để giành những vị trí lãnh đạo cao hơn”.

“Sau cuộc chính biến năm 1991, Bobkov đã làm cho nhiều người phải ngạc nhiên, khi ông ta mang hàm đại tướng và với kinh nghiệm công tác của Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô bất ngờ chuyển một phần quân của mình sang che chắn cho một kẻ nguyên là dân cờ bạc bịp Guxinxki - kẻ đã trong nháy mắt giàu phất lên từ đống gạnh vụn Liên Xô. Vậy đấy, ngay cả những cây lớn cũng gục ngã trong cuồng phong của lịch sử! Mà cũng có thể ông ta trước đó đã là “kẻ chống đối bên trong” giống như gương Primakov”.

Voronikov Valeri Pavlovich - trung tướng, Chỉ huy trưởng KGB ở vùng Kraxnoiarxk, là một trong những người kế nhiệm (sau các tướng Abramov và Ivanov) của D. F. Bobkov vào cương vị chỉ huy trưởng Cục 5 (Cục Tư tưởng, từ năm 1990 là Cục “Z” với chức năng bảo vệ chế độ hiến pháp). Trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại D. F. Bobkov phục vụ trong Sư đoàn Cận vệ 65 được thành lập tại Kraxnoiarxk, và thường xuyên gặp mặt đồng đội vào Ngày Chiến thắng và rồi ông ta cũng cố gắng gặp họ vào những năm 1990. Tại đây ông ta đã “xem xét” người thay thế mình. Tuy nhiên, Voronikov đã không hề làm gì khi ông ta làm lung lay chế độ. Sau khi Liên Xô tan rã viên tướng này đã sát cánh với D. F. Bobkov trong nhóm “Cây cầu”, tiếp đó chuyển sang “con đường làm chính trị”. Là đại biểu của phái KPRF tại Viện Duma quốc gia Nga hai nhiệm kỳ. Luôn vận động hành lang cho lợi ích của nhóm “Cây cầu”.

Txvigun Xemen Kuzmich - đại tướng, Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô (Vợ Veta Petrovna Goldberg (Denixova) là chị của vợ L. I. Breznev, cháu của L. Z. Mekhlix)

Như trong bất cứ cộng đồng nào, trong KGB cũng có những kẻ phản bội của mình. Chỉ những kẻ đã lộ mặt bỏ Liên Xô chạy sang phương Tây, còn những kẻ chưa bị lộ vẫn ở lại và tiếp tục phá hoại đất nước. Rất nhiều kẻ “phá hoại từ bên trong”, những kẻ chống cộng tuy không liên hệ với kẻ thù bên ngoài, song các quyền lợi ích kỷ cá nhân của chúng đã trở nên đối lập với lợi ích của đất nước. Những người này chỉ ủng hộ lợi ích của đất nước bằng lời nói, còn trên thực tế họ khéo léo thu xếp chuyện cá nhân và là những kẻ thờ ơ với chức trách của mình.

Chỉ từ quan điểm thờ ơ như vậy mới có thể lý giải nổi điều không thể giải thích - sự thù địch của ngành phản gián đối với những người bảo vệ quả cảm nhất của đất nước, đối với những người yêu nước. Tại sao vậy? Vấn đề này thuộc vào giai đoạn 15 năm Iu. V. Andropov lãnh đạo KGB Liên Xô; thuộc về cuộc đấu tranh chống “những người theo chủ nghĩa Nga”; thuộc về F. D. Bobkov - người đã không nhận thấy hoạt động của “những kẻ chống đối ở trên cao”, mà chỉ lo vật lộn với những kẻ có tư tưởng xa lạ, tầm thường, vô tổ chức từ bên ngoài và chỉ thành công với việc đấu tranh chống chủ nghĩa yêu nước Nga cùng hệ tư tưởng của nó là chủ nghĩa Nga: “Chủ nghĩa dân tộc Nga hiện nay là kẻ thù chủ yếu. Chúng tôi sẽ nắm được những kẻ chống đối, chỉ một đêm là chúng tôi bắt hết bọn chúng”, - Fedochuk đã từng tuyên bố thế vào những năm 1980 của KGB. Đường lối của cơ quan ông ta và của toàn bộ bộ máy đảng - nhà nước đã khẳng định đó là phương hướng không chỉ trong một ngày hay một năm. “Chủ nghĩa dân tộc Nga” luôn là kẻ thù của họ.

Đó mới chỉ là một ví dụ trong lĩnh vực mà bàn tay sắt của chính quyền đã hành động một cách thô bạo, công khai. Vụ án hình sự đối với Vladimir Oxipov chủ bút của tạp chí yêu nước “Veche”. Ngày 30 tháng 4 năm 1974, sếp của ngành an ninh quốc gia khi đó là Iu. Andropov đã ra lệnh tiến hành điều tra “sự kiện xuất bản cuốn tạp chí “Veche” chống Xô Viết. Không ủy nhiệm hồ sơ có tầm quan trọng quốc gia đặc biệt này cho bất cứ ai trong số hàng chục nghìn nhân viên, cũng không đợi cho đến khi mở cuộc điều tra, bản thân ông ta đã lập bản kết tội. Rồi sau đó đích thân ông ta giám sát sao cho mức hình phạt phải cao nhất. Mầm sống mỏng manh gắn với nền tảng dân tộc, với nhận thức Nga này đã làm cho Andropov sợ hãi đến như vậy.

Vladimir Oxipov đã trở thành tù nhân chính trị đầu tiên bị xét xử sau Biên bản Henxinhki. Thật thiển cận khi nghĩ rằng dường như trong KGB và BCHTW ở cấp cao nhất không tính đến tình hình. Họ muốn kiểm tra thái độ của phương Tây đối với Biên bản đó. Các gebist rõ ràng đã dự kiến kiến rằng việc kết án một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Nga sẽ không gây nên phản ứng sâu sắc như trong trường hợp xét xử những kẻ chống đối mang khuynh hướng thân phương Tây. Đánh giá này tỏ ra hoàn toàn chính xác. “Quyền con người” không thể nảy nở trong cư dân gốc Nga. Cả các chính khách phương Tây lẫn ban lãnh đạo cộng sản đương quyền đều không muốn điều đó xảy ra.

Sau đó, đương nhiên các cuộc thanh trừng đã động tới cả những kẻ chống đối. Vì điều này mà họ phải cảm ơn rất nhiều việc phương Tây đã im lặng trong vụ án Oxipov. Cũng thật ngây thơ nghĩ rằng khi guồng máy khủng bố đã quay tít thì nó sẽ phẫu thuật chính xác một số kẻ này mà không động chạm tới những người khác.
Và dù sao - theo phương châm của Fedorchuk (và của cả những kẻ đã từng nắm quyền lực trước và sau ông ta) - những kẻ thù số một và những đối thủ ít nguy hiểm hơn đã được giám sát theo những phương thức khác nhau. Trong 2 năm trước, khi có phiên tòa xử chủ bút “Veche” đã có một tòa án khác dành cho những kẻ chống đối khá nổi tiếng, như P. Iakir và V. Kraxin - những kẻ đã cho xuất bản cuốn “Biên niên những sự kiện đã diễn ra”. Dường như Biên bản Henxinhki không trói được tay của những kẻ thanh trừng. Hơn nữa, lời lẽ trong bản án cũng nhẹ hẳn so với trường hợp của Oxipov: lưu đày ngắn hạn tại Riazan và Tver.

Những hành động chống những người yêu nước đã được bắt đầu không phải mới chiều qua và cũng chưa bao giờ chấm dứt. Như trong một tài liệu thu được từ BCHTW ĐCS Liên Xô thể hiện: “Thời gian gần đây ở Matxcơva và tại một loạt thành phố khác của đất nước đã xuất hiện khuynh hướng của một vài bộ phận trong giới trí thức tự nhận mình là “Những nhà Nga học”. Dưới khẩu hiệu bảo vệ những truyền thống dân tộc Nga, họ, về thực chất, đang tích cực hoạt động chống Xô Viết. Sự phát triển của khuynh hướng này đang được các trung tâm tư tưởng nước ngoài, các tổ chức kiều dân chống Xô Viết và các phương tiện thông tin đại chúng tư sản xúi giục và cổ vũ. Các cơ quan tình báo đối phương đang coi đây là một khả năng để thâm nhập phá hoại chế độ Xô Viết.

Các đại diện chính thức của các quốc gia tư bản tại Liên Xô đang quan tâm sâu sắc tới môi trường này. Riêng đại sứ quán Mỹ, Italia, Cộng hòa Liên bang Đức, Canada đang đặc biệt quan tâm. Các nhân viên của họ đang cố gắng tiếp xúc với những kẻ được gọi là “Những nhà Nga học” nhằm mục đích thu thập thông tin và xác định rõ những nhân vật mà họ cho là có khả năng sử dụng vào những hoạt động thù địch.

Theo tài liệu này, đối phương đánh giá những nhân vật này như một sức mạnh có thể làm hồi sinh hoạt động chống xã hội ở Liên Xô trên cơ sở mới. Bên cạnh đó, cần nhận thấy rằng hoạt động này còn diễn ra trong một môi trường khác quan trọng hơn: những kẻ đã từng chịu thất bại và bị mất uy tín trong dư luận xã hội được gọi là “Những người bảo vệ pháp luật”.

Nghiên cứu thi trong “Những nhà Nga học” cho thấy quy mô của những người ủng hộ họ đang được mở rộng, cho dù không cùng dân tộc và mang tính có tổ chức.

Mối nguy hiểm được biểu hiện trước hết ở việc những kẻ thù công khai của chế độ Xô Viết đang che đậy hoạt động phá hoại của mình bằng “chủ nghĩa dân tộc Nga” và tư tưởng mị dân về sự cần thiết phải đấu tranh để giữ gìn nền văn hóa Nga, những tượng đài cổ, để “cứu dân tộc Nga”.

Vì những gì được trình bày ở trên, cần phải chấm dứt các biểu hiện thù địch đó.

KGB Liên Xô không chấp nhận những người yêu nước và giới cầm quyền thượng lưu bởi đã từ lâu họ đã từng làm vấy bẩn trong tất cả những chuyện không tốt đẹp của các thời kỳ Xô Viết. Nó bổ sung không hẳn chỉ là tư tưởng tự do, thân phương Tây, mà nhiều hơn là tư tưởng Nga “của mình”.

Song trong một quốc gia không chỉ có lớp “tiện dân” và có thể trấn áp họ mà không sợ bị trừng phạt. Đối với giới cầm quyền, các “chêka” lại có thái độ hoàn toàn khác.

Trước năm 1953, mối quan hệ của dân an ninh và tầng lớp thượng lưu có quyền lực được hình thành rất phức tạp: dân an ninh giám sát tầng lớp thượng lưu và những thông tin về họ được báo cáo đơn tuyến lên cho Xtalin: “Những kẻ hầu người hạ không biết viết tên của chính mình (...), song dân giàu có, bề trên, có quyền thế không được một phút lãng quên việc: ai tuyển chọn những người hầu, ai trả lương cho họ, thế lực tàn nhẫn nào mà trong lịch sử Nga chỉ được viết ra bằng 3 hoặc 4 chữ cái đang nắm giữ linh hồn của kẻ hầu bàn, cô người ở kia - đó là đặc tính của vẻ kiều diễm cộng sản - thế lực đó có thể bất ngờ bước lên phía trước và có thể bắt bất cứ vị khách mời nào cho kiểm tra túi kèm theo một giọng nói khẽ: “Bình tĩnh, tôi đang thi hành công vụ” - và cho dù bạn là ai, bạn đành phải quay lại, bỏ đi...”.

“Các tổ chức Bộ dân ủy Nội vụ có tiếng nói quyết định trong mọi đề bạt hay thuyên chuyển những cán bộ bên kinh tế, chính phủ, đảng”.

Tầng lớp cao cấp không hài lòng với tình trạng này và họ đã ủng hộ quan điểm của N. X. Khrusov chống Xtalin. Khrusov đã triển khai thuận lợi mọi chiến dịch theo hướng này.

Trong các giai đoạn sau Xtalin, những kẻ họ “cao” này (Nguyên bản là Clann - những người cùng huyết thống) đã soạn ra các quy tắc xử phạt kẻ phạm lỗi. Sau khi phân tích phản ứng của ban lãnh đạo cao cấp và của tổ chức thanh trừng về những kẻ phản bội và gián điệp đã bị phanh phui có thể cung cấp cho ta những điều bất ngờ. Chỉ riêng trong số kẻ phạm tội và phản bội đã có nhân vật thuộc “quân số” (establishment) cao cấp, thì phương án trừng phạt đã trở nên mềm mại hơn: ví dụ, ngày 5 tháng 5 năm 1960, trong buổi tiếp ngoại giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là Ia. A. Malik trong tình trạng say rượu đã kể cho Đại sứ Thụy Điển Rolf Sunman1 về việc viên phi công F. G. Pauers lái chiếc máy bay trinh sát U-2 của Mỹ, bị bắn hạ ngày 1 tháng 5 năm 1960 vẫn còn sống và sẽ phải bị xét xử. Trong khi thông báo chính thức khẳng định viên phi công đó đã chết. Còn chính N. X. Khrusov muốn im lặng về việc đó cho tới khi đưa ra xử tại tòa án. Tuy nhiên, Ia. A. Malik chỉ bị khiển trách nghiêm khắc theo quyết định của BCHTW ĐCS Liên Xô.

Cả với V. Belenko cũng vậy. Vốn là phi công quân sự đảo ngũ cùng chiếc máy bay Mig-25 sang Nhật Bản, về nguyên tắc, anh ta có thể không phải lo gì đến cuộc sống và lợi ích của gia đình, bởi “bố mẹ anh ta là những người có rất nhiều ảnh hưởng để chuyện đó không xảy ra”. A. Sevchenko - nguyên Phó tổng thư ký của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, từng học cùng với con trai Bộ trưởng Ngoại giao A. A. Gromyko, thường hay lui tới thăm gia đình này và đã được bổ nhiệm vào cương vị cao nhờ “ô dù”. Nếu “thường dân” mà thực hiện hành động sai lầm như thế thì hình phạt sẽ khắc nghiệt hơn. Rõ ràng là những yếu tố chủ quan đã đóng vai trò rất lớn trong trường hợp này. Quốc gia (với đại diện là KGB và bộ đội biên phòng) có sự bảo vệ rất nghiêm ngặt chống lại bất cứ tên do thám, gián điệp nào, những đã không thể liếc mắt vào những kẻ phản bội có cương vị cao. KGB trong khuôn khổ quyền lực của mình đã tỏ ra bất lực với những người thuộc giới cao cấp và nó cũng không muốn vượt ra ngoài khuôn phép - mọi sáng kiến sẽ bị trừng phạt...

Trong những năm “công khai” (Glasnost) thời điểm này đã trở thành một trong những bằng chứng đáng kể nhất về sự tha hóa của tầng lớp thượng lưu và là một trong những nguyên nhân của cuộc đấu tranh chống “những đặc quyền bất hợp pháp” - đặc quyền về việc không can thiệp đời tư: “... Chủ tịch KGB có những mệnh lệnh cấm tiến hành bất cứ một cuộc điều tra nào đối với giới thượng lưu Xô Viết và các thành viên gia đình họ. Nếu nhân viên KGB nào có được thông tin gây tổn hại thanh danh cho những con người này, anh ta phải lập tức thủ tiêu ngay thông tin đó (...) Cơ quan chỉ tìm kiếm bọn gián điệp trong đám công nhân, nông dân và trí thức “không nguồn gốc”. Tuy nhiên, trong một số mệnh lệnh khác của các vị chủ tịch cũng luôn thể hiện kiểu đạo đức giả như các cơ quan tình báo nước ngoài đang cố gắng tuyển mộ gián điệp, trước hết, trong các tổ chức lãnh đạo đảng và Xô Viết, cũng như ngay trong các nhân viên KGB và Bộ Nội vụ”. “...Mọi sự giám sát (kể cả của KGB) đối với các nhân vật cao cấp - các ủy viên BCHTW, các bí thư khu ủy đã được giải tỏa. Có cả hướng dẫn đối với các cơ quan an ninh quốc gia, theo đó cấm tiến hành các tác vụ (bao gồm nghe trộm và giám sát) đối với các đại biểu, các cán bộ cao cấp của công đoàn, đoàn thanh niên, của đảng. Thậm chí nếu nếu trong các hồ sơ chuyên án của KGB có mối quan hệ nào đó dẫn tới các đại diện trên thì nó cũng bị cắt đứt và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ.

Bất cứ tư liệu nào về các đảng viên cao cấp (có thể do tình cờ phát hiện ra qua những vụ việc khác) đều bị hủy. Có thể nói rằng giới cao cấp có được đặc quyền phản bội Tổ quốc mà không bị trừng phạt. Giới cao cấp bên đảng chỉ chịu sự kiểm soát của các nhà tư tưởng của ĐCS Liên Xô và nó “củng cố” KGB thông qua các cựu cán bộ đảng - đoàn (trong số cán bộ này có khá nhiều người không còn cơ hội để thăng tiến bên đảng đã vào được những cương vị thích hợp trong KGB)”. Vậy là, trong những năm N. X. Khrusov lãnh đạo đất nước có nhiều lãnh đạo cao cấp đã thoát tội để rồi giờ đây họ có thể làm gì tùy thích. Nhiều đại diện của giới thượng lưu còn được cử sang để bảo đảm cho sự lãnh đạo bên KGB “... Nhằm củng cố các cơ quan an ninh bằng những cán bộ dày dạn kinh nghiệm, người ta đã bố trí vào các cương vị lãnh đạo những nhân vật thuộc ngành công tác đảng, công tác hành chính, thậm chí là những nhân vật trong số người thân cận của họ.

Trong những năm Iu. V. Andropov lãnh đạo KGB đã có nhiều người sang làm công tác lãnh đạo bên an ninh như: V. M. Chebrikov và V. A. Kriuchkov - các chủ tịch tương lai của KGB; G. E. Ageiev và V. P. Emokhonov - sau này trở thành các phó chủ tịch thứ nhất; V. P. Pirozkov, M. I. Ermakov, V. A. Ponomariev - các phó chủ tịch tương lai và nhiều người khác. Nhiều người trong đám nhân vật kiệt xuất được tiến cử này đã trở thành thủ trưởng các tổng cục và các cục độc lập, các cơ quan ở địa phương. Chỉ có một phần rất nhỏ của ban lãnh đạo KGB thực sự là những người dày dạn kinh nghiệm trưởng thành từ dưới lên, đó là: Phó chủ tịch thứ nhất G. K. Txinaiev, F. D. Bobkov, Phó chủ tịch - Thủ trưởng Tổng cục Phản gián G. F. Grigorenko, Phó chủ tịch - Thủ trưởng Tổng cục V. A. Matroxov và một số người khác. Theo thực chất, nguyên tắc ưu tiên cán bộ đảng cao cấp trong việc tiến cử vào cương vị lãnh đạo không chỉ được duy trì mà còn được phát triển với mức độ cao hơn khi Iuri Vladimirovich trở thành Tổng bí thư”; “KGB thời sau Xtalin đã được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCS Liên Xô. (...) Có nhiều cán bộ cao cấp bên đảng - đoàn đã lần lượt được cử vào các cơ quan an ninh quốc gia. Đảng trong KGB đã thực hiện “sự lãnh đạo chính trị” bằng cách tạo khả năng can thiệp vào chuyên án, thậm chí từ quy mô bí thư khu ủy”. Rõ ràng, ở đây tác giả bài báo đã đưa ra ví dụ được mọi người biết đến qua một cuốn sách của thời kỳ cải tổ: “... Phó chủ tịch thứ nhất KGB V. P. Pirozkov tới Xverdlov. (...) Chúng tôi - tôi, Pirozkov Kornilov - ngồi bên nhau. Câu chuyện diễn ra bình thường và Kornilov nói xen vào rằng cục của KGB có quan hệ rất thân thiện với Ban Chấp hành khu ủy. Pirozkov bỗng gắt lên: “Tướng Kornilov, đứng lên!”. Kornilov đứng nghiêm, còn tôi đang ngơ ngác. Pirozkov nói gằn từng từ: “Ông nhớ cho kỹ, trong mọi hoạt động của mình ông không được phép thân thiết với các tổ chức đảng, mà phải làm việc dưới sự lãnh đạo của họ và chỉ vậy thôi”. Cũng cần phải nói rõ là thượng tướng V. P. Pirozkov xuất thân từ giới cao cấp bên đảng - trước năm 1968 đã từng là Bí thư thứ hai Khu ủy Altai của ĐCS Liên Xô.

Vượt ra ngoài khuôn khổ thời gian, chúng tôi phát hiện ra rằng lời phê phán đó là dấu hiệu đầu tiên khi người ta bắt đầu chơi con bài KGB trong thời kỳ cải tổ và điều đó được thực hiện một cách rất khiêu khích chính từ phía KGB: một cựu binh đã viết bài báo mang tên “Im lặng đáng xấu hổ” và gửi cho mục “Người phát ngôn của lực lượng cải tổ” trên tạp chí “Ogoniok”. Từ đó cả nước có thể biết về “sự bất công” được đề cầp trong bài báo: “Theo tôi, những thay đổi cán bộ đã ảnh hưởng rất lớn tới việc nền an ninh quốc gia từ giữa những năm 1950 đến thập kỷ 1980 (Thậm chí, cho đến tận ngày nay), thực thi những chức năng và sự vụ không phải của mình. Các chuyên gia bị tống ra được thay bằng những cán bộ bên đảng và đoàn thanh niên - những người đã phổ biến một cung cách làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, thói dựa dẫm và hám danh vào nền nếp sinh hoạt của các cơ quan. Ai cũng thấy, điều đó đã làm cho mọi việc trở nên rệu rã.
______________________________________
1. Con trai của đại sứ Mikhain đã từng đến thăm trường 110 ở Nikitxk Vorot dành cho con em giới thượng lưu. Đã từng làm Giám đốc điều hành Quỹ Nobel. Từng trao Giải Nobel cho một Mikhain khác là Gorbachov.
chuongxedap:

Nhiệm vụ của Xuxlov

Một nửa sự thật không chỉ là sự giả dối, mà thậm chí con tệ hơn cả sự giả dối.

         
F. M. Doxtoievxki

Chúng ta hiểu rằng một thời gian dài người thư ký phụ trách những vấn đề tư tưởng của Ban Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô là M. A. Xuxlov đã là nhân vật chủ yếu của bộ máy tư tưởng ĐCS Liên Xô và “các đảng cộng sản anh em”. Những người kiểu như Xuxlov không chỉ có một triệu mà còn hơn thế nhiều. Trong việc nghiên cứu các môn khoa học chân chính, khoa học biện chứng họ chỉ say mê hồi đang còn học ở phổ thông - ở những lớp cuối cấp họ buộc phải trao đổi với nhau các câu trích dẫn từ các công trình kinh điển. Trong khi đó, tại một số bang ở Mỹ đã thực thi một kiểu xử phạt hành chính là sau khi bắt được kẻ vi luật lệ giao thông, theo phán quyết của tòa án, kẻ vi phạm sẽ phải viết đi viết lại hàng trăm lần câu: “Tôi sẽ không bao giờ sang đường khi có đèn đỏ”. Vậy mà người ta đã trừng phạt tất cả chúng ta, ít nhất là những người đã tốt nghiệp phổ thông trước năm 1990 theo kiểu đó.

Xuxlov đã làm cho cuộc sống trở nên nặng nề bởi những giáo lý, ông ta bóp ghẹt cuộc sống và làm biến đổi hiện thực. Hơn bất cứ ai khác, ông ta đã đầu độc nhân dân bằng ý nguyện xây dựng “tương lai tươi sáng”. Bởi những hoạt động của ông ta mà nhân dân đã phải sống với sự giác ngộ vay mượn - cuộc sống không được tiếp nhận những gì nó có trong thực tế, mà nó bị khúc xạ qua lăng kính những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin chân chính với những thuật ngữ, những câu trích dẫn cẩu thả...

Nghị quyết BCHTW ĐCS Liên Xô ngày 21 tháng 10 năm 1959 về việc tiêu hủy các cuốn sách của I. V. Xtalin... đã có vai trò đặc biệt xấu trong việc truyền tải bầu dưỡng khí thông tin. Theo nghị quyết này, các cuốn sách đó tại mọi thư viện trong nước đều bị đưa vào diện quản lý đặc biệt, không được cung cấp công khai: “Sách thuộc diện quản lý đặc biệt và chỉ được cung cấp cho những người đã xác định chắc chắn là có giấy giới thiệu thích hợp”. Còn tại các cơ quan đảng chúng bị tịch thu và tiêu hủy. Vào cuối thập kỷ 1960, người ta dự định xuất bản tuyển tập Xtalin, song do điều đó hiển nhiên không có lợi cho những người đương cầm quyền nền bộ tuyển tập lại bị hủy bỏ. Trong khi đó, các tác phẩm của Xtalin lại được Trường đại học Stanford (Mỹ) cho in thanh ba tập vào năm 19671. Liên Xô đã mua ấn phẩm này với một số lượng rất hạn chế và đóng dấu không phổ biến. Chỉ đến năm 1997 những tác phẩm của I. V. Xtalin do R. I. Koxolapov chủ biên mới được công bố.

Những hành vi trong lĩnh vực xuất bản, điện ảnh và báo chí mới thực nghiệt ngã: “Bằng phương pháp duy ý chí - “không vì bất cứ lý do nào” - Xuxlov đã độc đoán ra quyết định đình bản tờ tạp chí “Xlavian” (Người Xlavơ) rất nổi tiếng trong thập kỷ 1950.

Tất cả bắt đầu, - nguyên Tổng biên tập của tạp chí là Xergei Pilichuk kể, - từ ý định chú giải bản luận văn về các nước trong hệ Xlavơ. Chúng tôi đã đưa ra một số thông tin và rồi có một cú điện thoại rất gay gắt: “Ai đã cho phép?”.

- Vậy điều này cũng phải có phép sao? Tôi hỏi.

- “Anh đã đọc luận văn đó chưa?”.

- Tôi đã đọc bản tóm tắt.

Khi đó, người gọi điện cho tôi đã giải thích rằng có một vị lãnh đạo của PORP đã đề nghị M. A. Xuxlov cung cấp bản luận văn mà tạp chí chúng tôi đã đưa tin.

M. A. Xuxlov, sau khi trò chuyện với vị khách, đã nói: “Ai biết được họ viết những gì trong đó” và ra lệnh ngừng đăng thông tin về bản luận văn này.

Sau đòn tấn công này, sự tồn tại của cuốn tạp chí luôn bị đe dọa.

“Để không còn chủ nghĩa Đại Xlavơ”, M. A. Xuxlov khẳng định và ông ta đưa vấn đề “Xlavian” ra ủy ban Tư tưởng BCHTW ĐCS Liên Xô. Vậy là người Xlavơ không còn “Xlavian” nữa.
________________________________
1. Có thể biết được nhiều điều từ những gì phương Tây viết về chúng ta. Trong đó có những bài viết rất thành tâm (dầu chỉ là ở dạng trích dẫn) đã không đến được với đông đảo bạn đọc Xô Viết. Nhà độc tài của toàn bộ tuyển tập này là Giám đốc Thư viện quốc gia về văn học nước ngoài - L. A. Gvisiani - Koxygina.
chuongxedap:

Khi nói tới việc M. A. Xuxlov chỉ là đỉnh tháp của cả tòa tháp khổng lồ, có thể chỉ ra rằng cách đây không lâu đã từng có một định nghĩa chính xác: “Kẻ tư tế” của tòa tháp này: “Nếu nói về nội dung hoạt động tư tưởng thì có thể nói về sự hình thành một đẳng cấp mới của những kẻ tư tế. Ngay trong thập kỷ 1930 các nhà tư tưởng, sau khi trở thành những người diễn giải chủ nghĩa Mác, họ đã dần dần thay sửa bản chất của chủ nghĩa đó, họ tước bỏ nội dung thực và biến nó thành một mớ giáo lý liên quan tới quá khứ. Những lời nói của Mác và Lênin được tuyệt đối hóa thành những lời đặc biệt thiêng liêng.

Dần dần các nhà tư tưởng, như những kẻ phụng sự tôn thờ một tôn giáo mới, đã chiếm được vị trí đặc biệt trong xã hội. Rồi họ có được quyền lực thực tế: chính họ phán xét và trả lời về việc lời nói hay bài viết của nhân vật này hay nhân vật kia cho giáo luật. Họ dựng nên một hệ thống những điều cấm kỵ, bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tung hô “hoan nghênh” và “muôn năm” quyền lực. Thêm vào đó, khác với công việc của bất kỳ lĩnh vực khoa học hay sản xuất nào, họ chẳng phải chịu một trách nhiệm gì, họ an toàn đứng ngoài mọi sự phê phán, kiểm soát. Tất cả những điều này đã thúc đẩy sự phản lựa chọn của các nhà tư tưởng hay “trò ngụy tư tế”.

Nhiệm vụ của các Xuxlov gồm:

- Làm tầm thường hóa thế giới quan của những hạt nhân lãnh đạo: “Chủ nghĩa Mác bị đơn giản hóa và sơ lược hóa xuất phát từ việc cho rằng tất cả các nền văn minh đều đi chung một con đường, đã trở thành nền tảng quan niệm của tất cả những người gánh vác quyền lực trong 10 năm cuối ở dạng tiềm ẩn.

Sự thật, những con người này đã từ bỏ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, nhưng đó mới chỉ xảy ra ở tầng lớp trên, còn dưới nó là quan niệm nền tảng về sự thống nhất phát triển kinh tế, xã hội thế giới...”

- Thiết lập giả tưởng trừu tượng về xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

- Kìm hãm cái mới: “Trong (...) các sách giáo khoa của tất cả các trường đại học, mà nội dung của chúng là một bộ phận cấu thành học vấn đại học, toàn trình bày những kết quả của 50 - 100 năm trước. Các kết luận của Mác, Ăngghen và Lênin thì được diễn đạt bằng những câu loanh quanh, rườm rà. Cao giọng khi nói về những quyết định của các kỳ đại hội ĐCS Liên Xô. Lời phê phán các triết gia, các nhà kinh tế học, xã hội học tư sản được đưa ra bằng cách trích dẫn tùy tiện từ những diễn đạt không rõ ràng, không phản ảnh bản chất quan điểm của các tác giả. Toàn bộ tính hiện đại, tất cả những cái mới đều bị bỏ qua. Thế giới dường như đã dừng lại ở tầm phát triển đã đạt được.

- Sản xuất các huyền thoại.

Sự im lặng, thiếu kiến thức về quá khứ, tùy tiện trong nghiên cứu - ngoại trừ việc dựa vào chủ nghĩa Mác - Lênin - vào thời đại “Glaxtnost” (Công khai) đã dẫn tới những chuyện hoang đường, nhạo báng quá khứ một cách quỷ quyệt, khuynh hướng bội nhọ. Báo chí, lịch sử Xô Viết đã phải chịu toàn bộ ảnh hưởng của họ - những xuxlov.

- Đặt ra những cấm đoán đối với tất thảy những gì có thể làm nảy mầm tư duy lành mạnh.

Một trong những nguyên nhân của việc Liên Xô tan rã sau này theo kịch bản đã soạn sẵn là có sự chủ tâm, tôi nhấn mạnh, ở nửa thứ hai của giai đoạn các nhà cộng sản cầm quyền đã có một chiến dịch ngu dân được tiến hành nhằm mục đích ngăn chặn sự phê phán và vạch trần thói quan liêu trong đảng và của những người quản lý tư tưởng của đảng - những kẻ ngụy tư tế của chủ nghĩa Lênin, những ông quan phì nộn. Không có nền chính trị học chân chính. Từ đó có thể kết luận: phương pháp ngu dân của giới thuợng lưu thông qua các kẻ tư tế làm trung gian là có tính phổ biến và đặc trưng cho mọi hình thái cầm quyền, nó có cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Những kẻ giáo điều đã không cho phép nghiên cứu những mâu thuẫn đang phát triển trong lòng hệ thống, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn to lớn từ mối quan hệ thù hận đang được hình thành giữa các quan chức (Clann) suy thoái với quần chúng nhân dân.

Nhân dân thậm chí không biết đến từ “chính trị học”. Họ không biết những sự kiện đang diễn ra trong các hệ thống xã hội như thế là ly tâm hay hướng tâm. Không có phần cho họ - kẻ thứ ba. Và nói riêng, vấn đề chính của bất kỳ một chính khách nào - đó là họ sẽ thúc đẩy khuynh hướng nào và ngăn chặn khuynh hướng nào trong số đó. Đến khi họ có thể đánh giá được rõ ràng và chính xác ai là người đang đứng trong họ. Quan điểm như thế - ngay trong khuôn khổ những đánh giá hệ thống của chúng ta - là tương đối khách quan và vì thế nó mang tính tổng hợp cho mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tộc; cũng chính vì thế nó cho phép chỉ ra vị trí của người nghiên cứu trong hệ thống các tọa độ; cũng chính vì thế nó cho phép sử dụng con người như một khách thể trong các mánh khóe của mình vào lúc mà họ đặt mình làm phần tử của hệ thống đối lập.

Thay vì phải khai sáng nhân dân, các viên tư tế đã dựng nên những huyền thoại. Các viên tư tế luôn đối xử với khách thể trong mánh khóe của mình - với quần chúng - nhờ sự trợ giúp của các huyền thoại, kể cả trong hiện tại, cả trong quá khứ lịch sử và cả trong tương lai.

Các huyền thoại đã tạo dựng nên một cơ chế nào đó, chúng bám rễ vào nhau, bám vào khoa học, nghệ thuật. Chúng che chắn cho mình sao cho một cái trong chúng có thể bị cắt bỏ, bị vạch trần trước mọi người, song những cái còn lại vẫn vững bền bởi chúng được toàn bộ hệ thống bảo hộ.

Chúng tôi chọn ra đây một vài huyền thoại đã từng được “sử dụng” trong cơ cấu này trước cải tổ.
chuongxedap:

Những huyền thoại của kẻ phụng sự “Trì trệ lớn”

Huyền thoại về tính đúng đắn của hệ tư tưởng mác xít. Trong thời đại Xô Viết, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn được coi là học thuyết tiên tiến nhất về mọi phương diện và không bao giờ có một học thuyết nào khác có thể hoàn thiện hơn thế. Và trên thế giới không thể có một lý luận hay phương pháp khoa học nào hơn được nó. Vậy mà thế giới đã dần dần trở nên phức tạp hơn, không chỉ đã hình thành nên cái mới mà thậm chí nghiên cứu nó bằng học thuyết Mác - Lênin, về nguyên tắc, đang trở nên bất cập. Học thuyết mác xít đã không thể: “nhận thức xã hội Xô Viết một cách khoa học mà theo đó tình hình diễn ra được đánh giá là tiền khủng hoảng và đơn giản là người ta không nhận thấy khủng hoảng đang đến gần. Họ không nhận thấy hay là không muốn nhận thấy.

Chúng ta còn nhận thấy rằng nếu trước khi chúng ta thất bại trong quá trình “cải tổ”, những lời nói khẳng định về tính ưu việt của chủ nghĩa Mác còn mang một tư duy lành mạnh nào đó thì đến lúc này những lời khẳng định tương tự như vậy đã hoàn toàn để mất tư duy đó.

Những người cộng sản chính thống vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại về tính ưu việt trong phương pháp của chủ nghĩa Mác, song đó chỉ là sự tiếp tục bảo lưu những cái cũ. Đơn giản là họ đã không thể công nhận (cho dù thất bại trong “chiến tranh lạnh”) điều vô cùng hiển nhiên - sự lỗi thời trên nhiều khía cạnh của phương pháp luận mác xít trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, mà thành tố thông tin đang trở thành nhân tố tác động chính. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhớ rằng, những công nghệ mới của người chiến thắng thường hoàn hảo hơn, thậm chí nếu đó là công nghệ của kẻ thù.

Huyền thoại về tính chất thiêng liêng của sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô. Ban lãnh đạo cao nhất của ĐCS Liên Xô ngày càng mất đi sự trong sáng bởi những kẻ thù đến nay còn giấu mặt, bởi những kẻ cơ hội - những người được ai đó che chở và bởi cả những trí thức rác rưởi nằm trong bộ máy nhà nước và trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tiến trình đó càng trở nên trầm trọng khi các nỗ lực tuyên truyền được tăng cường theo kiểu tung hô “... cá nhân Leonid Ilich (Breznev)...” dân chúng và giới quan chức xa cách nhau. Người ta đã từng quả quyết với nhân dân rằng xây dựng chủ nghĩa cộng sản không thành vấn đề, mà vấn đề chính - đó là vật liệu con người. ĐCS Liên Xô đã gánh vác việc tạo ra vật liệu đó và vì tương lai của chủ nghĩa cộng sản, ĐCS Liên Xô đã đưa tất cả con em mình vào giới lãnh đạo. Rõ ràng, huyền thoại này không thể tồn tại được lâu và những sự kiện sau này đã chỉ ra điều đó.

Huyền thoại về tính không thể thất bại của Liên Xô. I. V. Xtalin đã không chỉ một hay hai lần kêu gọi cảnh giác khi nói về quá trình đang diễn ra trong thực tế ở Liên Xô - chỉ có cuộc đấu tranh nhằm xây dựng chủ nghĩa cộng sản và nhắc nhở về sức mạnh của thù trong, giặc ngoài, về việc trong chủ nghĩa xã hội vẫn còn những mặt trái - mà thuật ngữ của ông là “những mặt tối của các thành tựu kinh tế”. Các nhà lãnh đạo sau đó cũng từng tuyên bố rằng, sự phục hồi trật tự tư bản và chiến thắng của phương Tây trong “chiến tranh lạnh”, về nguyên tắc, là không thể xảy ra. Cũng tương tự như vậy, các tuyên truyền viên trước Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã chẳng cần biết đến chiến thuật của quân đội Đức (Wehrmacht), còn báo chí của ta chỉ viết về sự yếu kém của nền chính trị Mỹ. Còn bây giờ ta lại phải dùng tới số lùi để đi đến kết luận đáng buồn: do không hiểu rõ những mặt mạnh của nền chính trị Mỹ (còn những yếu kém của nó thì đã được viết quá đủ rồi), do giảm sút tinh thần cảnh giác, do đã quá tin tưởng một cách thiếu cơ sở đối với giới thượng lưu: “...50 năm vừa qua chúng ta đã sống trong ảo tưởng được an toàn, trong một nền an ninh không có thực. Thêm vào đó, bản thân hệ tư tưởng đã buộc chúng ta củng cố một tư duy rằng chiến thắng của chúng ta là không thể đảo ngược được và nền an ninh của chúng ta được bảo đảm. Có hai thế hệ người Nga đã sống trong cảm nhận hoàn toàn sai lầm về một nền an ninh hoàn hảo. Chúng ta, toàn thể nhân dân Nga, dường như đã về hưu với sự bảo vệ của nền an ninh riêng..

Những nhà tư tế ba hoa và kẻ thù của chúng ta đã đạt được cùng một mục tiêu: Khi bão nổi, nhân dân (đặc biệt là bộ phận dân chúng có nhiều suy tư) đã không thể so sánh điều đang xảy ra với lời cảnh báo hiếm hoi về “thảm họa đe dọa” và càng không thể biết “phải đấu tranh với nó ra sao”.

Huyền thoại về sức mạnh tên lửa - hạt nhân. Liên Xô đã dựa vào những yếu tố quân sự và kỹ thuật quân sự trong việc đối đầu của trục Tây - Đông. Điều này đã được hàng loạt sự kiện minh chứng. Song trong khi đó, hoặc do lãng trí hoặc do cố tình lờ đi việc một quyết định đối đầu thuần túy về quân sự, nhất là ở hình thái tổng lực trong kỷ nguyên của công nghệ tên lửa - hạt nhân sẽ là quyết định tự sát cho cả hai phía. Và chúng ta đã đạt được - bằng một giá to lớn - nguyên tắc đồng đẳng chiến lược quân sự với Mỹ. Tuy nhiên, đúng lúc đó chúng ta đã tụt hậu trong các lĩnh vực thông tin - phân tích, chính trị học, thông tin - tâm lý, tổ chức...

Cũng cần thấy rõ hơn sự kiện là tất cả những năm tháng đó, bắt đầu từ năm 1988, lượng thông tin về sự đối đầu công khai, rõ ràng giữa Mỹ và Liên Xô đã giảm dần và biến mất trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên những tờ “yêu nước” lớn như “Sự thật” (Pravda), “Nước Nga Xô Viết” (Xovietxkai Rossia),...

Vấn đề đối đầu Mỹ - Xô đôi khi vẫn xuất hiện trên các trang báo, song nó chỉ là đề tài thứ yếu, không bắt buộc phải có. Điều này chỉ có nghĩa là nguy cơ xuất hiện Chiến tranh  thế giới III từ giai đoạn “lạnh” sang “nóng” dường như không còn nữa. Trên thực tế, thành tố sức mạnh vẫn giữ nguyên ưu thế như trước đây. Dư luận xã hội đã được định hướng có chủ đích để lãng quên đề tài này. Tuy nhiên ở Mỹ, sự lãnh đạo việc thực thi bắt buộc Chỉ lệnh NSDD-119 (năm 1984) vẫn được tiếp tục nhằm giành ưu thế hạt nhân đối với Nga. Trong vấn đề này, Nam Tư đã có thể dạy cho chúng ta một bài học lớn...

Huyền thoại về KGB có khả năng biết hết mọi việc. Trước hết, chúng ta sẽ nhận thấy rằng huyền thoại này có hai ý nghĩa. Một mặt, KGB “biết hết” về sự tham nhũng của các quan chức cao cấp, nhưng chẳng thể làm gì được. Còn mặt khác, KGB dường như lại cũng biết tất về từng đối tượng trong nước nếu kẻ đó rơi vào “vòng ngắm”. Mỗi con người có tư duy lành mạnh đều hiểu rằng đến một lúc nào đó “con mắt quốc gia” không còn quan tâm đến họ chỉ vì nó không đủ khả năng thực thi một điệp vụ tổng lực, khi có những công việc khác quan trọng hơn và chính những công việc đó mới cần được chú trọng. Nhưng chí ít, một cơ hội nào đó đã cho phép tạo ra những cơn điên cuồng trong các cuộc mít tinh hay trên báo chí về sự kiểm soát toàn bộ đối với “những kẻ khó bảo”.

Do đặc điểm của mình, KGB, như mọi cơ quan mật vụ của mọi thời đại, của mọi quốc gia, mọi dân tộc, luôn là kẻ có quyền lực độc đoán với dòng chảy các thông tin diễn ra trong thực tế. Trong lĩnh vực này, đương nhiên, cũng có những thứ bậc của nó bởi những gì mà một nhân viên an ninh bình thường biết được thực sự khác với cấp độ thông tin của “cấp tối cao”: “Andropov, do có luợng thông tin đặc biệt phong phú, luôn biết được tình hình thực tế trong quốc gia một cách vô cùng sâu sắc và toàn diện hơn bất cứ ai khác cùng trong Bộ Chính trị”.

Song điều chủ yếu lại nằm trong một khía cạnh khác. Để đối trọng với tính chất tiêu cực của huyền thoại về “khả năng biết tuốt” của KGB, các tổ chức của nó phải nhào nặn ra một hình ảnh đẹp nhất về chính mình trong con mắt của dân chúng. Nhà văn Iu. X. Xemenov đã có cố gắng đặc biệt hơn cả. Viên thiếu ta Pronin đã không thể nâng uy tín của cảnh sát lên cao bằng với những gì mà Stirlixt hay Makxim Makximovich Ixaev đã làm cho ủy ban An ninh. Cho đến nay, công lao đó vẫn còn nguyên vẹn giá trị, trong những hoàn cảnh khác nhau, thậm chí ngay trong cuộc bầu cử tổng thống của đất nước, nhân dân vẫn tin cậy các nhân viên tình báo.

Tất cả những huyền thoại kể trên, cũng như vô số huyền thoại khác, cần được đặt vào một hệ thống liên tục và chỉnh thể - một hệ thống, tuy xấu xa, nhưng có hiệu quả cao theo cách của nó. Kết cục của những nỗ lực này - rất đáng buồn - là hệ thống này đã quay trở lại chống chính những thần dân của nó - những con người đã tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa cộng sản, vào những người lãnh đạo cộng sản đã trở nên thoái hóa cả về trí tuệ, cả về tinh thần vào những năm của Trì trệ Lớn. Những huyền thoại như thế đã không để cho các lý luận chân chính còn đất phát triển, trong đó có lý luận về lĩnh vực an ninh quốc gia và dân tộc, đặc biệt là lý luận mang tính chất cảnh báo. ảnh hưởng bởi những ngôn từ về đảng - bị các nhà tư tưởng làm cho nó vấy bẩn và trở nên thù địch với nhân dân - đã giữ một vai trò quyết định trong những năm “cải tổ”.

Nhiệm vụ cuối cùng của M. A. Xuxlov là: tạo ra từ những huyền thoại được tô hồng một hệ thống hoàn chỉnh để tước đoạt, đồng thời lợi dụng nhận thức của nhân dân.
chuongxedap:

Nhiệm vụ của Breznev

Việc giành được quyền lực vào tháng 10 năm 1964 là một ngoại lệ trong tiểu sử chính trị của L. I. Breznev. Thậm chí, chỉ với một phân tích không cần sâu sắc lắm cũng cho ta thấy, để đạt tới những cương vị cao nhất về đảng và nhà nước, để trở thành ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, L. I. Breznev chưa từng “chơi khăm” hay “lật đổ” bất cứ một ai trong số những người đã từng là thủ trưởng của ông ta. Cả trong thời gian công tác tại Ukraina, trong đó có những năm tháng vô cùng phức tạp, như những năm 1937 - 1938, trên mặt trận, và sau đó trong thập kỷ của Khrusov, L. I. Breznev chưa bao giờ được giữ những cương vị cao hơn người khác. Trong năm 1953, ngay sau khi I. V. Xtalin qua đời, theo quyết định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao, ông ta (lần duy nhất trong suốt con đường danh vọng) nhận một cương vị thấp - đang từ ủy viên dự khuyết Đoàn chủ tịch và Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô bị thuyên chuyển sang Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Xô Viết - với một thái độ tương đối an phận. Thật ra, số phận đã mỉm cười với ông ta - được thăng hàm trung tướng và làm việc tại Matxcơva. Trong mọi công việc được giao, ông luôn tỏ ra xốc vác và liên tục được điều chuyển, trong đó đôi khi chỉ là “chuyển ngang”. Việc thuyên chuyển của N. X. Khrusov ra khỏi những cương vị cao về nhà nước đã có lợi cho ông ta - đây là ngoại lệ đầu tiên và là cuối cùng trong quá trình tiến cử thận trọng theo bậc thang công vụ. Tất nhiên, chính ông ta cũng nắm rất vững mọi phương pháp của trò chơi tổ chức phức tạp một cách rất chuyên nghiệp và sau này ông ta đã vận dụng rất thành công những phương pháp đó để thuyên chuyển các đối thủ của mình, đồng thời thay người của họ bằng những cán bộ thân cận với mình, song ông ta dùng họ cũng chỉ duy nhất một lần. Mọi động cơ loại bỏ N. X. Khrusov chỉ có thể là một: giới thượng lưu cầm quyền đã bị Khrusov đẩy đến điểm “sôi”, nên buộc phải có những quyết định kiên quyết nhất.

Nói riêng, Hội nghị toàn thể Tháng Mười của BCHTW ĐCS Liên Xô là một cuộc đảo chính quốc gia nhẹ nhàng nhất trong lịch sử những thập kỷ XX của Nga. Tuy điều này đã được mô tả nhiều trong văn chương, song vẫn có cái gì đó thoát khỏi tầm ngắm của các nhà nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tình hình lúc bấy giờ và những gì đã xảy ra, mãi sau này chúng tôi mới chú ý tới hai sự kiện mà chúng tôi gọi một cách ước lệ là những bí ẩn. Chúng ta cùng bàn tới đề tài này từ tính cách của L. I. Breznev.

Nguyên chủ tịch KGB trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Xô Viết thời bấy giờ là V. E. Xemichaxtnyi, trong cuốn hồi ký “Trái tim không yên tĩnh” của mình, khi bàn luận với đạo diễn điện ảnh Goxtev về “Những con sói xám”, đã khẳng định rằng “... khi đó, trên thực tế không một ai bị chết” nhằm ám chỉ chính Hội nghị toàn thể tháng 10 năm 1964. Khi đó thì như thế, vậy còn sau Hội nghị toàn thể?

Ngay sau Hội nghị toàn thể, được tổ chức với sự tham gia của N. X. Khrusov và A. M. Mikoian ngày 14 tháng 10, đã xảy ra một sự kiện như sau: Đoàn đại biểu Xô Viết do Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô, nguyên soái Liên Xô X. X. Biriuzov và Phó vụ trưởng các cơ quan hành chính BCHTW ĐCS Liên Xô N. P. Mironov bay tới Belgrad để kỷ niệm 20 năm ngày thành phố này được giải phóng khỏi quân chiếm đóng Đức. Máy bay chở họ đã nổ tung trên đường bay tới thành phố.

Mironov Nikolaievich Romanovich, sinh năm 1913 tại thành phố Dnepropetrovxk, đã tham gia Chiến tranh vệ quốc vĩ đại từ tháng 8 năm 1941 cho đến ngày cuối cùng. Ông đã từng công tác tại khu ủy với cương vị Bí thư thứ nhất Huyện ủy Oktiabrxki, sau phục vụ trong bộ máy Trung ương và là thiếu tướng Chỉ huy trưởng vùng Lêningrad. Từ năm 1959 là Phó vụ trưởng các cơ quan hành chính BCHTW ĐCS Liên Xô. Có thể nói, việc bổ nhiệm N. P. Mironov vào cương vị này là một sai lầm lớn nhất về sử dụng cán bộ của N. X. Khrusov, bởi Vụ các cơ quan hành chính BCHTW ĐCS Liên Xô (Nó tương đương với Hội đồng An ninh quốc gia sau này) chi phối KGB trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Xô Viết, Tổng cục Tình báo và Bộ Ngoại giao. Trên cương vị lãnh đạo cơ quan này, N. P. Mironov là một người mà về con đường hoạn lộ của mình đã phải chịu ơn L. I. Breznev nhiều nhất, hơn bất kỳ ai khác. Chính người lãnh đạo cơ quan này phải theo chức trách hoạt động của mình mà theo dõi các nhà lãnh đạo của cơ quan an ninh; để rồi đã có lần phải từ chối trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho nhân vật đứng đầu về những nghi ngờ của mình. Trên thực tế là về chuyện gì? Ông ta có biết gì về âm mưu không? Đến này thì đã rõ là N. P. Mironov chính là người tích cực tham gia vào việc gạt bỏ N. X. Khrusov, N. N. Mexiatxav. Phó vụ trưởng Vụ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa của BCHTW ĐCS Liên Xô Iu. V. Andropov, còn từ thời điểm bắt đầu Hội nghị toàn thể - là Chủ tịch ủy ban quốc gia về Phát thanh và Truyền hình, cho biết rằng việc bổ nhiệm mới đối với ông có mối quan hệ trực tiếp tới sự ủng hộ việc bãi chức N. X. Khrusov và do chính N. P. Mironov đề xuất một tuần trước khi tiến hành hội nghị.

Chiếc máy bay IL-18 đã nổ tan tành trên núi Avala khi đang bay tới thành phố Belgrad vào ngày 19 tháng 10 năm 1964. Nếu như đó là một hành động khủng bố thì về mặt kỹ thuật có dễ dàng thực hiện đến như vậy không? Chắc là quá dễ. Bay trên vùng núi, trong khi tiếp cận sân bay đã thiết lập điện đàm với tần số mà ngay tại sân bay thì rất mạnh song không thể truyền đi xa... Với loại máy bay quân sự thì sẽ không có điều gì xảy ra, bởi nó còn kịp vòng tránh, nhưng với máy bay chở khách thì không thể thực hiện được cơ động như vậy, tuy đã cố bay lượn vòng song mọi sự đã quá muộn... đã có một kịch bản giống hệt thế vào đầu những năm 1980 làm chết Tổng thống Pkixtan M. Ziia-ul-Hak và Tổng thống Mozămbich Z. E. dus Xantus (cùng toàn bộ phi hành đoàn Liên Xô).
Ngày 21 tháng 10 năm 1964, một đoàn đại biểu Xô Viết đã có mặt tại nơi máy bay tử nạn để tìm kiếm dấu vết của các nạn nhân do A. A. Episevym cầm đầu - khi đó là ủy viên dự khuyết BCHTW ĐCS Liên Xô, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô (trước đó ông ta là phó thứ nhất trong cơ quan an ninh quốc gia). Ngày 23 tháng 10, A. A. Episevym cũng tham gia tang lễ tại Nghĩa trang Novodevichi.

Vậy là N. P. Mironov, X. X. Biriuzov và những nhân vật đi cùng đã chết. Tôi không hề có ý định gây hoang tưởng cho bạn đọc để từ sự kiện đặc biệt này kết luận thêm “một bí ẩn về cái chết”. Không một ai, kể cả người đã từng theo dấu vết sự kiện này là A. A. Episevym nhìn nhận nó là một âm mưu độc ác. Trong hồi ký của mình, ông cũng chỉ ghi nhận đó là một sự kiện đáng buồn.

Nếu đó là một vụ giết người thì động cơ của nó không rõ ràng. Trong trường hợp này thì nó nhằm chống ai đây? - Theo danh sách thì có thể là tất cả - những người đi cùng và toàn bộ phi hành đoàn.

Vậy có nhất thiết phải bay tới Belgrad để kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng không? Có! Nhất là những quân nhân - bởi đó là ngày lễ của chính họ. N. P. Mironov, tuy không phải là nhà ngoại giao và cũng không phải là “cầu nối” giữa các dân tộc của BCHTW. Ông ta được cử đi với tư cách là một nhân vật rất gần gũi với L. I. Breznev - Bí thư thứ nhất BCHTW vừa được bầu, và khi cử hành lễ, ông ta có trách nhiệm làm cho mọi người rõ thực chất của vấn đề về Ioxif Broz Tito.

Khi cho rằng chính N. P. Mironov, theo chức trách của mình, phải ngăn chặn âm mưu chống N. X. Khrusov trong BCHTW, song ông ta lại tham gia vào âm mưu đó, thì cái chết của ông ta có thể là một cuộc báo thù hay phục thù để cho phép N. X. Khrusov trở lại cái ghế của mình. Tuy nhiên, vì sao sau thành công thứ nhất này, “những kẻ phục thù” lại không thực hiện những bước tiếp theo?

Còn một giả thuyết khác: động cơ sát hại ông ta có thể là của những người sau đó nắm giữ cương vị cao, như: Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô; Phó vụ trưởng các cơ quan hành chính BCHTW ĐCS Liên Xô - người kế vị của X. X. Biriuzov, nguyên soái Liên Xô M. V. Zakharov. Hai năm sau (do L. I. Breznev nghi ngờ rất lâu ứng cử viên này của mình), người lên giữ cương vị của N. P. Mironov là N. I. Xavinkin (1913 - 1993) - người trước đó được coi là phó của Mironov. Thật khó tin là những người này đã hoàn tất được một vụ khủng bố này với quy mô thời gian như vậy.

Điều khó tin nhất là vụ này có thể do I. B. Tito trả thù vì việc N. X. Khrusov bị huyền chức, bởi giữa hai người này có những mối quan hệ rất mật thiết.

Nếu vụ việc đã xảy ra có tác giả thì mục tiêu của chúng chỉ có thể là tung hỏa mù với ban lãnh đạo (trước hết là với chính L. I. Breznev) để che đậy những hành động khác. Nấu vậy thì, nói một cách hình ảnh, phải kiểm tra lại tư duy chính trị: Xtalin, trong trường hợp tương tự, để đáp lại vụ sát hại Kirov, đã khởi động một cuộc hủy diệt thật sự đối với những kẻ thù của mình, còn Breznev thì đã không làm gì cả.

Nếu trong trường hợp đoàn đại biểu bị tử nạn chúng ta chỉ đưa ra toàn những giả thuyết, thì trong điều bí ẩn sau đay mọi sự tỏ ra rõ ràng hơn rất nhiều. Hẳn chúng ta còn nhớ rằng trong các tiêu đề về “những bí ẩn” chúng tôi đã nói và sẽ nói về những nhân vật mà cuộc sống hay cái chết của họ lại mang tính chất then chốt đối với số phận của đất nước. (Như, khi quay trở lại với N. P. Mironov, có thể, cố gắng phân tích theo hướng: sự phát triển của đất nước có thể thay đổi chăng nếu ông ta còn sống, nếu ta tính đến việc những người hứa hẹn dành cho ông cương vị bí thư BCHTW và thành viên Bộ Chính trị đã chuyển sang ủng hộ cựu chủ tịch KGB A. N. Selepin).

Nhân vật chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây không hề có những phẩm chất kể trên. Từ tháng 10 năm 1964, chỉ có cái chết đến sớm mới cản bước của ông ta, như các sự kiện sau đây cho thấy. Tiểu sử vắn tắt của ông ta:

Nikolai Grigorevich Ignatov.

Sinh năm 1901.

Những năm 1918 - 1932 đã từng phục vụ trong quân đội và Chêka..., sau đó làm cán bộ đảng.

Những năm 1957 - 1961 là ủy viên Đoàn chủ tịch BCHTW, sau vì ông ta không thích ứng được nên trong khoảng thời gian những năm 1962 - 1966 đã bị đưa ra khỏi Đoàn chủ tịch BCHTW, nhận một cương vị thấp hơn - Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên bang Nga.

Đây là động cơ để ông ta hợp tác với những người mưu phản - những kẻ đã kích động thái độ phật ý của ông. Và cũng cần nói, N. G. Ignatov là người thực sự tích cực trong việc hạ bệ N. X. Khrusov vì tin rằng sẽ được trở lại Đoàn chủ tịch BCHTW. Trong vụ này ông ta thậm chí kẻ lĩnh ấn tiên phong, tích cực hơn tất cả những người khác. Cho dù chưa tỏ tường hết vấn đề, song trong hồi ký của V. E Xemichaxtnyi có viết: “... theo tôi nghĩ, (Ignatov) đã cố gắng trên cả hai mặt trận bảo đảm “Cổng tây” để dự phòng trong trường hợp âm mưu chống N. X. Khrusov thành công hay thất bại vẫn quay trở lại Bộ Chính trị. Một mặt, ông ta tiến hành thỏa thuận với L. I. Breznev, còn mặt khác, - ông ta lại chuyển qua người cận vệ của mình những tín hiệu cảnh báo cho Xergei Khrusov, và thông qua người con này để báo cho người cha là Nikita Khrusov”.
chuongxedap:

Con trai của N. X. Khrusov, trong hồi ký của mình, đã quả quyết không chỉ về việc thủ trưởng cơ quan cảnh vệ của N. G. Ignatov là Galiukov đã tới bấm chuông cửa nhà mình, mà cả về những trường hợp tương tự - vào mùa hè năm 1964, một phụ nữ không quen biết đã gọi điện cho con gái ông là Pada; Devid Xturua - Bí thư BCHTW ĐCS Gruzia - người đã tới nhà con rể ông (chồng của Pada) là A. I. Adzubeiu Tổng biên tập báo “ Izvextia “ (Tin tức) thông qua người phóng viên Melor Xturua là em ruột của ông ta để nói rằng V. Mzavanadze đã thăm dò ông và tích cực vận động các thành viên BCHTW ở Kavkaz.

Như vậy, vấn đề tỏ ra tương đối dễ bị phanh phui. Người sĩ quan cảnh vệ Galiukov được nhắc tới ở trên vẫn đang công tác. Tuy nhiên, sau Hội nghị toàn thể không hề có một ai đứng ra đưa N. G. Ignatov trở lại Đoàn Chủ tịch và ông ta vẫn giữ nguyên cương vị của mình. Nhưng trong tư tưởng, ông ta rõ ràng không hài lòng với các giải quyết như vậy. Thêm vào đó, A. N. Selepin (người không hề có chút thâm niên nào cho chức danh dự khuyết) và P. E. Selext đã được bầu vào làm thành viên của Đoàn Chủ tịch.

N. G. Ignatov trở nên nghiện rượu và có lối sống hiếu danh, bất nhã. Cay đắng vì sai lầm của mình, ông ta ba hoa với mọi người về những tình tiết trong việc hạ bệ N. X. Khrusov và sống ngày càng buông thả. Mọi người có thể tha thứ cho trò đòn xóc hai đầu của ông ta, nhưng không một ai có thể biết được ông ta sẽ còn nói ra những điều gì, thậm chí tệ hại hơn là sẽ làm điều gì. Người ta không quy định phải canh chừng khi ông ta còn ở Matxcơva, nhưng mỗi lần ông đi công cán ở nước ngoài người ta buộc phải canh chừng vì N. G. Ignatov là người có cương vị bí thư phải cách ly ông ta khỏi những trò khiêu khích có thể xảy ra. Trong buổi phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 100 tuổi của nhà hoạt động của đảng này, người con trai của ông đã kể lại tình trạng lúc ông qua đời: “... Ông đột ngột qua đời sau một chuyến đi công tác ở nước ngoài. (...) Ông dẫn đầu đoàn đại biểu đảng - chính phủ sang thăm Chile và bất ngờ lâm bệnh. Người ta giải thích cho gia đình rằng ông bị bọ chét độc cắn. Sự việc xảy ra vào ngày 14 tháng 11 năm 1966. Theo quy định của hồi đó, ông được mai táng bên tường Điện Kremli cùng với những người danh tiếng khác “.

Đó là một vài chi tiết về cuộc đảo chính không đổ máu trong tháng 10 năm 1964.

Phải nói rằng, mọi người có những nhận định khác nhau về những gì liên quan tới chính L. I. Breznev - nhẹ nhàng có mà buộc tội trực tiếp cũng có tuy không có bằng chứng gì cụ thể, như: “Leonid Ilich Breznev được khẳng định ngay là Thủ lĩnh của “cải tổ”, người đã làm cho Liên Xô tan rã nhiều hơn so với Mikhain Xergeievich Gorbachov”.

Người ta nói rằng chính L. I. Breznev khi đánh giá về tính cánh của mình đã có xác định tương đối khách quan về tầm của mình: bí thư thứ nhất khu ủy. Trong vấn đề này ông ta đã đúng hơn bao giờ hết. Vị trí người lãnh đạo số một của đất nước như đất nước Liên Xô đương nhiên đã không phù hợp với năng lực của ông ta. Ông không có những tài năng, đương nhiên không phải là nguyên soái, không phải nhà ngoại giao và không phải nhà lý luận của chủ nghĩa Mác. Tốt nhất là nên đánh giá về ông như “một người kế tục trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản” Ông ta không đưa ra được những sáng kiến chiến lược mới mà chỉ tiếp tục những gì người ta đã bắt đầu từ trước ông. Ông ta đủ khéo để chơi được trò tổ chức bằng cách bổ nhiệm người của mình, đồng thời đẩy những kẻ khác ra. Nếu có thể đánh giá trực tiếp những thời điểm sai lầm (dưới ánh sáng của những quá trình “cải tổ” sau này) của N. X. Khrusov, M. A. Xuxlov và Iu. V. Andropov khi phân tích những gì họ đã làm, thì cách đánh giá của chúng ta đối với L. I. Breznev sẽ có đôi chỗ khác biết: Breznev không phải là một chính khách đặc biệt sắc sảo, ông ta không hề dự cảm được những hậu quả của nhiều mưu mô chính trị. Ông ta đã từng cho phép mình tiếp nhận các dự án của phương Tây - những dự án có tính chất độc ác đối với toàn bộ hệ thống Xô Viết - như: giải trừ quân bị, bán dầu mỏ, trào lưu chống đối. Cũng vì do không phải là một chính trị gia nhạy cảm mà ông ta đã không tiến hành thanh tra kỹ các hành vi phạm tội của N. X. Khrusov, các sự kiện ở Hung Ga Ri (năm 1956) và ở Tiệp Khắc (năm 1968). Nếu như ông ta tiếp cận một cách nghiêm túc hơn với vấn đề đó khi được giao tiến hành xem xét cơ bản diễn biến có thể xảy ra của những sự kiện này, thì Liên Xô đã có thể sẵn sàng đối phó với vụ lộn xộn ở Ba Lan. Chính ông ta đã có sẵn trong tay mình mọi khả năng. Thông qua người trung thành với mình là K. U. Chernenko ông ta đủ khả năng tiếp cận mọi tài liệu lưu trữ. Ông ta có thể hiểu được bản chất của những mâu thuẫn bên trong, thậm chí còn hơn cả I. V. Xtalin (Vào những năm 1937 - 1938, không thể có những khả năng phân tích và tổng hợp như thời của Breznev). Xtalin chỉ biết hành động để tồn tại. Dưới thời L. I. Breznev, thông tin được cung cấp liên tục. Đương nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng những thông tin được gửi đến cho L. I. Breznev còn thiếu tính hệ thống với hàng trăm tín hiệu khác nhau, như cuốn rất giá trị là “Ghi chép của KGB Liên Xô trong BCHTW ĐCS Liên Xô “Về những kế hoạch của CIA nắm những điệp viên có ảnh hưởng trong các công dân Xô Viết”, đồng thời để phân tích được vô số tín hiệu khác nhau đó là rất khó khăn, chưa kể tới việc các kết luận được báo cáo lên cho ông ta không đúng. Nhưng bên cạnh đó, ông ta đã tiếp nhận tất cả thông tin một cách phiến diện, tựa như một nhà lãnh đạo được đào tạo theo một dòng tư tưởng nhất định, chỉ quan tâm tới nguy cơ đang bị cố tình thổi phồng về khuynh hướng sai lệch trong chủ nghĩa yêu nước Nga trong xã hội và trong đảng như KGB báo cáo trong ghi chép của họ.

Dưới ánh sáng của chính thời kỳ cải tổ vừa qua, theo tôi, mặt trái trong hoạt động của nó là ekip (clann) được hình thành bởi Breznev và những người của ông ta đã có quan điểm sai lầm để cho các clann khác hình thành. Chí ít, trong tình hình đó ông ta có đủ khả năng duy trì quyền lực trong tay mình: “... Ở những vị trí hàng đầu chính là clann Ucraina, Dnepropetrovxk. Họ tiến cử người kế nhiệm Breznev của mình. Đồng thời, “những người Dnepropetrovxk” đã thực sự nhận được toàn bộ Ucraina sau khi Liên Xô tan rã. Kể từ đó, một cuộc đấu tranh dai dẳng liên tục cho tới ngày nay cũng được bắt đầu. Cho đến nay, trong nước Nga còn lại 4 nhóm clann (không kể những nhóm thứ yếu, những nhóm sắc tộc. Đó là clann Xtavropol do Gorbachov cầm đầu; clann Leningradxki do Romanov cầm đầu (hiện nay không rõ ai đứng đầu); clann Ural hùng mạnh do Eltxin cầm đầu; và cuối cùng, clann Matxcơva về danh nghĩa do Luzkov cầm đầu, song ở đây phần tảng băng chìm dưới nước thì hoàn toàn khác, còn Luzkov chỉ là một đầu lĩnh do clann Matxcơva thuê mướn mà thôi”.
chuongxedap:

Khi clann của Breznev đã củng cố được quyền lực và cơ hội kiếm chác trong toàn liên bang, tự tin vào sức mạnh của mình, thì ông ta có thể tuyên bố về mình như một sức mạnh có khả năng tồn tại tương đối lâu dài. “... Trong cái gọi là Chương trình Leningrad được công bố tại Frankfurt năm 1970, có nói: “Tầng lớp cán bộ trung ương không xa lạ, cũng như chúng ta không xa lạ tư bản trong xã hội của “tầng lớp trung lưu”. Đó chính là nền tảng hợp pháp của xã hội ta, cũng như quyền sở hữu tư nhân trong chủ nghĩa tư bản. (...) Chính dưới thời Breznev đã xuất hiện mối quan hệ hữu cơ giữa các chính trị gia và những kẻ tội phạm. Tầng lớp cán bộ trung ương đã là cái máy ấp trứng sản sinh ra maphia - một thế lực đã củng cố và tăng cường ảnh hưởng của mình đối với xã hội sau khi Liên Xô tan rã” Các clann, sau khi thâm nhập được vào quyền lực vô hạn ở Liên Xô, cả ở cấp trung ương lẫn ở địa phương, đã dần dần cố gắng biến chính quyền thành sở hữu của chúng. Người ta đã từng nhận rõ khuynh hướng này ở các nước phương Tây, nơi mọi sự vật đã được gọi bằng tên của mình. “Nước Nga đang trở thành một xã hội có giai cấp. Khoảng ba nghìn gia đình kết thành tầng lớp thượng lưu và họ luôn luôn tham vọng mãi mãi là thượng lưu”. Những quyết định về việc xẻ bán Tổ quốc ra từng miếng to, nhỏ đã được thông qua trong hoàn cảnh như vậy.

Về việc bán dầu mỏ: “Dưới thời Breznev, giá dầu mỏ luôn giữ được ở mức cao. Chúng ta đã xây dựng đường ống dẫn dầu sang phương Tây, và nước Nga từ việc tiếp liệu của clann Breznev đã được rao bán như một đất nước giàu nguyên liệu... Nhóm clann Breznev không phải làm gì cả đã thu lợi từ việc bán nguyên liệu: dầu mỏ, khí gaz và thu siêu lợi nhuận. Nước Nga bắt đầu tụt hậu từ đó. Chúng ta vào năm 1964 đã tụt hậu tương đối, tuy chưa phải về mặt chất lượng, so với Mỹ, song vẫn là nước đang ở giai đoạn thứ ba của phát triển công nghiệp hóa. Chúng ta đã để mất tiềm năng đó từ việc buôn bán của Breznev và chủ yếu trông chờ vào nguyên liệu. 17 năm của “Trì trệ” đã gặm sạch những đồng đô la dầu mỏ, năng lực sản xuất không được đổi mới. (...) Hàng trăm nghìn đô la chỉ biến thành những đôi giày, thuốc đánh răng, các sản phẩm dinh dưỡng và bị biển thủ, cho dù quy mô biển thủ khi đó không lớn, bởi các clann chỉ lo củng cố quyền lực.

Về việc mua ngũ cốc: “Các nhà độc tài lúa mỳ trong Bộ Kinh tế nông nghiệp Liên Xô đã làm tất cả để tiếp tục mua cho được một vật có giá trị không ngờ - lúa mỳ của nước ngoài. Giá trị trong đó bao gồm một số biệt thự do hoạt động đặc biệt nỗ lực của họ và không đơn thuần chỉ là sự trao đổi không tương xứng mà ở cả sự phá hoại sản xuất trong nước”.

Trong vấn đề này nổi bật lên một điều là hiện nay các quan chức có thể quan tâm tới việc hiện thực hóa một dự án nào đó chỉ vì một lý do là trong đó, không gì khác, có phần làm giàu cho cá nhân, cũng như “dưới thời chính quyền Xô Viết” có rất nhiều dự án, ngắn hạn hay dài hạn, được xây dựng chỉ vì lợi ích của lớp thượng lưu. “Vào đầu những năm 1970, các clann của tầng lớp thượng lưu đỏ bắt đầu chỉ chăm lo tới bản thân, còn mọi dự án bắt đầu được chia chác tùy theo khả năng của giới thượng lưu. Clann thống trị toàn bộ đế chế”.

Dần dần trong nước hình thành nên một đế chế song song tồn tại - đế chế của những mưu mô thực sự bẩn thỉu nhằm bóc lột một nửa thế giới xã hội chủ nghĩa, “vắt” làm sao cho kiệt từ việc ủy quyền điều hành khu vực, làm sao đột nhập được vào khẩu phần béo bở ở thủ đô. Những clann hiện nay thỏa thuận trong sự đổ nát của đất nước chỉ để giữ mối của mình, để tồn tại đế chế đen. Đế chế này khi mới hình thành còn như một bóng ma, nó gợi nhớ tới cơn ác mộng đẫm máu của năm 1937, từ đó hồi sinh thành con chim huyền thoại Fenikx. Mỗi khi nó xuất hiện từ trong bóng tối, nó trở nên rõ hình hài, người ta truyền tin nhau về sự xuất hiện của nó, đuổi nó trở về với bóng tối. “Hình ảnh của “hội viên” dùng sự tháo vát của mình để điều chỉnh tính chất phi lý của nền kinh tế Xô Viết và che chắn cho ông chủ (boss) đảng Xô Viết cũng chỉ là giới hạn hiểu biết của người công dân Xô Viết bình thường đã tiếp thu được trong giáo dục cải tổ. Đằng sau đó vẫn tồn tại một câu hỏi cũ về tư bản đen tài chính; về sự kiểm soát của nó với nền sản xuất ngầm; về “những gương mặt đen” của các khu vực; về mối quan hệ và mâu thuẫn giữa chúng; về sự tích lũy của cải ở từng khu vực của Liên Xô; về chính trị, tư tưởng và tôn giáo ngầm; về các cơ quan (các bộ)... Nói tóm lại, là về sự hiện diện của hệ thống chính quyền thứ hai, một thứ “quốc gia trong quốc gia” có khả năng điều hành một mô hình cực quyền trong nước. Chính quyền thứ hai đó, về thực chất, là hình thái cực quyền với một dấu hiệu khác”.

Khi vượt ra một chút ra ngoài khuôn khổ lịch sử đang được chúng ta nghiên cứu, chúng ta có thể thấy một biến thể mới về chất của những clann trong giới thượng lưu mà ngày nay được cải tên gọi là “hệ thống”. “Hệ thống - đó là sự cố kết đặc biệt của các cơ quan thương mại, các nhóm tài chính, ngành kinh doanh bạo lực và của các băng nhóm tội phạm - “những huynh đệ”, đại diện cho cơ cấu quyền lực, hành chính thống nhất với nhau bởi những lợi ích chung và cùng chung sống dưới một mái nhà”. Theo thời gian, biến thể đó ngày càng trở nên rõ nét hơn.

Tôi cho rằng, dù sao những năm cuối thời Xtalin bộ máy đã trở nên lành mạnh nhất đối với nước Nga cuối thế kỷ XX, trở nên đơn giản nhất, mọi lời nói đều phù hợp với thực tế. Vậy mà sau đó đã có quá nhiều hành động vô bổ nhằm che đậy lợi ích của kẻ nào đó. Người ta đã nghĩ ra được bước tiến thiên tài để phát triển quá trình đó. Giữa những kẻ hoạt động ngầm với các lực lượng phục vụ họ đẽ có một thỏa thuận kín đáo nhằm xúc tiến việc tạo ra những điều phi lý như là thành tố hiển nhiên không thể tách rời của chế độ xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Điều này đã được cả nước biết, tuy chưa thật đầy đủ và toàn diện. Từng người chỉ nhận thức được điều đó ở cương vị công tác của mình hoặc chỉ mới đánh giá bằng cách châm biếm, đả kích nhẹ nhàng.
chuongxedap:

Câu hỏi đặt ra là: “Thực chất vấn đề là gì?”. Để trả lời được câu hỏi này, chúng tôi muốn nêu lên một giả thuyết. Chúng ta đã nhận thức ra sao ngay từ trong lịch sử của toàn nhân loại, trong bất kể chế độ nào, kể cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn luôn đã và vẫn có giới thượng lưu cầm quyền cùng kẻ đối lập với nó. Giả thuyết lô gíc vẫn là một bộ phận chủ yếu của giới thượng lưu trong những năm đó đã được xác lập theo hướng thân cộng sản. Khi đó, vẫn rất lô gic, phe đối lập sẽ dối lập với nó theo hướng thân tư bản. Mục tiêu của bất cứ phe đối lập nào cũng là cố chèo lái nền chính trị theo hướng “Càng xấu - càng tốt”, cố tiến hành những hoạt động làm mất uy tín của chính quyền hiện hành, để đến thời cơ thích hợp sẽ giành lấy toàn bộ chính quyền, có được “nhất hô - vạn ứng”. Những kẻ phá hoại ngầm uy tín của Liên Xô vào giai đoạn cuối thực sự đã là phe đối lập hoạt động sau bình phong thống nhất giả tạo với ĐCS Liên Xô.

Mọi việc đã được thực hiện rất khéo léo. Các quá trình diễn ra theo hướng một cuộc khủng hoảng có tính chất báo trước của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã diễn ra vừa tự phát, vừa tự giác: “... ngày càng cảm nhận rõ ràng hơn trong xã hội và trong quốc gia những khuynh hướng và vấn đề tiêu cực đang gia tăng.

Trong xã hội, sự phân tầng xã hội đã diễn ra đằng sau những lời nói hoa mỹ công khai về chủ nghĩa xã hội phát triển. Lực lượng chủ yếu của quần chúng công nhân, nông trang viên, cán bộ kỹ thuật, nhân viên, giáo viên, bác sĩ, các quân nhân đã dồn tâm sức, trí tuệ, tình cảm, nhiệt tình và tay nghề của mình vào sản xuất, gieo trồng, giáo dục, khoa học và văn hóa... Điều đó được thể hiện ở số lượng sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều, ở sản lượng thép, điện năng, những vụ mùa, các sản phẩm kỹ thuật mới, ở số học sinh và sinh viên được giáo dục và đào tạo... Song cuộc sống riêng tư của những con người làm ra những sản phẩm đó vẫn không được cải thiện tốt hơn, họ thiếu cả thời gian, thiếu cả phương tiện để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt riêng của mình, nhu cầu phát triển cho con cháu họ...

Trong khi đó, được quốc gia toàn dân này che chở, có những nhóm, những tầng lớp xã hội đã hình thành, những kẻ đại diện cho chúng mặc sức lựa chọn mọi lợi ích và khả năng để thỏa mãn nhu cầu và sở thích của chúng. Chúng trở nên giàu có tiền của và vật chất, ra sức cướp bóc từ sở hữu toàn dân. Gặp thời, những tên chủ xí nghiệp láu cá, những kẻ đầu cơ trục lợi, lũ bịp bợm và đám thợ vụng đã hút máu nhân dân lao động. Đặc biệt phè phỡn là những kẻ đã được lãnh đạo việc phát triển nhu cầu và dịch vụ qua các kênh của nhà nước”.

Với danh nghĩa lương bổng, đám cán bộ cao cấp của Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã sở hữu toàn bộ tiềm lực quốc gia, toàn bộ nền kinh tế, tất cả tài nguyên - vật liệu, toàn bộ đất đai và dân chúng để vơ vét, bóc lột và chuyển ra nước ngoài. Trong những năm gần đây, clann thắng thế đã thâu tóm mọi tiềm năng lao động và thiên nhiên. Những kẻ không thể đoạt được quyền lực ấy bằng những phương pháp chính trị, cán bộ và vận động ngầm nơi hậu trường thì phát động một cuộc chiến công khai.

Một nhà báo, Phó tổng biên tập báo “Zavtra” (Ngày mai) N. M. Anixin, thực sự đau đớn vì đất nước của mình, đã viết: “Đội quân thứ 5 không chỉ đã cướp bóc đất nước, khoắng sạch các cửa hàng, mà chúng còn rất xuất sắc trong trò “Thọc gậy bánh xe” đối với nền kinh tế đất nước. Hàng năm, ở Liên Xô có gần 30% ngũ cốc và 40% khoai tây vị thối hỏng do thiếu kho bảo quản. Vậy mà “Đội quân thứ 5” lại lén lấy chữ ký của những thành viên già nua trong Bộ Chính trị để ra quyết định về cải tạo đất - ôm lấy một mớ tiền, chúng cũng cải tạo đất để rồi sản lượng nông sản tăng cao và thối hỏng nhiều hơn. Tiền của còn bị ném vào xây dựng vô số công trình vô bổ. Tiền của bị ném vào việc thiết lập hệ thống lưu thông theo kiểu “chở củi về rừng” (Gỗ được chuyển từ Vologda đi Kraxnoiarxk, để rồi từ đó lại chở về Vologda; Than từ Ucraina đi Xibir rồi quay về Ucraina...). “Đội quân thứ 5” đã làm cho các tập thể lao động giảm sút nhiệt tình sản xuất của họ bằng những hướng dẫn, đầu tư ồ ạt vào những lĩnh vực mù mờ nhất, gây quá tải cho những xí nghiệp tốt nhất bằng cách đặt hàng làm ra những thiết bị quân sự lạc hậu không có giá trị đối với quốc phòng.

Gorbachov đã tiếp nhận một đất nước có nền kinh tế phát triển cao, hùng mạnh. Song nền kinh tế đó, một mặt đã làm rất nhiều điều có lợi cho phương Tây, mặt khác là ném tiền vào gió. Sự khan hiếm hàng hóa ở Liên Xô gây nên những điều tồi tệ cho chính nền kinh tế, là những trò nhiễu nhương cố ý (nhân tạo) trong hoạt động của chế độ.

L. I. Breznev đã hoàn toàn có đủ lực để thiết lập nên trong nước một hệ thống tin cậy để chuyển giao quyền lực từ người này sang những người khác trên cơ sở pháp luật và đưa cơ chế đó vào hiến pháp của Liên Xô. Tuy nhiên, cũng như bao điều khác, điều này đã không được bàn tính để thực hiện. Chính vì vậy, cái chết của Breznev lại là một điều bí ẩn nữa.

Toàn bộ cuộc đời và hoạt động của L. I. Breznev được dẫn ra trong cuốn sách “Breznev đã chết ra sao?”, xuất bản nhân 20 năm ngày mất của ông, theo tôi, là khách quan và đầy đủ nhất. Tác giả cuốn sách - X. N. Xemanov - là một người đặc biệt thạo tin, đồng thời là người đã tham gia tích cực vào những sự kiện thời gian đó. Rốt cuộc, chỉ vì quan điểm yêu nước của mình mà tác giả đã bị gạt khỏi cương vị tổng biên tập của tạp chí “Con người và pháp luật”. Tuy nhiên, cho đến nay, dù tuổi đã cao, ông vẫn hoạt động chống lại quá trình phá hoại trên mặt trận thông tin. Ông không hề tức giận vì hình phát bất công mà người ta đã dành cho mình. Ông đã đưa ra những nhận định chính xác về L. I. Breznev và thời kỳ đó.

Để kết luận, cần chú ý rằng cho dù có những hiện tượng tiêu cực của giai đoạn được gọi là “Trì trệ”, thì việc so sánh “người lãnh đạo của thế kỷ vàng” với những người lãnh đạo sau này, rõ ràng là bất lợi cho những người kế tục sau.
chuongxedap:

Bí ẩn cái chết của Maserov, Xuxlov và những người khác

   Maserov

Hầu như mọi người đều biết rõ hoàn cảnh qua đời của ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Belorusia, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Pietr Mironovich Maserov. Cái chết của ông được mô tả nhiều trong văn chương, từng là đề tài của chương trình truyền hình. Mọi người thường để ý tới sự trùng lặp đáng sợ của cương vị chủ tịch KGB Liên Xô ngay sát trước thảm họa. Vị chủ tịch trước đó là Nikylin Iakov Prokopievich (1913 - 1983) nắm giữ cương vị này từ ngày 23 tháng 6 năm 1970 đến hết ngày 4 tháng 8 năm 1980. Từ ngày 17 tháng 11 năm 1980 - nghỉ hưu. Người chủ tịch mới - Baluev Veniamin Geogievich (sinh năm 1927) - được điều chuyển từ chức vụ Phó chỉ huy trưởng Cục Thanh tra KGB Liên Xô từ 4 tháng 8 năm 1980 đến hết ngày 24 tháng 11 năm 1990. Bên cạnh đó: “Trước khi xảy ra thảm họa không lâu, người ta đã thay viên Đại tá Xazonkin chỉ huy đội cận vệ của Maserov”.

Thảm họa đã xảy ra vào hồi 15 giờ 04 phút ngày 4 tháng 10 năm 1980. Như mọi người đã biết, người lái xe riêng của Maserov là E. F. Zaitxev, sinh năm 1919, vào đêm hôm trước bị một cơn bạo bệnh. Chiếc ôtô thì không được trang bị kỹ thuật để đưa rước các nhân vật cần bảo vệ, vi phạm Chỉ thị số 0747 năm 1974 của Bộ Nội vụ Liên Xô.

Cần lưu ý rằng Ignatovich Nikolai Ivanovich, sinh năm 1940, điều tra viên các vụ đặc biệt quan trọng của viện công tố nước cộng hòa - người trực tiếp điều tra vụ này - sau khi trở thành đại biểu nhân dân Liên Xô và Tổng thanh tra đầu tiên của Belorus, đã chết trong một hoàn cảnh không rõ ràng vào năm 1992.

Người con gái của P. M. Maserov - Natalia Petrovna Maserova - đã trở thành nghị sĩ Quốc hội nước Cộng hòa Belorus vì bà cho rằng điều này sẽ giúp bà vạch trần đến cùng vụ thảm họa đã xảy ra với cha mình. Tạm thời bà đã giải thích sự kiện này như sau: “Cha tôi đã chết trước kỳ hội nghị toàn thể BCHTW ĐCS Liên Xô khoảng hai tuần. Tất cả đã được ấn định. Ông sẽ thay vị trí của Koxygin. Tôi biết cha mình đã làm nhiều người khó chịu. Nhất là khi, vào tháng 10 năm 1980, “ngôi sao” Gorbachov đang lên.

Tôi nghĩ rằng, giá như cha tôi còn sống, lịch sử Liên Xô đã biến chuyển theo hướng khác”.

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhận xét này.

   Xuxlov

Mikhain Andreievich Xuxlov là một chính trị gia lão luyện, kinh nghiệm nhất trong số thành viên của BCHTW ĐCS Liên Xô giai đoạn những năm 1970 - 1980. Ông đã may mắn sống sót qua vụ thanh lọc cuối những năm 1930, khi đang công tác tại bộ máy Trung ương. Ông vẫn nhớ “những bí ẩn” lớn, nhỏ và do đó “thái độ của M. A. Xuxlov với y tế là rất đặc biệt. Ông không tin tưởng các bác sĩ và hạn chế tiếp xúc với họ. Vào đầu năm 1982, các cán bộ y tế cố gắng thuyết phục M. A. Xuxlov vào bệnh viện của Điện Kremli để theo dõi sức khỏe định kỳ. Chuyến viếng thăm bệnh viện lần đó của ông vô cùng xấu: trong quá trình điều trị, ông đã đột ngột (đối với nhiều người) qua đời. (...) Cái chết của M. A. Xuxlov trở thàng vụ đầu tiên trong cả một danh sách dài dài của nhiều cái chết phi tự nhiên khác, giống như cái chết gây bán tín bán nghi trong một thời gian ngắn của ba tổng bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô và của hàng loạt ủy viên Bộ Chính trị và rốt cuộc dẫn đến sự tan rã vật lý của cơ cấu quyền lực cao nhất ở Liên Xô“.

Và đây chỉ là một trong những bằng chứng quan trọng nhất: “Một bệnh nhân cao tuổi kể với tôi:

“Tôi phục vụ ở quầy thuốc của Cục 4. Đó là quầy thuốc của điện Kremli. Có một người thường xuyên đến chỗ tôi. Anh ta là người của KGB. Thái độ rất khiêm nhường. Tôi chỉ là một trong rất nhiều người cấp thuốc cho bệnh viện của Điện Kremli và chỉ chuyên cấp cho nơi đó.

Con người này, sau khi xem xét các đơn thuốc đã nói: “Hãy cấp bổ sung cho bệnh nhân này thuốc...” - rồi đưa cho tôi một gói đã ghi sẵn liều dùng.

Ý đồ của việc bổ sung là: thay vì phải giãn mạch khẩn cấp, thì thuốc sẽ gây nên nghẽn mạch và một phần những loại thuốc tương tự bắt đầu phát tác chừng nửa năm hoặc 8 - 9 tháng sau đó.

Tôi thường tự hỏi mình: “Nều là một người có ý chí mạnh mẽ thì liệu tôi có thực hiện những mệnh lệnh kiểu đó không?”. Tôi không biết nữa. Có thể, khi có ý chí mạnh mẽ, tôi sẽ làm. Mà lẩn trốn đi đâu được cơ chứ... Vậy, liệu M. A. Xuxlov, người vốn sợ bác sĩ, có biết gì về những chuyện như thế. Chắc chắn, ông ta phải biết vì sao lại sợ bác sĩ, bởi ông ta đâu phải là con trẻ. Nếu đã như vậy thì có gì phải lý giải những bằng chứng đã nêu ra về cái gọi là “Hồ sơ các bác sĩ Kremli”?

Trong khoảng những năm 1978 và những năm 1980, giới thượng lưu Xô Viết đã mất đi một loạt những đại diện trong thê đội hai của chính quyền trong những hoàn cảnh không mấy rõ ràng. Đó là:

Geidarov - Bộ trưởng Nội vụ của Azerbaizan.

Ibragimov - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xô Viết Kirgizi. Bị bắn chết ngày 04 tháng 12 năm 1980 - hai tháng sau cái chết của P. M. Maserov - trong thời gian nghỉ tại nhà an dưỡng Cholpon-Atinxk.

Kiazimov - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Azerbaizan.

Muxin - Bí thư thứ nhất ĐCS Liên Xô tại Tatar.

Pataridze - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Gruzia.

Platonov - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa tự trị Iakutxk. Trước đó, Stepan Platonov đã là Bí thư thứ nhất ĐCS Liên Xô tại Thành ủy Iakutxk. Ông bị bắn chết lúc đi săn (một cách tình cờ?). Theo những giả thuyết của các báo, Platonov cần có một cuộc gặp mặt với Chủ tịch KGB Liên Xô là Iu. V. Andropov để báo cáo về tình hình trong ngành công nghiệp khai thác kim cương.

Raxulov - Bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Tadzikixtan.

Xokolov - Bí thư thứ hai BCHTW ĐCS Ucraina.

Xuxlov (Trùng tên với M. A. Xuxlov) Bí thư thứ hai Tỉnh ủy Leningrad.
Nhiệm vụ của Andropov

Nhiệm vụ đầu tiên của Iu. V. Andropov là nhằm giành được vị trí quyền lực cao nhất, chí ít thì cũng là Chủ tịch KGB trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Chuyện đó có được sau một mánh lưới chính trị rất thành công. Bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Ucraina, ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô P. E. Selext chứng nhận rằng: “Ngày 18 tháng 5 năm 1967, tôi tới Matxcơva dự phiên họp của Bộ Chính trị. Trong chương trình nghị sự có rất nhiều vấn đề khác nhau được nêu ra. Vài giờ trong cuộc họp Breznev mời tôi vào Văn phòng của mình. Người ta nói qua về những sự việc vừa diễn ra, sau đó ông ta nói với tôi: “Hôm nay Bộ Chính trị sẽ quyết định vấn đề về đồng chí Xemichaxtnyi thôi giữ chức Chủ tịch KGB”. Đối với tôi, đó là một bất ngờ lớn và là tin khá bất lợi. Tôi rất rõ vai trò đặc biệt của V. E. Xemichaxtnyi trong giai đoạn chuẩn bị và tiến hành “những biện pháp trên cơ sở dân chủ của đảng” đối với N. X. Khrusov. Đương nhiên, Breznev đã chịu trách nhiệm rất lớn với cá nhân Xemichaxtnyi. Do không nhận thấy có một chút nguyên nhân nào đối với đệ trình ra Bộ Chính trị về việc để Xemichaxtnyi thôi giữ chức vụ đó, tôi đã đặt câu hỏi: “Nguyên nhân cho thôi chức là gì?”. Breznev lảng tránh câu trả lời, song vẫn nói: “Có nhiều lý do để tiến hành việc này, sau đây anh sẽ biết cả”.

Vào thời gian đó đã xuất hiện những tin đầu tiên về Xvetlana Alliueva (Con gái của I. V. Xtalin), mọi sự cứ “tối mò” đến mức chính chúng tôi là ủy viên Bộ Chính trị cũng không hiểu rõ được hết, rằng đã có chuyện gì đó xảy ra với người phụ nữ đó. Sau này mọi sự mới rõ là theo quyết định của A. I. Mikoian, Xvetlana được phép tạm thời sang ấn Độ...

Phiên họp của Bộ Chính trị kết thúc, tất cả những vấn đề “cơ bản” đã được xem xét, Breznev, với vẻ bẳn gắt và vội vã, nói: “Cho gọi Xemichaxtnyi!” Khi người đó bước vào phòng họp, chúng tôi cảm thấy ông ta có vẻ căng thẳng và lúng túng, sau đó người ta mời ông ngồi dự họp Bộ Chính trị. Ông ấy đã xử sự rất đúng mực. Khá bất ngờ với nhiều ủy viên Bộ Chính trị, Breznev tuyên bố: “Chúng ta cần thảo luận vấn đề về V. E. Xemichaxtnyi”. Các ủy viên Bộ Chính trị nhìn nhau ngạc nhiên. Xemichaxtnyi hỏi: “Thảo luận chuyện gì?”. Breznev trả lời: “Có đề nghị để đồng chí thôi giữ chức vụ được giao”. Xemichaxtnyi lại lên tiếng: “Vì sao thôi chức? Tôi không rõ nguyên nhân, không một ai nói với tôi về lý do này”. Nhưng câu hỏi của Xemichaxtnyi không được trả lời. Tất cả im lặng, rất những thành viên Bộ Chính trị đã hoàn toàn không hề chuẩn bị đối với việc quyết định một vấn đề như thế, nhất là quyết định nó theo kiểu này. Tôi thực sự đã bị chấn động bởi việc trước khi họp không hề có một ai nói với Xemichaxtnyi, rồi ông lại bị bất ngờ gọi đến để không hiểu gì hết. Xemichaxtnyi lại hỏi: “Tôi muốn được biết vì sao tôi bị thôi chức?” Breznev nói ngay: “Có nhiều sai sót trong công tác của các cơ quan KGB, công tác tình báo và phản gián thực hiện rất tệ, mà vụ Alliueva cũng nói lên nhiều rồi”. Xemichaxtnyi phản đối: “Vấn đề về hoạt động của KGB, tình trạng của tình báo và công tác phản gián không hề được thảo luận ở đâu cả. Chuyến đi của Alliueva sang ấn Độ không phải do các cơ quan KGB phê chuẩn. Chuyến đi ấy đã được tổ chức bất chấp mọi sự phản đối của chúng tôi”. Nhưng đến lúc này giọng nói của Xemichaxtnyi đã rơi vào im lặng.

Tóm lại, quyết định: “Đồng chí Xemichaxtnyi V. E. thôi giữ vụ để chuyển sang công tác khác”... được “nhất trí” thông qua.

Ngay lập tức Breznev đã đưa ra đề nghị: bổ nhiệm đồng chí Andropov Iu. V. làm Chủ tịch KGB.

Xemichaxtnyi đi Kiep vào ngày 23 tháng 5...”.

Có thể quả quyết rằng Iu. V. Andropov  vào KGB không hề tình cờ, mà còn biết từ trước rằng sẽ có được sự bổ nhiệm đó. Ông ta ngay từ đầu đã có một chương trình hành động chính xác. Điều đầu tiên ông ta đã làm ở cương vị này là xác lập lại vị trí của Cục số 5 (về tư tưởng) danh tiếng trong mọi mối quan hệ. (Trước đó từng tồn tại Cục 4 của KGB (đấu tranh với hoạt động ngầm, các hình thái dân tộc và các phần tử thù địch chống Xô Viết). Từ ngày 15 tháng 3 năm 1957, người đứng đầu tổ chức này là Thiếu tướng E. P. Pitoranov. Từ 5 tháng 2 năm 1960, chức năng của cục này được chuyển qua cho Tổng cục 2. Ngày 3 tháng 7, Iu. V. Andropov gửi tờ trình cho BCHTW. Ngày 17 tháng 7 được coi là ngày “sinh” của Cục 5. Mệnh lệnh được gửi cho toàn KGB vào ngày 25 tháng 7. Ngày 4 tháng 8, từ cương vị Bí thư Khu ủy Xtavropolxk, A. F. Kadasev được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục 5. Thôi giữ chức này vào tháng 12 năm 1968. Ngày 23 tháng 5 năm 1969, F. D. Bokov - người sau này đã có một hoạn lộ đến chóng mặt - làm Cục trưởng Cục 5.

Một trong những nhiệm vụ của Iu. V. Andropov là củng cố và mở rộng các chức vụ về đảng cho bản thân, cũng như cho những kẻ theo ông ta: “Andropov nhanh chóng trở thành ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Vào thời của mình, tại một phiên họp toàn thể của BCHTW đảng (...), Khrusov đã từng nói: “Chúng ta đã từng khẳng định không chỉ một lần về việc trong thành phần của Bộ Chính trị không nên đưa vào bộ trưởng quốc phòng và chủ tịch KGB”. (...) Vấn đề là khi người lãnh đạo trở thành ủy viên Bộ Chính trị, thì bộ máy sau lưng anh ta lập tức thoát ra khỏi sự kiểm soát của Đảng và của Nhà nước. Bởi thiếu nó sẽ không một ai có quyền đụng vào bộ máy đó”.

Nói chung, dưới  sự lãnh đạo của ông ta, KGB Liên Xô đã trở thành một tổ chức đối lập: “Không thể nói rằng công tác của KGB là không thể trách cứ trong thời gian Iuri Vladimirovich lãnh đạo cơ quan này. Đã có rất nhiều sai lầm nghiêm trọng trong hoạt động đối với bên ngoài cũng như trong nội bộ chính trị. (...)

Hoạt động của Iu. V. Andropov luôn thể hiện rất rõ sự thu lợi tối đa cho cá nhân, giành được nhiều vị trí có ảnh hưởng lớn hơn. Ông ta đã có thể kết hợp khéo léo đến mức ngạc nhiên  trong mình chủ nghĩa tự do bề ngoài và sự tàn ác bên trong. Những người Do Thái đã bắt đầu bộc lộ những động thái tích cực chưa từng thấy tại Liên Xô, thiết lập nên những trào lưu bảo vệ pháp luật và những tổ chức khác nhau. KGB tùy theo mức độ, mặc dù đã phanh phui, nhưng đã làm điều này một cách thô thiển và không được khéo léo bằng cách đã tuyên truyền quá nhiều cho những phong trào đó hơn là lần tìm ra những cội rễ của chúng trên thực tế. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có phong trào tự nhận thức dân tộc Nga là bị đàn áp không thương tiếc. Nhiều tổ chức thanh niên Nga của trào lưu dân tộc đã bị giải thể, còn những người tham gia đã bị xử tới 10 - 15 năm...

Những nhóm mong manh muốn tôn thờ tư tưởng Nga này chủ yếu được tập hợp xung quanh các hội sử học, các tạp chí văn học như “Matxcơva”, “Người đương thời chúng ta”, “Cận vệ thanh niên” dưới con mắt canh chừng của “sếp cảnh sát mật”. Hắn không chấm dứt hoàn toàn hoạt động của họ, cũng không để cho họ hoạt động mạnh mẽ, thỉnh thoảng lại xuýt lũ chó săn tư tưởng của mình dựa vào những quan điểm Mác - Lênin giáo điều nhằm vào các nhà hoạt động nghệ thuật Nga mà nguyền rủa là “những kẻ xô vanh nước lớn”. Hoàn toàn rõ là những mục tiêu của phương Tây nhằm phá hoại Liên Xô đã không thể thực hiện được cho tới khi nào KGB Liên Xô theo mô hình Xtalin vẫn đứng vững. Đó là một công việc lâu dài nhằm hạn chế những năng lực của KGB, hủy hoại những phương pháp công tác có hiệu quả, làm giảm sút tinh thần canh giác, làm chệch hướng các mục tiêu, nhằm tung tin giả và ly gián cán bộ, sử dụng những kẻ đại diện bí mật và được đào tạo tốt trong đội quân thứ 5, ngăn chặn các kênh thông tin, làm thay đổi cơ cấu của bộ máy ở trung ương cũng như ở các địa phương.

Một nhiệm vụ khác của Iu. V. Andropov là xây dựng hạt nhân trí thức dần dần trở thành “Trung ương thần kinh” chủ chốt cho những những thảm kịch trong tương lai ngay “bên trong” hệ thống. Chính ông ta có thể lựa chọn những nhân vật cần thiết, trung thành trong số những kẻ hoạt động ngầm; huấn luyện, hỗ trợ chúng thăng tiến và củng cố những cương vị then chốt... Trong cơ cấu cán bộ của Andropov, hàng loạt cán bộ “trung lập” và những người yêu nước đều bị gạt ra ngoài, còn chính “Iu. V.” là người chủ xướng - Đó là lời thú nhận trong hồi ký của kẻ từng được coi là nguồn cán bộ của ông ta.

Một nhiệm vụ mà Iu. V. Andropov từng thực hiện mang tính phương pháp luận. Tại Hội nghị toàn thể của BCHTW ĐCS Liên Xô hồi tháng 6 năm 1983, ông ta đã nói một câu khá bí ẩn: “... Nếu nói một cách công khai, cho đến nay chúng ta chưa nghiên cứu đầy đủ xã hội mà chúng ta đang sống và lao động, chưa phát hiện được hoàn toàn những quy luật vốn có của nó, đặc biệt là về kinh tế. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải hành động theo kinh nghiệm, bằng phương pháp “Thử và Sai” rất bất hợp lý”.

Mỗi người nghiên cứu lý giải câu này theo cách khác nhau. nhiều người cố đi tìm ẩn ý đằng sau nó. Song về mặt nguyên tắc, không thể không đồng tình với A. A. Zinoviev về lời đánh giá sau: “... Chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa đã trường tồn trong Liên bang Xô Viết hơn 70 năm, vậy mà trong nước không hề có được một dòng chữ xứng danh khoa học về nó. Điều đó có thể được giải thích bởi việc các nhà cầm quyền và các nhà tư tưởng Xô Viết đã ngăn cấm sự thật về một chế độ xã hội hiện thực của đất nước”.

Trên cương vị Tổng bí thư BCHTW ĐCS, Iu. V. Andropovđã tiến hành rất nhiều chính sách xưa cũ nhằm đưa mọi thứ đến sự hoàn toàn phi lý. Một số kẻ từng mặc “Gile Pike” đang hồi tưởng với niềm hân hoan và nỗi buồn cố hương về việc “dưới  thời Andropov họ từng rượt đuổi những kẻ lang thang” như thế nào. Những kẻ đó vẫn không thể hiểu nổi những điều sơ đẳng nhất của lý thuyết hệ thống tổng thể trong phụ trương của lý trí xã hội. Trong đó nói rằng, mọi hệ thống cần phải sinh động tối đa, không “mở” như là cái đích để những người trí thức phục vụ theo phương pháp luận của G. Sorox hướng tới, và không đóng như nó từng xảy ra dưới  thời của những người cộng sản. Chính nó phải linh hoạt, phản ứng thích hợp với những thay đổi. Khi đó và chỉ khi đó nó mới bảo đảm được sức sống lâu bền tối đa.

Nhiệm vụ cuối cùng của Iu. V. Andropov là đã chết đúng lúc. Người ta đã giúp ông quyết định cái chết. Và điều này thì không thuộc vào lĩnh vực “Những điều bí ẩn”.
chuongxedap:

Bí ẩn cái chết của Andropov

Phương pháp áp dụng đối với Iu. V. Andropov, về thực chất, cần xác định là “cái chết được điều khiển”. Thực chất của việc xảy ra với ông ta chính là đưa cái chết đến vào thời điểm cần thiết: không chậm hơn, cũng không sớm hơn: “... Sự kiện luôn là sự kiện: Andropov đã ít nhiều đã chung sống hòa bình với những bệnh tật của mình trong 20 năm, nhưng chỉ vừa đạt tới mục tiêu mà cả đời ông ta hướng đến - có quyền lực cao nhất - cái chết đã túm lấy ông ta”. Bạn đọc còn nhớ bằng chứng chúng tôi đã đưa ra liên quan đến cái chết của M. A. Xuxlov về việc con người đó từ KGB đi lên ra sao và đã thúc đẩy cái chết của giới thượng lưu cầm quyền thế nào? Sự kiện này cũng giống như vậy về nguyên tắc. Rõ ràng là vẫn một phương pháp đó, người ta đã đưa Iu. V. Andropov tới nhà mồ. (Vẫn còn một câu hỏi liên quan tới những trường hợp này:  Trong thực tế, ai là người đã lãnh đạo đất nước và những mối ảnh hưởng: Breznev, Andropov hay là một kẻ chuyên ra lệnh “từ KGB”? Mà từ KGB thì liệu có phải là từ CIA?... Dường như câu hỏi này có vẻ khoa trương, song thực sự lại có tính then chốt)

Iu. V. Andropov có thể đã tự ký án tử hình cho mình bởi những lời nói thiếu thận trọng. Tại Hội nghị toàn thể của BCHTW ĐCS Liên Xô hồi tháng 6 năm 1983, sau khi ngắt lời K. U. Chernenko, ông ta bất ngờ nói: “Vâng, tiện đây, tôi biết rằng trong phòng họp này có những người cho phép mình thỏa thuận với những kẻ ngoại bang phát triển thông tin không cần thiết và bất lợi đối với chúng ta. Hiện giờ tôi sẽ không nêu tên họ, tự các đồng chí biết tôi nói về người nào. Và cứ để cho họ ghi nhớ rằng đây là lời cảnh báo cuối cùng cho họ”.

“Lời cảnh báo cuối cùng” đã thực sự là cuối cùng, chỉ có điều nó dành cho chính Iu. V. Andropov.

Nhân đây bạn đọc nên lưu ý vào thời điểm sau: Liệu Andropov có thể trù tính rằng người ta đã tránh ông ta như tránh một người không cần thiết để vào cương vị tổng bí thư không? Chắc là có. Một con người như ông, theo nhiều đánh giá và mô tả của những người từng chứng kiến, theo những quyết định và thành tựu của ông, thì đó còn lâu mới là kẻ ngốc. Trong trường hợp như vậy, ông có thể trù tính được rằng người ta tránh ông để có lợi cho M. X. Gorbachov. Khi đó lô gic là mối quan hệ giữa họ bị xấu đi: “Gorbachov, sau cái chết của Breznev và việc bầu Andropov làm Tổng bí thư, đã bắt đầu rêu rao khắp nơi rằng ông ta với họ là những người bạn lớn của nhau, các gia đình họ thân thiết với nhau, v.v... Khi biết được tình huống uẩn khúc đó, tôi có thể nói rằng ông ta (Gorbachov) là kẻ đại bịp (Nguyên văn – Bluff kẻ bịa chuyện đề cao mình trước những người khác). Nếu như thời gian đầu, sau chuyến Gorbachov đến Matxcơva, Andropov đã có thái độ xử sự rất đúng mực với ông ta, thì sau đó mối quan hệ giữa họ đã thay đổi đến mức ông không tiếp Gorbachov nữa”.

Những ngày tháng cuối cùng, Andropov đã mời nhiều thành viên khác trong Bộ Chính trị tới bệnh viện, mà không mời Gorbachov. Chỉ trước khi qua đời ông ta mới tiếp Gorbachov (Từ tháng 12 năm 1983 đến cuối tháng 7 năm 1990 là Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô, ban đầu phụ trách công tác cán bộ, sau là phụ trách những vấn đề tư tưởng, tiếp nữa là phụ trách về nông nghiệp) và Ligachov”.

Iu. V. Andropov có quan hệ với những kẻ vô liêm sỉ, những kẻ sau khi tiêu diệt ông đã lợi dụng cái chết của ông để thu lợi cho chúng: “Một cán bộ của KGB ở Leningrad trở về Matxcơva sau khi Andropov mất và thông báo: “Trong đám nhân viên của Trường đại học y số 1 có liên quan với Tổng cục 4 của Bộ y tế Liên Xô đang lan truyền những câu chuyện về cái chết bí ẩn của Tổng bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô. Theo ý kiến của các chuyên gia, trong trường y có những người ở thời kỳ đầu chữa bệnh cho Andropov đã cố tình dùng phác đồ điều trị sai, hậu quả là đã dẫn tới cái chết đột ngột của ông. Trong giai đoạn điều trị sau này, các chuyên gia đầu ngành của cả nước, mặc dù đã tận tình cứu chữa, song vẫn không thể làm gì hơn được. Những người “từng chữa bệnh” cho Andropov có mối quan hệ với một nhóm (tên gọi bằng mật danh) của một bộ phận cán bộ trong bộ máy của đảng ở Matxcơva - những kẻ đã không vừa ý với những thay đổi và cải cách tích cực do Andropov khởi xướng...”.
chuongxedap:

Bí ẩn cái chết của Uxtinov và những người khác

Khi đề cập tới hoàn cảnh qua đời của ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng BCHTW ĐCS Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô D. F. Uxtinov, cần mô tả cả hoàn cảnh ông đã phải công tác trong những năm tháng cuối cùng của mình. Những ai đã từng có điều kiện quan sát ông trong thời gian đó đều có nhận xét rằng ông đã dồn toàn bộ tâm trí và sức lực, nhiều giờ mỗi ngày, để gánh vác toàn bộ khối lượng công việc được giao. Có rất nhiều vấn đề và cũng là trong phạm vi đã quen thuộc, như: chế tạo những mẫu mới vũ khí và thiết bị quân sự; xây dựng các công trình quốc phòng; duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và kỷ luật của bộ đội, trong đội ngũ quân nhân vào những năm 1970 - 1980 đã xuất hiện hai vấn đề đặc biệt cấp bách cần kịp thời giải quyết: Afghanistan và Ba Lan. Hoàn cảnh này đã liên quan trực tiếp tới cái chết của D. F. Uxtinov cùng của nguyên thủ khác trong khối nước xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta bắt đầu phân tích từ sự lừa dối, tuy không lớn nhưng rất đặc trưng mà hiện nay đang bất ngờ lan truyền về những người đã khuất. Cách đây chưa lâu có một bài đăng về họ “Tuyên thệ và bị giết”: Các tướng lĩnh bị tiêu diệt ở Afghanistan, nơi quân đội của một siêu cường dù đang đổ máu vẫn không thể chiến thắng những kẻ sơn cước, dường như đã nhận thấy cách thoát hiểm: thực hiện tình trạng quân quản theo mô hình Ba Lan ở tất cả các nước thuộc Khối Varsava, kể cả Liên Xô. Chuyện này đối với quân đội thì phải cẩn thận, song không phải giữ kẽ quá. Bàn tay sắt của  các cơ quan đặc biệt thuộc quyền Andropov luôn theo dõi nhất cử nhất động của các chỉ huy quân đội. Trong một chút nghi ngờ - “ông đột ngột qua đời”. Vậy là hết.

Có rất nhiều bằng chứng về việc đám tướng lĩnh quân đội cao cấp đã từng nghĩ tới vấn đề đảo chính quân sự  trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (ở hình thức này hay hình thức khác). Tiếp thu kinh nghiệm của các nước, khi trên con đường chuyển hóa từ chế độ cực quyền sang nền dân chủ, sẽ thiết lập chính thể chuyên chế quân sự lâm thời. Âm mưu khi đó đã không thành...” A. N. Iakovlev, theo thói quen của mình, đã mềm mỏng nói khi vu khống những người đã khuất. Lời buộc tội tỏ ra phi lý và phi lô gic: trong lịch sử thế giới chưa có một thủ lĩnh quân sự nào chịu trách nhiệm về thất bại quân sự lại đi lật đổ chính phủ của mình - chắc là họ đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại Afghanistan. Vào năm 1984, ai trong số quân nhân cao cấp biết đến việc người ta đã dẫn chúng tôi theo con đường từ “cực quyền” sang “dân chủ”? Tuy nhiên, những kẻ phản biện của chúng tôi đang làm khó cho mình... Với họ, vu khống những người ngay thẳng là quan trọng.

Lời buộc tội là phi lý và liên quan tới hàng loạt chiến dịch xóa dấu vết trong quá khứ, bôi nhọ thanh danh của các nạn nhân. Nếu tìm ra được một ai đó tin điều này thì sự lừa dối to lớn đó đã gặt hái được thành công.

Hiển nhiên là bản hiệp ước đã thống nhất các bộ trưởng của 4 nước đưa quân đội vào Ba Lan. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi những sự kiện diễn ra ở Ba Lan đã nằm ngoài tầm kiểm soát, cho dù đã thực hiện chế độ quân quản và được phép “bắt giữ bất cứ ai nếu cần thiết”. Trong quá khứ, những trường hợp như vậy đều cần “sự giúp đỡ quốc tế hữu nghị”. Chính L. I. Breznev cũng từng tuyên bố rằng về mặt nguyên tắc điều đó là chấp thuận được. Tôi không có những lời khẳng định từ các nguồn công khai, song vẫn có thể bày tỏ giả thuyết của mình.

Do đâu mà CIA có thể nhận được thông tin chính xác về việc các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Varsava sẽ đưa quân đội vào Ba Lan? Trong Bộ tổng tham mưu quân đội Ba Lan có viên đại tá Richard Kukhlinxki đã làm việc cho CIA: “Một trong những nhân viên tình báo Mỹ, sĩ quan Bộ tổng tham mưu quân đội Ba Lan Kukhlinxki nằm ngay trong vị trí cao nhất của Liên minh Xô Viết. Anh ta rất giỏi thu thập thông tin về những kế hoạch hành động của Xô Viết tại Ba Lan. Những nguồn tin khác khẳng định rằng anh ta đã hoàn thành công việc phân tích cho CIA. Tuy nhiên người ta đã thay thế “con chuột chũi” giá trị bằng một con khác, một điệp viên mới của CIA có cấp quân hàm cao hơn.

Cựu nhân viên tình báo CIA Peter Swester thông báo rằng CIA đã tuyển mộ được một vị thứ trưởng quốc phòng Ba Lan1. Điều này có vẻ không phù hợp với thực tế. Song nhà báo Anh Nigell West, trong một cuốn sách của mình đã dẫn ra tên vị thứ trưởng quốc phòng của Ba Lan là Thiếu tướng Tadeusa Tuchanxki, kẻ thừa kế sáng giá của Kukhlinxki. Viên tướng này còn sống, và cho dù hiện nay Mỹ đã trở thành đồng minh với Ba Lan, ông ta vẫn phủ nhận vai trò của mình đối với CIA. Tuy nhiên, một đoạn trích dẫn từ bức thư của Văn phòng Varsava gửi trung tâm được nêu ra, trong đó ông ta từng viết rằng “đã nắm được một điệp viên tài năng đang giữ chức thứ trưởng quốc phòng có thể tiếp cận với “các cuộc thẩo luận trong chính phủ về đề tài an ninh nội bộ (Tin tức Tình báo và Phản gián, số 11 - 12/2001).

Lời khẳng định về việc ở Ba Lan có một nhóm khá đông những nhân vật được tiếp xúc với kế hoạch can thiệp là bằng chứng từ nguồn mới nhất: “Bộ tổng tham mưu quân đội Ba Lan đã tiến hành phân tích độc lập những kế hoạch được soạn thảo tại Liên Xô và nhận định rằng những kế hoạch đó dựa trên “sự hiểu biết không đầy đủ về tình hình phát sinh ở Ba Lan, sự coi thường tình cảm chân chính của xã hội (Ba Lan) và sự đánh giá sai lệch về sức mạnh của Phong trào “Đoàn kết”(Những vụ khủng hoảng trong quan hệ của Liên Xô với các nước Đông Âu, 1948-1981: Sử dụng những tài liệu mới. Chiến tranh lạnh. Những quan điểm mới, những tài liệu mới. Kramer M, Nxb. Matxcơva, 1995). Hơn nữa, họ có thể sử dụng cả những phương tiện kỹ thuật bởi có một nhóm 4 người của “Special Colllection Element” cùng các thiết bị nghe trộm đã có mặt trong đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan.

Vậy là, để tiếp tục cuộc cách mạng “Bàn tay nhung” của Ba Lan cần loại bỏ 4 vị bộ trưởng quốc phòng của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, Chí ít là họ đã quyết định như vậy và đã thành công. Chiến dịch “Hành động giảo hình” (tiếng lóng của CIA) được triển khai...
____________________________________
1. Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc gia Trường đại học Tổng hợp John Hopkins.
chuongxedap:

“... Trong một mức độ nhất định, chính cái chết của Uxtinov là không rõ ràng và để lại nhiều nghi vấn liên quan tới những nguyên nhân và tính chất của căn bệnh. Vào mùa thu năm 1984 có một cuộc tập trận chung giữa quân đội hai nước Liên Xô và Tiệp Khắc được tiến hành trên lãnh thổ Tiệp Khắc. Tham dự có Uxtinov và Tướng Dzur Bộ truởng Quốc phòng Tiệp Khắc. Sau khi trở về nước Uxtinov cảm thấy khó ở, sốt cao và xuất hiện những thay đổi trong phổi. (...) điều trùng hợp đáng ngạc nhiên - tướng Dzur cũng với căn bệnh tương tự vào khoảng thời gian đó.

Chiến dịch này đã gây nên hiệu quả phụ mà người ta mong đợi - trò tố cáo cầu lợi: Viên bác sĩ chữa bệnh cho L. I. Breznev, chỉ huy Tổng cục 4 trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “...Viện sĩ Chazov khi tới Stavropol đã chia sẻ nhiều điều với Gorbachov, trong đó thường xuyên thông tin về lối sống của những người trú ngụ ở Kremli. (...)

Là người nắm vững tình trạng sức khỏe của ban lãnh đạo Kremli, người viện sĩ này đã cho Gorbachov biết rằng cái chết sẽ lần lượt tiễn đưa các vị lãnh đạo từng người một khi quan hệ với Mỹ trở nên căng thẳng. Họ sẽ mắc bệnh và chết bất ngờ, không rõ nguyên nhân. Như Breznev có sức khỏe khá xuất sắc, bỗng nhiên mắc chứng suy kiệt. (...)

Chứng viêm tấy cũng phát triển nhanh đến không ngờ đối với Chernenko. Rồi Andropov cũng đột ngột lâm trọng bệnh. Cả hai nhà lãnh đạo quân sự của Nga và Tiệp Khắc sau cuộc tập trận chung đều cùng mắc một căn bệnh giống nhau dẫn tới tử vong. Nếu có thể tranh luận về những cái chết của các tổng bí thư là hoàn toàn tình cờ, thì việc Uxtinov và Dzur qua đời là bằng chứng hiển nhiên là hành động có chủ đích đã được thực hiện.

Để làm sáng tỏ, chúng tôi sẽ dẫn ra những sự kiện trùng hợp sau:

Ngày 7 tháng 12 năm 1984. Istvan Olakh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Hung Ga Ri. Trước đó là Đại tướng L. Txinege đã được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Hung Ga Ri.

Ngày 20 tháng 12 năm 1984. Do “một cơn đau tim nặng” ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Liên Xô D. F. Uxtinov đã từ trần.

Ngày 12 tháng 1 năm 1985. Milan Batxlavich được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Khắc.

Ngày 15 tháng 1 năm 1985. Do “một cơn đau tim nặng”, ủy viên BCHTW ĐCS Tiệp Khắc, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Dzur qua đời ở tuổi 66.

Ngày 20 - 24 tháng 3 năm 1985. Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Khắc Milan Batxlavich thăm Liên Xô.

Ngày 26 tháng 4 năm 1985. Varsava tổ chức đón tiếp các nhà hoạt động cao cấp của đảng và chính phủ các nước thành viên Hiệp ước Varsava. Hiệp ước về hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau được ký kết ngày 14 tháng 5 năm 1955 có hiệu lực trong 20 năm kể từ lần gia hạn cuối cùng được kéo dài thêm 10 năm nữa.

Ngày 20 - 23 tháng 5 năm 1985. Hội đồng Quân sự Các lực lượng vũ trang thống nhất của các quốc gia thành viên Hiệp ước Varsava họp tại Budapet (Thủ đô của Hung Ga Ri).

Ngày 25 - 31 tháng 5 năm 1985. Phương diện quân Trung tâm và Quân đội nhân dân Tiệp Khắc tiến hành tập trận chung trên lãnh thổ Tiệp Khắc với sự tham gia của 25 nghìn người.

Ngày 11 - 15 tháng 6 năm 1985. Bộ trưởng Quốc phòng Hung Ga Ri và I. Olakh thăm Liên Xô.

Ngày 22 - 23 tháng 10 năm 1985.  Hội nghị ủy ban Tư vấn - Chính trị của các quốc gia thành viên Hiệp ước Varsava nhóm họp.

Ngày 21 tháng 11 năm 1985. Tại Praha tổ chức gặp mặt các nhà lãnh đạo cao cấp các quốc gia thành viên Hiệp ước Varsava.

Ngày 28 tháng 11 năm 1985. Kỷ niệm Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa dân chủ Đức G. Hofman 75 tuổi , nhân dịp này ông được tặng Huân chương Karl Mars, huân chương cao quý nhất của Cộng hòa dân chủ Đức.

Ngày 2 tháng 12 năm 1985. Do “một cơn đau tim nặng”, ủy viên BCHTW Đảng Thống nhất xã hội chủ nghĩa Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Dân chủ Đức, Đại tướng Geintx Hofman.

Ngày 2 - 5 tháng 12 năm 1985. Tại Berlin tổ chức phiên họp thường kỳ ủy ban các Bộ trưởng Quốc phòng quốc gia thành viên Hiệp ước Varsava.

Ngày 3 tháng 12 năm 1985. Thượng tướng Geintx Kessler được thăng hàm đại tướng và  bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Cộng Hòa Dân chủ Đức.

Ngày 15 tháng 12 năm 1985. Do “một cơn đau tim nặng”, ủy viên BCHTW Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hung Ga Ri, Bộ trưởng Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Hung Ga Ri, Đại tướng I. Olakh đột ngột qua đời ở tuổi 59.

Tất nhiên, thông tin chưa đầy đủ, do hạn chế bởi tầm nhìn thiển cận của chúng tôi nên vẫn còn những biện pháp để phá hoại việc đưa quân đội vào Ba Lan mà chúng tôi chưa biết. Chúng tôi chỉ có thể trình bày một giả thuyết về việc cụ thể  ai đã có thể thực hiện chiến dịch này. Theo tôi, chiến dịch này có thể được đánh giá loại “xuất sắc”, nên chiến dịch “cải tổ” sau này so với nó chỉ là trò con trẻ. Chỉ một chút trong âm mưu này - đó là D. F. Uxtinov, rõ ràng là người ủng hộ sự thăng tiến của M. X. Gorbachov, và kẻ thù của chúng ta đã buộc phải để mất đi một tiếng nói có trọng lượng. Nhưng cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hello Việt Nam