Sàn giao dịch mua bán trực tuyến MB24

MUA BÁN TRỰC TUYẾN HAY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN ĐANG LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CẢ THẾ GIỚI.TUY NHIÊN Ở VIỆT NAM HÌNH THỨC TRÊN CÒN KHÁ MỚI MẺ. Xin trân trọng giới thiệu tới Quý Bạn Sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán trực tuyến MB24 . Hiện tại Tôi đang có 3 gian hàng mua bán trên sàn giao dịch này . Bạn có thể trực tiếp kinh doanh trên gian hàng của mình , hoặc bạn sẽ được mua hàng chất lượng tốt với giá rẻ của nhà sản xuất mà không phải trả chi phí cho bất cứ một khâu trung gian nào. TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO GIA ĐÌNH BẠN NHIỀU TRIỆU ĐỒNG.Bạn có thể liên hệ với Tôi để tham gia mua bán trực tuyến và tham gia Thương mại điện tử ngay nha : 0919.781.981

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Chương III


CHƯƠNG III
BỘ MÔN NGA TRONG CHÍNH TRỊ HỌC MỸ

Nếu tôi có tài tiên đoán, và tôi biết mọi bí mật,
và tôi có đủ tri thức cùng toàn bộ niềm tin thì
tôi có thể chuyển dịch những quả núi, còn tôi
không có tình yêu - tôi không là gì cả.
 
Thông điệp đầu tiên
của Thánh Apostol Pavel gửi Korinfiana.

Cả một hệ thống phức tạp và to lớn đã giết chết Liên Xô. Hệ thống thù địch này bao gồm cả giới lãnh đạo phương Tây, các cơ quan mật vụ của chúng, những tổ chức kiểu hội tam điểm của cả phương Đông và phương Tây, “đội quân thứ 5” ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu. Tất cả những thành phần đó đã theo lệnh từ Washington lật đổ chúng ta. Phân hệ “những trung ương thần kinh Mỹ” là một thành tố quan trọng của hệ thống đó. Chúng có nhiệm vụ soạn thảo ra các phương thức và thông tin nhằm bóp ghẹt nước Nga, “loại bỏ chủ nghĩa cộng sản”. Vai trò của phân hệ này lớn đến mức không sao đánh giá hết được. Đồng thời hoạt động của nó cũng bí mật tới mức, về thực chất và do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay vẫn chưa thể phát giác ra được mối liên hệ giữa hoạt động của các tổ chức ở bên kia đại dương với công cuộc cải tổ “của chúng ta”.


“Những trung ương thần kinh” và các tổ chức Xô viết học Mỹ

Những tổ chức này đang được nói tới rất nhiều trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta hãy nêu ra đặc điểm đáng chú ý sau.

Chúng tôi lưu ý tới những tổ chức quốc gia cũng như phi quốc gia đã tham gia soạn thảo các kế hoạch phá hoại Liên Xô và hiện thực hóa chúng trong cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi không nhắc lại những gì đã từng được viết trong thời kỳ Xô Viết. Còn trong thời kỳ hậu Xô Viết thì nhiều người đã lãng quên, song vô ích...

Tổ chức Xô Viết học, hay theo cách gọi khác là Nga học, đầu tiên là “Hội Nghiên cứu Nga” được thành lập từ năm 1913 tại Đức trực thuộc Cơ quan thuộc địa Bộ Ngoại giao. Tổ chức tiếp theo - “Trường phái những nghiên cứu Xlavơ” được thành lập tại Trường đại học tổng hợp Lodon vào năm 1915 và tồn tại cho tới ngày nay. “Phòng thí nghiệm” đầu tiên nghiên cứu về Nga tại Mỹ là “trường phái Rizk” thông qua nhóm các nhà ngoại giao của phòng Lãnh sự tại Latvia trong những năm 1920. Nó được thành lập chủ yếu là nhờ R. Kelli - người đứng đầu Viện Đông Âu của Thượng viện Mỹ. Chính những nhà ngoại giao này tạo nên nòng cốt cho đại sứ quán đầu tiên tại Matxcơva. Vào cuối những năm 1940 những người này có một ảnh hưởng đáng kể trong Thượng viện. Đặc biệt nổi bật là J. Kennan và Ch. Bollen. Người đầu tiên trong họ từng là đại sứ tại Liên Xô, đã có một cái gọi là bức điện báo “dài” nổi tiếng (gần 8.000 từ), trong đó buộc tội Liên Xô bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới (Phụ lục số 1). Trên cơ sở tài liệu này ông ta đã viết bài đăng trên báo “Forin Affis” với bút danh “Mister X”. Trò dấu tên của ông ta đã bị phanh phui, và phía Liên Xô, thấy mình bị xúc phạm, đã từ chối ủy nhiệm (ngoại giao) của J. Kennan. Lúc đó, phía Mỹ không chỉ bị thiếu hụt trầm trọng các chuyên gia phân tính về Liên Xô, thiếu những người có khả năng khái quát tình hình ở Liên Xô và sự tiếp cận của Mỹ với Liên Xô, mà thiếu cả những người giỏi tiếng Nga và có khả năng dịch các tư liệu từ các báo chí của Xô Viết về Mỹ.

Về sau, số lượng các trung tâm này đã phát triển lên tới vài trăm. Tất cả các trung tâm phân tích đã được dẫn ra trong Phụ lục số 2. Qua những năm “cải tổ” các trung tâm này đã bổ sung đội ngũ của chúng khi Ba Lan rơi vào vòng ảnh hưởng của Mỹ: “Tại Gdanxk (Ba Lan) đã thành lập một trung tâm nghiên cứu có tới 200 người Mỹ trong số 400 nhân viên. Tại trung tâm này, sử dụng kinh nghiệm của Ba Lan, họ đã soạn ra một mô hình “hòa bình” phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa. (...) Tại Ba Lan họ từng tiến hành thử nghiệm tất cả các phương pháp mà sau này đã làm lung lay Liên Xô: các cuộc bãi công của thợ mỏ, mạng lưới nợ nần phương Tây, liệu pháp sốc, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả những phương pháp đó đã được thử nghiệm tại Ba Lan. Ngay kẻ hiện nay rất nổi tiếng với chúng ta là Jeffri Saks cũng đã từng tu nghiệp ở trung tâm Gdanxk”. Sau này hắn luôn kề cận bên thủ tướng Ba Lan Balltxerovich. Tiếp sau đó hắn lại chuyển sang Liên Xô làm sư phụ của Gaidar”.

Tuy nhiên còn một trung tâm rất đặt biệt, rất đáng chú ý – RAND Coporation (Reseach And Development - Nghiệp đoàn Nghiên cứu và Phát triển).
RAND Coporation

Địa chỉ: RAND Coporation 1700, Main Street, Santa Monica, CA 90406, USA.

Về thực chất, nghiệp đoàn này là thủy tổ (kẻ sáng lập) của những trung tâm nghiên cứu khoa học khác. Nó nổi bật về năng lực trí tuệ của các nhân viên và mức độ ảnh hưởng trong việc soạn thảo phương pháp luận những giải pháp được sử dụng. Ngoài ra, RAND Coporation còn là một tổ chức nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn nhất trong nhóm tinh hoa của những tổ chức nghiên cứu khoa học được coi là những “trung ương thần kinh” của Mỹ. Vào thời gian sau chiến tranh, các tổ chức xứng đáng với tên gọi này đã từng tồn tại trong quá khứ, tuy nhiên chỉ từ khi có mặt RAND Coporation, sự phát triển theo hướng nghiên cứu này mới mang tính chất hiện thực. RAND trở thành hình mẫu cơ bản cho hàng chục tổ chức chuyên nghiên cứu chính trị hiện đại và xây dựng những công nghệ chính trị mới.

Lịch sử thành lập RAND Coporation như sau. Ngay trong những năm chiến tranh thế giới II, trong Lực lượng Không quân Mỹ có một nhóm những nhà khoa học chuyên nghiên cứu các chiến dịch quân sự. Sau chiến tranh, người ta quyết định duy trì nhằm tiếp tục các công việc thuộc lĩnh vực đã triển khai nghiên cứu và nghiên cứu những công nghệ quân sự cho những năm tiếp theo. Chính vì mục tiêu này mà Đại tướng Henry Arnold (1886 - 1950, nhà nghiên cứu lý luận quân sự. Năm 1940 - 1941 là Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ về không quân; năm 1942 - 1946 là Tư lệnh Không quân Mỹ. Có những công trình nghiên cứu về tác chiến và chiến dịch đường không được ứng dụng trong Quân đội Mỹ. ND) đã đệ trình lên cấp trên kiến nghị về ký kết hợp tác giữa Lực lượng Không quân và Hãng sản xuất máy bay “Duglas”. Kiến nghị đó được ủng hộ và một tổ chức thử nghiệm mang tên “Dự án RAND” đã được thành lập với tư cách là một phân viện của Hãng “Duglas”. Giá trị hợp đồng là 10 triệu USD. Tổ chức bắt đầu hoạt động vào năm 1946 với mục tiêu chính thức là thực hiện “chương trình nghiên cứu khoa học về những khía cạnh trong chiến tranh liên lục địa, ngoại trừ các hoạt động quân sự trên bộ”. Trong nhiệm vụ của nó bao gồm cả việc cung cấp cho Lực lượng Không quân những khuyến nghị về “các phương tiện và phương pháp thích hợp”.

Vào năm 1948 mọi người đồng loạt đặt vấn đề tách RAND Coporation ra khỏi Hãng “Duglas”. Theo J. R. Goldstan, - một người trong số sáng lập viên của “Dự án RAND”, trong những năm cuối cùng là Phó chủ tịch của nghiệp đoàn - cho biết, đã nảy sinh một loạt “nguyên nhân để chia tay”. Nhiều hãng đang thực hiện các hợp đồng quân sự đã phản đối chống lại việc tổ chức thực hiện kế hoạch cho Lực lượng Không quân lại là phân viện của một hãng cạnh tranh. Về phía mình, Hãng “Duglas” cho rằng chính vì mối quan hệ của nó với RAND Coporation mà Lực lượng Không quân Mỹ đã khước từ mọi ưu tiên cho Hãng, gây cho Hãng tốn thất rất lớn vì mất hợp đồng. Thêm vào đó, đã xuất hiện một số xích mích giữa Hãng “Duglas” với chính những đối tác của nó thuộc biên chế của “Dự án RAND”. Mặc dù tổ chức “RAND”, vì lý do an ninh, đã thực sự được cách ly khỏi hãng mẹ, không phải thực hiện những nguyên tắc và quy định điều chỉnh của hãng (thậm chí có cả quy định về việc được uống cà phê vào khi nào, ở đâu). Những nguyên tắc này luôn là nguyên nhân thường xuyên gây nên phản ứng bực tức cho những người “có tư duy” trong “RAND”. Thật may, Lực lượng Không quân đã thỏa mãn với hợp đồng 2 năm của dự án này, họ sẵn sàng tạo điều kiện để những đứa con của dự án tự đứng vững trên đôi chân của chúng. Nguồn vốn lập nghiệp ban đầu đã có được 100 nghìn USD (một phần lớn trong số đó được lấy từ số tiền bù đắp thiệt hại của Quỹ “Ford”. Như vậy, vào năm 1948, với tư cách là một xí nghiệp độc lập phi thương mại - RAND Coporation đã được chuẩn y. Nó được thành lập “để hỗ trợ cho những mục tiêu trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và từ thiện vì lợi ích xã hội và an ninh của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Cùng cần nói thêm rằng phía Liên Xô không có một lời nào về sự kiện này. Song chúng ta sẽ còn phải nhớ mãi một điều là khái niệm an ninh của Mỹ bào hàm rất rộng...

Căn cứ vào mức độ phát triển của RAND Coporation thì việc thành lập thử nghiệm của nó đã rất thành công. Vấn đề không chỉ là đã giữ được một tập thể khoa học tài năng góp mặt từ những năm trong chiến tranh, ngoài ra giới quân sự đã có được một bộ máy sáng tạo với quy mô và những năng lực mà không thể có được bằng những con đường khác. RAND Coporation đã cung cấp những phát hiện lý thuyết trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau cho một tương lai lâu dài. Những lời khuyến nghị đó không thể có được từ những văn phòng của cơ quan chính phủ - nơi chỉ có những cộng tác viên chỉ thích hợp với việc giải quyết các nhu cầu thường nhật, những nhiệm vụ hạn hẹp. Rõ ràng là những tổ chức kiểu RAND Coporation là những trung tâm năng động có hiệu quả hơn so với bất kỳ trung tâm của các trường đại học tổng hợp nào khác - những nơi tập trụng được nhiều tập thể khoa học lớn nhưng luôn nảy sinh rất nhiều vấn đề để xác định ranh giới các nguyên tắc và vấn đề nghiên cứu giữa các khoa.
chuongxedap:

RAND Coporation có cơ cấu như sau:

Ban lãnh đạo gồm giám đốc, Hội đồng Lý luận với 10 giáo sư - chuyên gia thuộc các lĩnh vực rất khác nhau (Mỗi năm họp hai lần để bàn về đề tài nghiên cứu khoa học trong thời gian tới), Hội đồng Bảo trợ với có thành viên là những chủ tịch của các hãng và các ngân hàng lớn, các giáo sư danh tiếng của các trường đại học. Nhiệm kỳ làm thành viên của Hội đồng Bảo trợ là 10 năm. Ngoài ra còn có Hội đồng Tư vấn có chức năng chủ yếu về những vấn đề tổ chức - kế hoạch đào tạo, tuyển sinh và ngân sách của nghiệp đoàn.

Biên chế của RAND Coporation được chia ra:

- Vụ các vấn đề nội bộ. Chuyên tiến hành nghiên cứu các vấn đề nhân khẩu học của Mỹ, Liên Xô và các nước khác; những vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu năng lượng; sự suy giảm năng suất lao động; sự lão hóa nguồn vốn tư bản chủ yếu của các xí nghiệp; sự phát triển tội phạm; chủ nghĩa khủng bố; các xung đột sắc tộc và quốc tế. Ngân sách của nó trong năm tài chính 1983 của vụ này là 13,5 tỷ USD.

- Vụ các vấn đề an ninh quốc gia. Chuyên thực hiện các đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Công tác nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các dự án với số lượng dự án rất khác nhau. lĩnh vực thực hiện bao gồm: nguồn nhân lực đối với nhu cầu chiến tranh; công nghệ và công nghiệp quốc phòng; hệ thống “con người - máy móc”; phân tích mang tính chiến lược về các lực lượng quốc tế; vũ trụ; tình hình ở Đông Âu và Cận Đông; thông qua những quyết định có nguy cơ cao. Trong khuôn khổ các dự án liên quan tới Liên Xô, nơi đây thường nghiên cứu các vấn đề như: mối tương quan lực lượng giữa Liên Xô - Mỹ; chiến lược và đường lối quân sự Xô Viết; phản ứng của Liên Xô đối với chính sách của Rigan trong lĩnh vực quân bị. Trong năm 1981, Lầu Năm góc (Pentágonon) đã trao cho RAND Coporation nghiên cứu “chiến lược sử dụng các trung gian thân phương Tây để hành động tại các nước thuộc thế giới thứ ba”. Đây là nơi đã đề nghị xây dựng lực lượng phản ứng nhanh có sự tham gia của lực lượng cảnh sát Israel, Hàn Quốc, Đài Loan, Hondurad, và của nhiều nước khác.

- Vụ Không lực. Theo truyền thống, tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ thường là người có đơn đặt hàng lớn nhất của RAND Coporation. Phạm vi các đơn đặt hàng như thế rất rộng - từ các vấn đề chung về chiến lược và chính trị đến những nhiệm vụ cụ thể về áp dụng công nghệ vụ trụ và không quân, về tiến hành các chiến dịch quân sự và điều hành bộ đội, trong đó liên quan trực tiếp tới các chiến dịch tại Irắc và Nam Tư trên cơ sở nghiên cứu của nó về kinh nghiệm quân sự.

Ngoài ra còn có:
- Vụ Những vấn đề điều hành;

- Vụ Phân tích nguồn lực;

- Vụ Công trình;

- Vụ Nghiên cứu hệ thống;

- Vụ Kinh tế;

- Vụ Kỹ thuật ứng dụng;

- Vụ Thông tin;

- Vụ Khoa học xã hội

Viện Nghiên cứu sinh được thành lập vào năm 1969. Nếu như các trung tâm khác hoạt động bên ngoài các trường đại học được đào tạo nghiên cứu sinh để bảo vệ học vị tiến sĩ triết học, thì RAND Coporation cũng có quyền bảo vệ học vị này. Nó nhận vào làm nghiên cứu sinh gồm các nhân vật đã tốt nghiệp các trường đại học có danh tiếng. Tại đây nghiên cứu sinh không chỉ học tập mà còn tham gia thực hiện những công việc của nghiệp đoàn, tham dự các hội thảo và hội nghị khoa học. Đề tài làm luận văn tốt nghiệp là các chuyên ngành nghiên cứu của nghiệp đoàn. Việc học tập của nghiên cứu sinh hoàn toàn miễn phí. Sau khi bảo vệ thành công luận án, các tiến sĩ sẽ được tuyển vào làm việc tại các cơ quan của chính phủ, trong đó có một bộ phận được giữ lại làm việc tại RAND Coporation.

Ngoài ra, còn có những khóa 3 năm về chu kỳ kinh tế học, lý thuyết các trò chơi toán học, thống kê học. Kết hợp với Trường đại học tổng hợp California, nó còn thực hiện Chương trình đào tạo các chuyên gia về chính trị đối ngoại Xô Viết với học vị tiến sĩ triết học.
chuongxedap:

Thư viện của RAND Coporation có khoảng 70 000 đầu sách và 225 000 bản báo cáo khoa học.

Các cán bộ khoa học hàng đầu của nghiệp đoàn qua nhiều năm là những người như: Alecxandr Alecxeiev; V. Aspaturian - tư vấn; Ronn Batista - Bí thư báo chí, cựu phát ngôn viên từ Las-Vegas; A. Berson - Tư vấn; Edward Bruner; Robert Beker - trước đó từng là Giám đốc Vụ Chính trị của Đài phát thanh “Châu Âu Tự do”; Charlz Wolf; Thomas Wulf; de Wird; R. L. Garthof - chuyên viên khoa học về các vấn đề Liên Xô, tác giả cuốn sách “Chiến lược quân sự Xô Viết”...; Thomas Gordon; A. Jordg - chuyên viên vụ các khoa học xã hội. Ông ta đã từng nghiên cứu vấn đề “Chiến lược kìm hãm”, sau đó chuyển sang làm việc tại Trường đại học Stanford, là đồng tác giả với D. Holld và W. Samons viết cuốn “Những giới hạn ngoại giao bắt buộc. Lào-Cuba-Việt Nam”, cũng là đồng tác giả với R. Smoyk cuốn “Sự kiềm chế trong đường lối đối ngoại Mỹ: lý luận và thực tiễn”; Jams Digby - người lãnh đạo những chương trình nghiên cứu quốc tế; N. Dolky, German Kann, Thomas Robinson, Win Wiilkoks - là những người nghiên cứu phương pháp luận tích hợp dự báo các quan hệ quốc tế; Fred Ch. Ikle - Vụ trưỏng những nghiên cứu xã hội, rất nổi tiếng với nghiên cứu mang tính dự báo của mình, từ năm 1973 ông ta làm Chủ tịch ủy ban Kiểm soát vũ khí và trang bị; B. Lambet - tác giả cuốn “Người chiến binh muốn điều hành nước Nga: chuyên môn của Alekxandr Lebed; Conxtantin Melnik - xuất thân là người Nga, sau làm sếp phản gián Pháp; R. Mollander - tác giả các kịnh bản về chiến tranh thông tin-tâm lý; Jonathan Pollak; Gans Spier; John Thomson; Senders Winboos; Albert Wolstetter; Fransis Fukuiama - Trưởng nhóm nghiên cứu, tác giả của học thuyết về “Kết thúc lịch sử”; Olaf Helmer - nhà toán học đầu đàn của những năm 1946 - 1968, tác giả cuốn “Công nghệ xã hội” (năm 1966); Poll Hants; Thomas Selling, Jams Slesinger - Vụ trưởng, sau đó rời khỏi hãng làm Giám đốc CIA, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Năng lượng; Charls Hitts - Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu khoa học RAND Coporation, những năm 1961 - 1965 là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, từ năm 1965 là Phó tổng thống, từ năm 1968 là Chủ tịch Trường đại học tổng hợp California, và nhiều người khác.

RAND Coporation chiếm giữ một vị trí rõ rệt trong hệ thống xã hội phương Tây đến mức một loạt các thành viên của nó được mời làm đại diện của chính phủ ngầm của thế giới. Theo những số liệu sau đây, hiện nay thành viên của chính phủ này là: Tổng thống Jams K. Thomson - ủy viên Hội đồng Quan hệ quốc tế; Phó tổng thống George Thenhem - ủy viên Hội đồng Quan hệ quốc tế; Phó tổng thống Michael Rish - ủy viên Hội đồng Quan hệ quốc tế; lãnh đạo nhóm nghiên cứu Liên Xô và các nước Đông Âu của RAND Coporation, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu hành vi của Liên Xô ở nước ngoài của RAND Coporation và của Trường đại học California Arnold Horelik - ủy viên Hội đồng Quan hệ quốc tế; ủy viên Hội đồng RAND Coporation Gustave Subert - - ủy viên Hội đồng Quan hệ quốc tế.

Nhiều nhân vật của RAND Coporation chuyển sang làm phân tích kế hoạch của các cơ quan chính sách đối ngoại, đã lãnh đạo các lĩnh vực quan trọng nhất của công việc này. Các thành viên của RAND Coporation liên tục được bổ nhiệm vào những cương vị lãnh đạo của Bộ Quốc phòng, vào cuối thập kỷ 1960 - đầu thập kỷ 1970 họ đã giữ những vị trí quan trọng của Cục Điều hành Hành chính - Ngân sách trực thuộc Tổng thống Mỹ, trong bộ máy của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC).

RAND Coporation đã đào tạo ra nhiều chuyên gia nòng cốt cho các trung tâm mới. German Kann (1922 - 1983, nhà tương lai học, từ 1961 làm giám đốc Viện Nghiên cứu Hudson. ND) và M. Singer vào năm 1961 đã sáng lập ra Viện Nghiên cứu Hudson; một nhóm thành viên của RAND Coporation vào năm 1957 đã thành lập ra Trung tâm nghiên cứu “TEMPO” của hãng “General Electric”; O. Hellmer vào năm 1968 đã thành lập ra Viện Nghiên cứu tương lai; T. Gordon vào năm 1970 mở Trung tâm Nghiên cứu “Nhóm tương lai”, v.v... Có hàng chục chuyên gia về dự báo đã vào các trung tâm khác được mở ra ở Mỹ nhờ vào các phương pháp, lý luận và kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được ở RAND Coporation.

Những sản phẩm do RAND Coporation tạo ra trong quá trình nghiên cứu của mình là hàng nghìn bản báo cáo, những tư vấn, khuyến nghị, chỉ dẫn...

Sau khi thành lập biên chế của riêng Dự án, chứ không phải của cả RAND Coporation, đã lập tức nhận được nhiệm vụ xem xét những khả năng mới và chưa được nghiên cứu có thể phục vụ cho quân đội. Nhiệm vụ đầu tiên lớn nhất của nó là một nghiên cứu có tựa đề “Dự án sơ bộ của tàu vũ trụ thử nghiệm quay trở về trái đất”. Cho dù vệ tinh nhân tạo vào thời gian đó được coi là thành tựu vĩ đại của điều hoang tưởng khoa học, trong tài liệu do 50 nhà khoa học chuẩn bị vào năm 1946 đã cung cấp một đánh giá chi tiết viễn cảnh sử dụng các vệ tinh khoa học và nghiên cứu vũ trụ. Kết quả nghiên cứu dù chỉ có tính chất phán đoán, song nó đã góp phần to lớn vào việc củng cố uy tín của hãng. Những nghiên cứu ban đầu khác của RAND Coporation đã bao trùm rất nhiều lĩnh vực mới, như: cách sử dụng động cơ tên lửa cho vũ khí chiến lược; tổ máy động lực hạt nhân; lý thuyết các trò chơi trong ứng dụng đối với quân sự; đầu đạn tên lửa hạt nhân cassette; tính chất mỏi của các kim loại; bức xạ năng lượng cao... Một trong số những phân tích đầu tiên là đưa ra phương pháp nghiên cứu chiến dịch nhằm tăng cường bán kính hoạt động của không quân. Kết quả của phân tích này là ứng dụng quy trình tiếp liệu trong khi bay đối với các máy bay quân sự. Theo khuyến nghị của RAND Coporation người ta đã áp dụng sơ đồ định vị địa hình các căn cứ Không quân Mỹ và các bệ phóng tên lửa hạt nhân chiến lược bao quanh khối của Tổ chức Hiệp ước Varsava. Một nghiên cứu khác của RAND Coporation đã cho phép sản xuất kim loại titan với số lượng đáng kể, nhờ đó mà thứ kim loại này được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo máy bay và các tàu vũ trụ, tạo nên cả một ngành luyện kim mới. Ngay trong năm đầu tồn tại của mình, RAND Coporation đã phải bổ sung vào biên chế của mình những chuyên gia về các vấn đề chính trị, các nhà kinh tế học và tâm lý học nhằm tìm kiếm về lý thuyết mà không bị giới hạn bởi các ngành khoa học chính xác.

Một công việc khác ở thủa ban đầu của RAND Coporation có tiêu đề “Học thuyết quân sự Xô Viết” đã trở thành sách chuyên khảo được đăng tải ở phương Tây; còn trong một luận án khác do Margarett Mid viết là một công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc Liên Xô.

Những sản phẩm mới của hãng này có lúc đã gây sốc bởi chi phí cho chúng lên tới 60 triệu USD mỗi năm. Số sản phẩm mỗi năm tạo thành một chồng cao. Một nhà báo đầu tiên viết về hãng, P. Dikson, sau khi được German Kann cho thăm quan “những trung ương thần kinh” khác của Mỹ, đã đặt tựa đề cho cuốn sách của mình là “Những nhà máy tư duy” - giá của mỗi trang nghiên cứu lên tới 3 triệu USD.
chuongxedap:

Trong phạm vi nghiên cứu của RAND Coporation có đề cập tới cả những vấn đề về môi trường xung quanh, đồng thời đề xuất ra một loạt các dịch vụ trong lĩnh vực nghiên cứu chất thải, như: quy hoạch chất lượng không khí trong những vùng dân cư; những thiết bị làm sạch nước; bức xạ của các phản ứng hóa học; dự báo mức độ nhiễm bẩn; mô hình hóa khí tượng; đánh giá kinh tế các vấn đề về nhiễm bẩn và các phương pháp giải quyết nhiễm bẩn; tư vấn về vấn đề nhiễm bẩn; quy hoạch các thành phố; đấu tranh với nhiễm bẩn; những thành phố kiểu mới; quy hoạch vùng; bảo vệ thiên nhiên; sửa chữa quỹ nhà ở và quy hoạch di dân.

Ngoài ra, trung tâm chú ý của nó còn là các kế hoạch dự phòng chiến tranh hạt nhân; những con đường phát triển và xuất hiện các quốc gia; những ý tưởng mới trong việc ngăn chặn tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm; kế hoạch cải cách các trường phổ thông Mỹ; cơ số mới của vũ khí chiến lược và các biện pháp ngăn chặn tấn công hạt nhân.

RAND Coporation còn quan tâm nghiên cứu nhiều vấn đề thường nhật rất khác nhau, như: đầu lọc thuốc lá “Like”; thị phần của công việc quy hoạch tại triển lãm toàn thế giới “Expo-67”; danh mục dự kiến vị trí tương đối cho công viên DysneyLand; các chất có mùi hương và gia vị; các thực phẩm được sấy khô bằng phương pháp thăng hoa; các chữ số và chữ cái được “đọc” bằng máy điện toán... Tất tật những đề tài như vậy đều được RAND Coporation tiến hành nghiên cứu.

Một thời gian dài RAND Coporation đã ký kết được hàng loạt hợp đồng với bang California. Cũng thời gian đó, thành phố New-York đã hợp tác với RAND Coporation để thành lập nên “những nhà máy tư duy” với tên gọi là “ Viện RAND của New-York”. Viện này đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 1969. Sau đó hàng loạt các bang và các thành phố khác đã xem xét về việc tổ chức những cơ quan kiểu này để nghiên cứu các vấn đề riêng của mình.

Vào thời của mình nhóm tư vấn về các vấn đề chính trị khoa học trực thuộc nghị viện Mỹ cùng với hàng loạt khuyến nghị khác đối với Thư viện Quốc hội trong bản báo cáo của mình “thông tin kỹ thuật đối với Quốc hội” đã đề nghị xây dựng một tổ chức tư vấn khoa học có chức năng cảnh báo sớm cho Quốc hội về những hậu quả tiêu cực tiềm năng từ việc ứng dụng công nghệ mới và làm rõ những lĩnh vực có triển vọng hơn cần tập trung sự quan tâm của Quốc hội. Đấy là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mới nhất trong số rất nhiều khuyến nghị và đề nghị chính thức nhằm xây dựng “nhà máy tư duy” về những vấn đề chính trị khoa học phục vụ Quốc hội.

Trong suốt phần lớn của giai đoạn ban đầu hoạt động nghiên cứu nền kinh tế Liên Xô, RAND Coporation đã gặp nhiều khó khăn to lớn. Rất ít thông tin về nền kinh tế từ phía Liên Xô. Hãng đã buộc phải lập ra biên chế các nhà phân tích kinh tế để bắt tay vào xây dựng các tư liệu thống kê và đánh giá có độ tin cậy. Họ đã lập ra một tổ chức nghiên cứu các chỉ số về kinh tế của Liên Xô, như giá cả, các tiêu chí giá trị đời sống và tiền lương, sức mua của đồng rúp. RAND Coporation đã tiến hành nghiên cứu kỹ về Liên Xô. Kết quả của những nghiên cứu đó được đăng tải trên tạp chí của RAND “Soviet Cybernetics Review”, hai tháng một số, trong đó gồm thông tin và phân tích thông tin về những thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực điện tử và kỹ thuật toán; các bài viết của tác giả Mỹ về lĩnh vực này và tin tức về các hội nghị khoa học ở Liên Xô. Trong tạp chí này chúng ta có thể tìm thấy những ví dụ rất cụ thể về cả cách thức tiến hành thu thập tin tình báo khoa học. Điển hình như việc trong tạp chí có thông tin về máy tính điện tử của Liên Xô với những số liệu được lấy từ một cuốn sách xuất bản vào năm 1968 rất ít người biết đến, về việc máy tính điện tử sử dụng trong vận tải biển được thu thập từ báo chí công khai của Liên Xô.

Cũng bằng cách thức tương tự, RAND Coporation là một trong những trung tâm quan trọng nhất nhằm thu thập và phân tích thông tin về Trung Quốc. Công việc này được bắt đầu từ năm 1955 và tiến hành bằng một cách thức phân tích rất tinh tế các tài liệu, báo cáo, tin thường kỳ như đối với Liên Xô. Một ví dụ điển hình liên quan tới Trung Quốc là việc nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, những tiềm năng công nghiệp của Trung Quốc. Trong bản báo cáo được công bố vào năm 1969 đã thể hiện kết quả phân tích sâu sắc về nền kinh tế Trung Quốc. Điểm gây ấn tượng chủ yếu là rất nhiều lời khẳng định mới đây của phía Trung Quốc về thành tựu kinh tế của mình đã chứa đựng những tin tức bị thổi phồng; còn theo RAND, nhịp đó tăng trưởng kinh tế trên thực tế chỉ có gần 3% chứ không thể là 9%.

Hoàn toàn không phải tất cả các nghiên cứu của RAND Coporation chỉ mang tính chất văn phòng. Cần phải nói rằng, Mỹ đã rất sợ hoạt động của các đội du kích Liên Xô trong những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nên ở RAND Coporation đã triển khai nghiên cứu các biện pháp phòng chống những hoạt động kiểu đó. Tại Việt Nam, RAND Coporation đã tiến hành gần 2 400 cuộc thẩm vấn các tù binh. Như trong một bản báo cáo của “RAND” cho thấy, những cuộc thẩm vấn như thế “đã cung cấp cho những người hoạch định chính sách của Mỹ rất nhiều thông tin quan trọng và chi tiết, về nguyên nhân và quan điểm của việt cộng”. Các tư liệu có được từ nỗ lực tìm hiểu việt cộng gồm: đạo đức, quan điểm, chiến thuật và động cơ... được xếp vào dạng tài liệu mật. Mối quan tâm của RAND Coporation đối với khu vực Đông Nam á cũng rất rộng lớn. Kể từ thời điểm Mỹ bắt đầu tham gia vào những hoạt động quân sự tại khu vực này, các chuyên gia của RAND Coporation cũng bắt đầu nghiên cứu dân cư, các phương pháp tiến hành chiến tranh và những loại vũ khí được đưa vào sử dụng... Nội dung nghiên cứu của họ bao trùm nhiều vấn đề: từ phân tích thuật toán hiệu quả của các trận ném bom đến nghiên cứu dân cư vùng rừng núi ở khu vực biên giới Việt Nam. Kết quả hoạt động tập thể này đã tạo ra một số lượng lớn các tư liệu làm cơ sở bao biện cho cuộc chiến ở các giai đoạn khác nhau. Trên thực tế, RAND Coporation đã hoạt động tích cực tới mức được mọi người coi là kẻ tham gia chiến tranh chứ không chỉ là những nhà nghiên cứu kinh viện.

Trên thực tế, hầu hết mọi phương pháp và hệ phương pháp đã được RAND Coporation trực tiếp soạn thảo hoặc được rất nhiều thành viên của nó sử dụng làm phương pháp luận nghiên cứu.

Bắt đầu từ năm 1963, RAND Coporation thường xuyên đăng tải thành những bài viết chuyên khảo, tuyển văn trong “Selected RAND Abstracts” dành cho các quan chức chính phủ, các nhà lãnh đạo của hãng và các trường đại học. Hàng năm, số lượng sách như thế được xuất bản là 30 - 40, có đề tài rộng khắp, như: những nghiên cứu của Liên Xô trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân; các vấn đề về hạn chế vũ khí chiến lược, tình hình ở Ba Lan; chủ nghĩa khủng bố quốc tế; nền chính trị Trung Quốc; khả năng cất cánh thẳng đứng của máy bay; các mục tiêu chiến lược của Liên Xô...

Các ấn phẩm xuất bản kết quả nghiên cứu của RAND Coporation còn có: Research Reports (báo cáo nghiên cứu) 1966 - 1970; RAND Coporation. Annual Reports (báo cáo thường niên của RAND) - Santa Monica (Califofnia) 1977, 1978, 1979, và nhiều năm tiếp theo.
chuongxedap:

Trong giai đoạn trước cải tổ, họ đã cho đăng nhiều công trình nghiên cứu Xô Viết học như:

- Nước Nga ở ngã ba đường: Đại hội XXVI ĐCS Liên Xô. Chủ biên X. Bialer và T. Gustafson. 1981, 223 trang.

- Perrot B. Sự phát triển thông tin trong khoa học và kỹ thuật Xô Viết. Việc nghiên cứu các kênh phát triển văn bản. 1981, 265 trang.

- Johnson A. Ấn tượng về chuyến đến Nam Tư “sau Titov”. 1981, 325 trang.

- Bennigsen A. Liên Xô và cuộc chiến tranh du kích hồi giáo trong những năm 1920 -1981. 1981, 220 trang.

- Johnson A. Khủng hoảng ở Ba Lan. 1982, 186 trang.

- Leytes N. Phương thức tiến hành chiến tranh Xô Viết. 1982, 346 trang.

- Gosmer S. Đường lối Xô Viết và thực tế đối với các vụ xung đột ở “thế giới thứ ba”. 1983, 318 trang.

- Kurran S., Ponomorioff D. Yếu tố sắc tộc trong Lực lượng vũ trang Nga và Xô Viết. 1983, 204 trang.

- Winboos S. Những người lính Xô Viết đi từ Trung á tới Afghanistan. 1983, 204 trang.

- Bruner E. Những khuynh hướng hiện đại của nhân khẩu học và thành phần sắc tộc của những người được gọi nhập ngũ trong những năm 1980 - 1985. 1984, 338 trang.

- Winboos S, Alekxiev A. Yếu tố sắc tộc trong Lực lượng vũ trang Nga và Xô Viết. 1984, 186 trang.

Những công trình nghiên cứu không thuộc loại mật được phát hành rộng rãi tại 100 thư viện ở Mỹ và 50 thư viện nước ngoài.

RAND Coporation thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị với sự tham gia của nhiều quan chức chính phủ, các giáo sư, nhà báo,... để thảo luận những vấn đề cấp thiết.

Nó còn có hai phân viện; thứ nhất là Centrer for Study Soviet international behaviour , RAND - University of California, Los Angeles (Trung tâm nghiên cứu hành vi của Liên Xô ở nước ngoài của RAND Coporation và Trường đại học tổng hợp California, Los Angeles).

Trước hết, chúng tôi dẫn ra một số thông tin về trung tâm này cho phép giải thích tư duy của chính những thành viên RAND. Và chỉ có thể giải thích từ quan điểm hiểu biết hệ thống. Vấn đề là một hệ thống xã hội phức tạp như một quốc gia hiện đại như thế này thì không thể chỉ dừng lại trong khuôn khổ quốc gia của nó, mà còn được phản ánh vào trong bản đồ chính trị thế giới. Và Liên Xô không phải là ngoại lệ. Tại nhiều nước - tại Đông Nam á và trong “thế giới thứ ba” - “sự hiện diện Xô Viết” đã có một vị thế to lớn tới mức người ta không thể hình dung ra sự phát triển của các nước đó nếu thiếu Liên Xô của chúng ta. Và ngược lại, không thể hình dung về Liên Xô mà lại bỏ qua các quốc gia này. “Sự hiện diện Xô Viết” tựa như là bộ rễ của cái cây có tên gọi là “Liên Xô“. Nếu chặt bỏ được những cái rễ này, thì không cần đốn cái cây. Tất nhiên, tự thân những biện pháp này không bảo đảm cho thành công, song chúng có ý nghĩa to lớn là sẽ tác động tới toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tôi cho rằng chính hình ảnh này đã được trung tâm này xây dựng nên vào năm 1983, mặc dù, theo quan điểm chính thức của  Donald Ris - Chủ tịch của RAND Coporation, - tiết lộ, đã có từ trước đó. Theo ông ta, do không đủ chuyên gia về đường lối đối ngoại và đường lối quân sự Xô Viết nên trung tâm buộc phải đào tạo họ. Ngoài ra, tâm điểm chú ý của các chuyên gia trong trung tâm là các mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố bên trong và bên ngoài của chiến lược Xô Viết.

Giám đốc trung tâm là Arnold Horelic, trước đó từng làm lãnh đạo Nhóm nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu của RAND Coporation. Đồng Giám đốc là Andge Kobonxki.

Hướng nghiên cứu chính của trung tâm là đào tạo các chuyên gia cao cấp cho bộ máy chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng; đào tạo tiến sĩ nghiên cứu về vai trò của Liên Xô trong nền chính trị thế giới; quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu; nền chính trị - kinh tế đối ngoại Xô Viết; quan hệ Mỹ - Liên Xô; những nhân tố bên trong của nền chính trị đối ngoại Xô Viết; đường lối Xô Viết trong lĩnh vực quốc phòng. Ngoài ra, họ còn nghiên cứu về mối quan hệ giữa đường lối đối nội và đối ngoại Xô Viết. Ngoài ra, trung tâm còn đặc biệt quan tâm tới hoạt động của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ Ngoại thương, ủy ban quốc gia về quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên Xô.

Phân viện thứ hai - thủ phủ: RAND Coporation, Washington office.

Trong phân viện có khoảng 40 chuyên gia khoa học và 40 chuyên gia khoa học - kỹ thuật, được chia thành 4 ban: những vấn đề đối nội; chế tạo tầu thuyền dân sự; an ninh quốc gia (theo kế hoạch của nghị viện); an ninh quốc gia (theo kế hoạch của RAND Coporation)

Những vấn đề được nghiên cứu ở đây là: bảo đảm hậu cần cho hoạt động của Lực lượng Không quân Mỹ; khoa học ứng dụng và công nghệ; phòng thủ chiến lược và lực lượng vũ trang; nguồn nhân lực; hệ thống thông tin và v.v... Hàng năm phân viện gửi đi hàng trăm báo cáo các loại, văn bản ghi nhớ tới các cơ quan quân sự, các hãng hoặc tới 300 thư viện.

Ngoài ra, phân viện này còn có một bộ phận khác tại thành phố Dowton (bang Ohio), gần Căn cứ Không quân Right-Patterson.

***

Trong những năm cải tổ mọi người không thể quên RAND Coporation khi mọi sự được bắt đầu từ việc Giám đốc CIA Wiliams Casy “buộc phải thỏa thuận với cựu chủ tịch của RAND Coporation là Henrry Rouen lãnh đạo Hội đồng quốc gia về vấn đề tình báo để tuyển Gerb Maier Tổng biên tập tạp chí “Fortun” làm trợ lý chuyên môn. Còn ông ta, bằng mối quan hệ với Nhà Trắng, thì tuyển nhà kinh tế học Davis Wight, người đã lập ra hệ thống kiểm soát mức ngoại hối cố định vào Liên Xô và qua xuất khẩu. Đó là những chuyên gia phân tích về kinh tế Liên Xô. Tay nghề chuyên môn của những người được Casy tập hợp quanh mình đã nói lên mối quan tâm của ông ta”.
Các nhà Xô viết học

Các nhà Xô Viết học hàng đầu của Mỹ được chúng tôi dẫn ra trong Phụ lục số 3. Chúng tôi điểm danh những nhà phân tích, Xô Viết học và những người lãnh đạo họ cùng những người khác chỉ để có thể trả lời chính xác cho câu hỏi: “Ai trong số họ là người chiến thắng chủ yếu trong “thế giới thứ ba”.

Nếu từ phía lãnh đạo Xô Viết, thắng lợi trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại được dựa trên mối liên hệ Xtalin (động viên mọi nguồn lực toàn quốc gia, mối quan hệ đối nội và đối ngoại, đào tạo cán bộ, lãnh đạo khối chính trị, hiệp đồng các hoạt động lớn trên mặt trận) – Zukov (các trận đánh và chiến dịch chiến lược thành công nhất), thì về phía Mỹ, kẻ “chủ chốt” trong “chiến tranh lạnh” không được xác định rõ.

Trong suốt những thập kỷ 1950 - 1980 các nhà Xô Viết học của kế hoạch tuyên truyền đã làm việc trong suốt thời gian đó, còn các nhà Xô Viết học nghiên cứu làm việc vì tương lai. Nói về nhóm thứ hai, ta có thể thấy rằng một nhà nghiên cứu bình thường chỉ có thể tiến hành những hành động riêng lẻ nhằm phá hoại Liên Xô. Ví dụ, một nhà kinh tế học chỉ có thể đưa ra những khuyến nghị trong khuôn khổ một chiến dịch chống Liên Xô, chứ không phải cho toàn cục. Thất bại tổng thể chỉ có thể từ những công nghệ mang tính hệ thống.

Trong cách nhận định này, thành công trong việc phá hoại Liên Xô không chỉ thuộc về kẻ gián điệp có ảnh hưởng và sự bảo đảm về tri thức của nó, mà có một phần lớn đáng kể thuộc về sự phân tích của các bộ tham mưu “cải tổ” từ bên kia đại dương.

Giữ một vai trò đặc biệt là những người xuất thân từ Liên Xô với những tin tức “tươi sống” khi họ vừa rời bỏ đất nước và hoàn toàn tự nguyện giúp đỡ Mỹ.

Trong vấn đề này chúng tôi hiểu được rằng trong số các nhà Xô Viết học không thể thiếu những người xuất thân từ Nga, không chỉ bởi họ hiểu biết về đất nước này hơn bất cứ ai khác, mà còn bởi uy tín của những nhà nghiên cứu Nga luôn rất cao. Trong số những người này, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để rời bỏ đất nước, song đặc biệt cũng có kẻ ra đi theo “làn sóng thứ ba”, bị các cơ quan tình báo lập kế hoạch đưa họ rời Liên Xô, hay nói theo một thuật ngữ thời thượng là “Chảy não” (các chuyên gia bỏ ra nước ngoài).

Chúng tôi xin dẫn ra dưới đây một số nhà Xô Viết như vậy.

Avtorkhanov Abdurkhman Ginazovich, 1908 - 1909?, người Chêchen, giáo viên, sau vào khu ủy. Năm 1937 tốt nghiệp Viện Giáo học. Từng làm việc tại BCHTW ĐCS, hai lần bị bắt giam, vào tháng 1 năm 1943 bỏ trốn ra nước ngoài. Đã từng giảng dạy tại Học viện Nga của Quân đội Mỹ. Sau sống tại ngoại ô Munchen (Cộng hòa Liên bang Đức). Thành viên ngoại quốc của Viện Hàn lâm khoa học các khoa học tự nhiên Liên bang Nga. Các tác phẩm: “Đế chế Kremli”, “Xtalin đương quyền”, “Công nghệ quyền lực”, “Bí ẩn của cái chết Xtalin. Âm mưu của Beria”, “Sức mạnh và sự bất lực của Breznev”,...

Birman Igor Iakovlevich, sinh năm 1928, người Do Thái. Đã từng làm lãnh đạo Ban phương pháp toán - kinh tế của một viện hàn lâm ở Matxcơva. Năm 1974 di cư sang Mỹ. Tác phẩm có “Chương trình hóa tối ưu”.

Voslenxki Mikhain Iakovlevich, sinh năm 1920. Tốt nghiệp khoa lịch sử Trường đại học tổng hợp Matxcơva (MGU), từng học cùng với con gái của I. V. Xtalin là X. I. Alliulueva. Từng làm phiên dịch tại Tòa án quốc tế Newremberg và tại Hội đồng Kiểm soát đồng minh ở Đức. Từ năm 1950 là cộng tác viên của Văn phòng Thông tin Xô Viết trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Sau đó công tác tại Hội đồng Hòa bình thế giới, tại Viện Kinh tế thế giới và Các quan hệ quốc tế của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Năm 1972 đi giảng bài tại Trường đại học tổng hợp Munchen (Đức), từ tháng 4 năm 1974 - tại Viện do Vaitzeker lãnh đạo. Năm 1976 bị tước quyền công dân Liên Xô. Là Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn Xô Viết. Tác phẩm: “Giới thượng lưu”.

Zemtxov Ilia Grigorevich, sinh năm 1941, người Do Thái. Từng làm việc tại Ban Thông tin trực thuộc BCHTW ĐCS Azerbaidzan. Bỏ sang Israel. Đã từng là một trong số các nhân vật thiết lập những cuộc tiếp xúc bí mật đầu tiên giữa Israel với Gorbachov vào năm 1990. Tác phẩm: “Đảng hay Maphia? Một nền cộng hòa bị đánh cắp”, “Tan rã một thời đại” (hai tập).

Zinoviev Alecxandr Alecxandrovich, sinh năm 1922, người Nga. Theo lời ông, năm 1938 đã từng bị bắt giam vì hoạt động chống Xô Viết. Từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Tốt nghiệp MGU, tiến sĩ triết học, giáo sư. Năm 1976 bị buộc nghỉ việc, bị KGB theo dõi vì đưa in tác phẩm “Những đỉnh cao rạn nứt” ở phương Tây. Đã từng sống tại Munchen. Tác giả của rất nhiều cuốn sách. Có nhiều bằng chứng và lý luận về sự thất bại của Liên Xô.

Kalmykov Igor Borixovich, sinh năm 1918, người Nga. Tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa Novocherkaxk, dự thính tại Trường đại học Ngoại ngữ quân sự. Sau chiến tranh làm phiên dịch và kỹ sư Trưởng Ban Công nghiệp điện Cục Hành chính quân sự Liên Xô tại Đức. Đảo ngũ sang vùng do phương Tây chiếm đóng vào tháng 1 năm 1947. Cộng tác viên của Dự án Harward, giảng bài trong Trường Tình báo, làm việc tại Đài phát thanh “Tự do”. Tác giả của nhiều cuốn sách làm mất uy tín các tổ chức an ninh Xô Viết. Nổi tiếng dưới tên gọi là Klimov Grigori Petrovich.

Sevchenko Arkadi Xemenovich, sinh năm 1930, người Ucraina. Tốt nghiệp Học viện Ngoại giao bằng ưu và được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Là một nhà ngoại giao đầy hứa hẹn, cương vị sau cùng - Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Từ năm 1971 thực hiện các nhiệm vụ của CIA, vào tháng 4 năm 1978 trở thành kẻ không thể hối cải. Giảng môn đường lối đối ngoại Xô Viết tại Trường đại học tổng hợp Harward. Sách: “Nổ tung cùng Matxcơva”.

Sliapentokh Vladimir Emmanuilovich, người Do Thái, chuyên gia Xã hội học, từng công tác tại Viện Xã hội học và viết bài cho báo “Sự thật” (Pravda). Di tản năm 1976. Làm giáo sư tại Trường đại học tổng hợp Michigan. Sách: “Những vấn đề về độ tin cậy của thông tin thông kê trong các nghiên cứu xã hội học” (1973), “Làm sao hôm nay nghiên cứu ngày mai” (1975), “Những vấn đề lựa chọn cố tình và vô tình thông tin trong xã hội học”(1976).

Thật vô cùng dễ hiểu là phương Tây không chỉ quan tâm tới các công dân Liên Xô mà cả các nhà khoa học khác ở các nước Đông Âu. Sau năm 1991, số “các nhà Xô Viết học” được tăng lên và có thêm những nhân vật rất đặc biệt.

Kalugin O. D. “Có thời gian tôi đã giảng bài tại Trường đại học tổng hợp Thần học ở Washington, chuyên về đường lối đối ngoại Xô Viết. Hợp đồng kết thúc, tôi tổ chức ra một hãng tư vấn. Hàng ngày chúng tôi xuất bản tờ tin về tình hình ở Nga trên cơ sở phân tích chi tiết báo chí Nga và báo chí nước ngoài. Số người đặt mua rất nhiều, doanh số hàng năm lên tới 900 USD. Tên tôi khá nổi tiếng ở Mỹ và có nhiều doanh nhân Mỹ tìm kiếm các thông tin ở chỗ chúng tôi, khi họ muốn đầu tư vào nền kinh tế Nga. Thực chất, đó là một công việc có lợi cho nước Nga... Mới đây chúng tôi bắt đầu mở rộng sang tất cả các nước SNG, kể cả Gruzia và Moldova”.

Khrusov X. N. Dưới thời xa xưa của Xô Viết đã từng làm chuyên gia chế tạo tên lửa. Từ đầu năm 1992 làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu chính trị đối ngoại của trường đại học Tổng hợp Braun (thành phố Providens, bang Rod-Island) với tư cách là một nhân viên khoa học trong Dự án “Con đường duy nhất phát triển các quốc gia hậu Xô Viết”.
chuongxedap:

Sản phẩm của “Những trung ương thần kinh”: các học thuyết và công nghệ trí lực

Vậy thì “Những trung ương thần kinh” được thành lập ra để làm gì? Hay nói theo ngôn ngữ của điều khiển học: Chúng có “đầu ra” như thế nào?

Ngay từ những năm 1950, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã soạn thảo những kế hoạch áp dụng vào phạm vi điều hành của Liên Xô nhằm mục tiêu làm thay đổi chế độ này, hoạch định ra mối quan hệ quốc tế cho phép thực hiện việc can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô và của các nước xã hội chủ nghĩa. Những học thuyết vạch ra những cơ sở cho hành động trong tương lai của Mỹ nhằm vào hệ thống Xô Viết.. Trong số đó, có hiệu lực lớn nhất là Chỉ lệnh N0 20/1 của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) được dẫn ra trong Phụ lục 4.

Các học thuyết ở giai đoạn hành động của Mỹ đối với Liên Xô được gọi là “Kiềm chế chủ nghĩa cộng sản”1.

Mỹ là một đất nước kỳ lạ. Chỉ nó là có nhiều hành động hợp pháp liên quan tới các nước khác, thậm chí liên quan tới vấn đề sống hay chết của các quốc gia này. Chúng ta thường chú ý nhiều tới cái gọi là “Đạo luật về các dân tộc bị áp bức” (P.L. 86-90 được thông qua ngày 9 tháng 7 năm 1959). Văn bản này được Phó giáo sư Lev Dobrianxki Trường đại học tổng hợp Georgetown (Washington) soạn thảo: “Vì bắt đầu từ năm 1918, đường lối xâm lược và đế quốc của chủ nghĩa cộng sản đã dẫn tới việc kết nên một đế chế rộng lớn, gây nên mối đe doạ đặc biệt ác độc đối với nền an ninh của Hoa Kỳ và của tất cả các dân tộc tự do trên thế giới, và...

Vì đường lối đế quốc của nước Nga cộng sản, bằng con đường xâm lược trực tiếp hay gián tiếp, đều dẫn tới sự bóc lột và tước đi nền độc lập dân tộc của Ba Lan Hungari, Litva, Ucraina, Látvi, Estoni, Belorus, Rumani, Đông Đức, Bungari, Trung Hoa đại lục, Armeni, Azerbaizan, Gruzia, Iden-Uran (vùng Volzxk- Uranxk), Tibeta, Kazaktan, Turkestan, Bắc Việt Nam và của nhiều nước khác,...

Vì vậy, những dân tộc bị áp bức này trông chờ vào Hoa Kỳ như một thành trì của tự do nhân loại, họ tìm kiếm người chèo lái cho sự nghiệp giải phóng của mình... Chính chúng ta phải bằng con đường chính thức chỉ rõ cho các dân tộc này thấy một sự kiện lịch sử rằng nhân dân Hoa Kỳ đang chia sẻ ý nguyện giành lại tự do và độc lập của họ.

Tổng thống Hoa Kỳ có toàn quyền và được mọi người đòi hỏi ban hành bản thông báo tuyên bố tuần thứ 3 của tháng 7 năm 1959 là “Tuần lễ của Các dân tộc bị áp bức” và hiệu triệu nhân dân Hoa Kỳ tổ chức kỷ niệm tuần lễ này bằng những lễ nghi và những bài phát biểu, Tổng thống được mọi người yêu cầu hàng năm phải ban hành bản thông báo tương tự như thế cho tới khi nào chưa giành được tự do và độc lập cho tất cả các dân tộc đang bị áp bức trên thế giới... Việc chấp thuận cuộc cách mạng này - một bộ phận của chiến dịch nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản và có mục tiêu giáng một đòn vào những vị trí dễ tổn thương của chủ nghĩa cộng sản - kiểm soát các nhóm dân tộc khác nhau”.

Sau khi phân tích bài phát biểu của những kẻ theo khuynh hướng phân liệt diễn ra vào giai đoạn tích cực phá tan Liên xô, có thể nhận thấy rằng hầu hết bọn chúng đã hành động dựa trên chính cơ sở “Đạo luật” của một đất nước thù địch với chúng ta này.

“Học thuyết Giải phóng” hiện thực hay còn gọi là Học thuyết Reagan trực tiếp nhằm đánh bại Liên xô này được các chuyên gia trong các trung ương thần kinh và các tổ chức Xô Viết học có nhiều kinh nghiệm soạn thảo vào đầu thập kỷ 1980. Các nghiên cứu của “Các trung ương thần kinh” “được dựa trên nền tảng của kế hoạch gây mất ổn định cho đối thủ của mình (Liên Xô) do Chính quyền Reagan soạn ra vào đầu thập kỷ 1980 dưới tên gọi “Cho mọi phương hướng của chúng ta”.

Các động cơ của nó “... được bắt nguồn từ việc Liên Xô, đối với Mỹ, là kẻ cạnh tranh địa chính trị, là vật cản duy nhất trong sự nghiệp thiết lập một trật tự thế giới theo kiểu Mỹ. “Học thuyết” này bào gồm một danh sách dài những tài liệu mật mang một tên gọi chung là “Quyền uỷ trị” và từng được điều chỉnh 4 năm một lần trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới tiếp theo. Vào năm 1980 và năm 1984 nó được chuẩn bị cho Tổng thống Reagan; vào năm 1989 - cho Tổng thống Bush, và sau đó là cho Tổng thống B. Clinton. Reagan - kẻ tuyên bố “cuộc thập tự chinh” chống Liên Xô - đã coi “Quyền uỷ trị” là sách gối đầu giường của mình bởi trong tài liệu này, từ thời đó, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Liên Xô đã được các nhà chiến lược Mỹ đánh giá là nguồn tiềm năng bảo đảm sự sống còn cho Mỹ trong tương lai của thế kỷ XXI. Không phải ngẫu nhiên trong các tài liệu hiện nay có dùng phạm trù “Quyền uỷ trị”, và nước Nga đã rơi vào danh mục “Nước có khả năng xuất khẩu tài nguyên đặc biệt”.

Những kiềm chế liên quan trực tiếp tới Liên Xô và các nước Đông Âu được đề cập trong “Quyền uỷ trị-3”, chúng tôi dẫn ra trong Phụ Lục số 5.

Những gì liên quan tới kế hoạch này, theo R. Pips công nhận, rằng Reagan đã ký một loạt tài liệu chính trị mật xác định hướng chủ yếu của đường lối Mỹ trong quan hệ với Liên Xô: đẩy đất nước này theo hướng tự do hóa nội bộ. Lời thú nhận này rõ ràng nói tới Chỉ lệnh NSDD-32 (tháng 3 năm 1982) là nhằm “trung lập hoá” ảnh hưởng của Liên Xô tại các nước Đông Âu và trước hết là ở Ba Lan; NSDD-66 (tháng 10 năm 1982) là phá hoại nền kinh tế, trong đó thông qua việc hạ giá nguyên liệu, trước hết là đối với dầu mỏ (thông qua sự ép buộc tương ứng đối với các nước Cận Đông), rút cuộc điều này đã dẫn tới sự giảm sút đáng kể việc chuyển ngoại tệ vào Liên Xô. Trong Chỉ lệnh NSDD-75 (tháng 1 năm 1983) tiếp theo đã được bổ sung là nhằm phá hoại những nền tảng cơ bản của hệ thống Xô Viết; Chỉ lệnh NSDD-166 (tháng 3 năm 1985) đã định hình ra những mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến tranh Afghanistan trong bối cảnh chiến lược chung, tăng cường những yếu tố Islam (Hồi giáo), sự phân hoá ở Trung Á, “chế áp” các đơn vị quân đội Xô Viết ở Afghanistan. Những văn bản này không có trong các nguồn công khai, nên chúng tôi chỉ dẫn ra bằng chứng của các nhân vật thạo tin.
_______________________________________
1. Xem phần phụ lục của chương: Thông điệp của J. F. Dalles ngày 6/3/1953; tài liệu “Tấn công tâm lý chống Liên Xô. Những mục tiêu và nhiệm vụ”; Chỉ lệnh N0 5412/2 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ; Chỉ lệnh N0 68 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ; kế hoạch “Barbarossa” của Mỹ...
chuongxedap:

NSDD (Chỉ lệnh về bảo vệ an ninh quốc gia) N0 32, tháng 3 năm 1982.

“... Tổng thống đã ký NSDD Chỉ lệnh về bảo vệ an ninh quốc gia N0 32, phê chuẩn một loạt các biện pháp bí mật về đối ngoại và kinh tế nhằm “trung lập hóa những nỗ lực của Liên Xô để nắm giữ trong tay họ các nước Đông Âu. Trên bình diện thực tế, tại Ba Lan đã tiến hành những chiến dịch nghiêm túc nhất trong số các chiến dịch bí mật được thông qua. Những mục tiêu chủ yếu của Chỉ lệnh số 32 là: gây mất ổn định trong Chính phủ Ba Lan bằng cách thực hiện các chiến dịch bí mật bao gồm tuyên truyền và tổ chức hỗ trợ Công đoàn “Đoàn kết”; thổi phồng vấn đề về nhân quyền, đặc biệt cần liện hệ với tình hình của công nhân và thiên chúa giáo; gây áp lực kinh tế; tiến hành cách ly ngoại giao của chế độ cộng sản. Trong tài liệu nhấn mặnh cần thiết bảo vệ những nỗ lực nhằm thực hiện các cải cách dân chủ trên toàn bộ đế chế Xô Viết, cùng như ra lệnh tăng cường tuyên truyền và các buổi phát thanh bí mật ở Đông Âu. Điều này, theo trợ lý của Reagan và của những kẻ chống đối ở Đông Âu, là đặc biệt có lợi để phá tan quan niệm về khả năng không bị tổn thương của Xô Viết”.

Chỉ lệnh “đã khuyến nghị “trung lập hóa ảnh hưởng Xô Viết ở Đông Âu và áp dụng các biện pháp bí mật, các phương pháp vững chắc hỗ trợ cho những tổ chức chống Xô Viết. (...) Sau đó vài tuần đã xuất hiện thêm một tài liệu mới do Richard Pips và người được ủy quyền là W. Klarc soạn thảo. Tài liệu này tỏ ra rất cương quyết: “Mục tiêu của Hoa Kỳ - “trung lập hóa những nỗ lực nhằm duy trì quyền lực của Liên Xô tại Đông Âu. (...) - được xem là quan điểm tích cực và đã cắt đứt với quá khứ (nghĩa là, một mặt nó đã hủy bỏ cả Hiệp ước Ialta và Hiệp ước Helsinhky). Ronald Reagan đã thể hiện rõ quan điểm của Hoa Kỳ không chấp nhận ưu thế của Xô Viết ở Đông Âu. Chúng ta cố tạo ra một chiến lược quy mô lớn với mục tiêu làm suy yếu ảnh hưởng Xô Viết, cũng như nhằm củng cố các lực lượng bản địa đang đấu tranh vì tự do ở khu vực này. So với các quốc gia như Bungari, Rumani và Tiệp Khắc, thì Ba Lan đã tạo nên một cơ hội to lớn chống đối chế độ. Điều đó có nghĩa rằng tại các nước còn lại chúng ta cũng tìm được những khả năng để công khai hoặc ngấm ngầm làm suy yếu ảnh hưởng của Matxcơva. (...) “NSDD-32” đã đặt ra một số mục tiêu nguyên tắc như sau:

- Hỗ trợ bí mật cho hoạt động ngầm nhằm lật đổ chính quyền cộng sản tại khu vực này;

- Tăng cường chiến tranh tâm lý, trước hết là với sự hỗ trợ của đài phát thanh “Tiếng nói Hoa Kỳ” và “Châu Âu tự do”;

- Tìm kiếm những phương thức về ngoại giao và thương mại làm suy giảm sự lệ thuộc của Chính phủ Ba Lan đối với Matxcơva”.


NSDD (Chỉ lệnh về bảo vệ an ninh quốc gia) N0 66, tháng 10 năm 1982.

“Chỉ lệnh NSC-66 (...) đề xuất các biện pháp phá hoại nền kinh tế Xô Viết. Phương thức chủ yếu ở đây là cấm vận công nghệ, sử dụng cơ chế COCOM để không cho Liên Xô tiếp cận với công nghệ cao mới nhất trong tất cả những phạm vi phụ thuộc Washington và thế giới phương Tây. Làm Liên Xô suy giảm nguồn nguyên liệu, làm mất khả năng phát triển nền công nghiệp chế tạo”; “Ngày 13 tháng 11 (...) Reagan đã ký một tài liệu mật quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ có liên quan tới nền kinh tế Liên Xô mang hình thức của chỉ lệnh. “NSDD-66” do Rodger Robinson soạn thảo đã phản ánh một bước ngoặt trong chiến lược của Hoa Kỳ: nó có nghĩa là bác bỏ mọi chế tài cho các phương tiện khác, đồng nghĩa với việc tuyên bố một cuộc chiến tranh kinh tế với Liên Xô. (...). Tài liệu này, khi đi kèm với việc phát triển vũ trang ở Hoa Kỳ, cũng như cùng với sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) đã đẩy Liên Xô vào chỗ chết. (...)

“NSDD-66” bao gồm ba vấn đề chính:

- Mỹ phải đạt được sự đồng ý của các đồng minh châu Âu chỉ dành cho Matxcơva các tín dụng theo định hướng thị trường;

- Mỹ sẽ không cho phép quân đội và kinh tế Liên Xô tiếp cận với công nghệ phương Tây hiện đại. Hoạt động của COCOM sẽ được mở rộng;

- Mỹ và các đồng minh sẽ tìm kiếm những nguồn năng lượng để giảm thiểu sự phụ thuộc của châu Âu vào việc cung cấp khi ga thiên nhiên của Liên Xô. Lưu tâm tới giai đoạn quá độ. Việc cung cấp khí ga của Liên Xô vào châu Âu không thể vượt quá 30% nhu cầu (trên thực tế, điều này có nghĩa là tuyến đường ống dẫn khí thứ hai sẽ không được xây dựng và sẽ không ký kết thêm những hợp đồng mới)”.
chuongxedap:

NSDD (Chỉ lệnh về bảo vệ an ninh quốc gia) N0 75, tháng 1 năm 1983.

Chỉ lệnh NSDD-75, được thông qua vào tháng 1 năm 1983, đã đi xa hơn nữa. Nó đã xem xét tới việc tài trợ bổ sung cho những phong trào đối lập ở các nước phí Đông một khoản 108 triệu USD. Theo lời P. Pips, một tác giả của chỉ lệnh này, “Chỉ lệnh đã định rõ rằng mục tiêu cuối cùng của chúng ta không cùng tồn tại với Liên Xô, mà là thay đổi hệ thống Xô Viết. Về cơ bản, chỉ lệnh khẳng định rằng việc thay đổi hệ thống Xô Viết cùng với sự hỗ trợ của sức ép từ bên ngoài là nằm trong khả năng của chúng ta”. Chỉ lệnh đã định rõ rằng “Mỹ sẽ không tham gia vào việc cải thiện tình hình kinh tế Xô Viết và đồng thời sẽ làm tất cả để ngăn chặn mọi con đường hướng đến mục tiêu đó...”. Sự hỗ trợ trực tiếp của Mỹ đối với nền kinh tế Xô Viết sau khi tan rã đã không có trong chương trình nghị sự, song việc nhấn mạnh “họ sẽ làm tất cả để ngăn chặn mọi con đường” đã có nghĩa là một cuộc chiến tranh kinh tế bí mật. Chủ định là ở việc trông chờ vào sức mạnh của chúng ta và sự yếu đuối của họ. Mà điều đó có nghĩa là trông chờ vào kinh tế và công nghệ” Bộ truởng Quốc phòng Mỹ C. Wintberger nhớ lại.

“Nó đặt mục tiêu - đạt được “những thay đổi cơ bản trong các quốc gia Đông Âu và các nước khác theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Các phương tiện để đạt được những nhiệm vụ đặt ra được mang chiêu bài “ngoại giao công khai” và “dân chủ”. Những câu nói bóng bẩy không hề gây chút nghi ngờ: về việc tách các nước thuộc hiệp ước Varsava ra khỏi Liên Xô, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba, làm mất ổn định tình hình trong các nước cộng hòa Xô Viết vùng Ban Tích, phá hoại chế độ ở Angola, Mozambik, Nam Iemen, Việt Nam, Etiopia, Lào, Cam-pu-chia, Nicaragua và các nước đang phát triển khác đang mang ảnh hưởng của Kremli. Nhưng đặc biệt chú ý là Ba Lan và Afghanistan. Đó là “những điểm yếu” của Liên Xô như Nhà Trắng tính toán. Chiến thắng của Công đoàn “Đoàn kết” - đó là Cộng hòa nhân dân Ba Lan tách ra khỏi Liên Xô, giáng một đòn mạnh vào Hiệp ước Varsava”.

“Mỹ đang có một sức mạnh đủ để phá tan Liên Xô. (...) đương nhiên, Mỹ cần phải tập trung tất cả sức lực vào việc làm tan rã Liên Xô. Điều đó có thể dẫn tới việc cải tạo thế giới bằng sức mạnh, cũng như dẫn tới việc toàn cầu hóa phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và thiết lập nên sự thống trị của Mỹ đối với thế giới. Định đề chủ yếu của chỉ lệnh là phủ nhận nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình với Liên Xô - nền tảng và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện hành. Mục tiêu chính trị chủ yếu là gây mất ổn định, rút cuộc, tiêu diệt Liên Xô bằng sự hỗ trợ của các chiến dịch phá hoại tập trung và bằng việc tài trợ tiền bạc to lớn cho “đội quân thứ năm”; Theo lời của tác giả R. Pips, “Chỉ lệnh NSDD-75 có nghĩa là đoạn tuyệt với quá khứ. (...) Đây là tài liệu đầu tiên khẳng định rằng vấn đề không chỉ đơn thuần là hệ thống Xô Viết. Chỉ lệnh đã định rõ rằng mục tiêu cuối cùng của chúng ta là không cùng tồn tại với Liên Xô, mà là thay đổi hệ thống Xô Viết hoàn toàn trong khả năng của chúng ta. Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là làm tan rã hệ thống Xô Viết thông qua việc tận dụng những yếu điểm bên trong của nó. Những trụ cột cho nền chính trị của hệ thống Xô Viết đã rất yếu và phải chống đỡ nhiều thử thách, nên có thể tin rằng đó là nguyên nhân loại bỏ ảnh hưởng Xô Viết trên trái đất này. (...) Tài liệu mới đã tỏ ra rất toàn diện, nó định ra những phương thuốc chính trị và mục tiêu của nền chính trị Mỹ theo nhiều hướng. “Chúng ta dồn mọi nỗ lực để vạch ra trong “NSDD-75” kế hoạch chính trị liên kết bao trùm hành động trên mọi mặt trận, - John Poindecster, người tham gia soạn thảo tài liệu, nói. - Tôi nghĩ rằng chính đó là một trong những khía cạnh thành công nhất của chính sách này”.

Tài liệu rất mạch lạc và theo “nguyên tắc công việc”:

- Mỹ không tán thành những phạm vi ảnh hưởng hiện hành của Liên Xô vượt ra ngoài biên giới quốc gia và sẽ cố gắng giảm thiểu nó;

- Mỹ sẽ không tham gia vào việc cải thiện tình hình nền kinh tế Xô Viết và đồng thời sẽ làm tất cả để ngăn chặn những con đường hướng tới mục tiêu này (ở phần này tài liệu gợi ra trước hết là công nghệ, tín dụng và ngoại hối có được từ xuất khẩu năng lượng);

- Mỹ sẽ tìm kiếm mọi khả năng cho phép làm suy giảm mức độ ảnh hưởng của Xô Viết ở nước ngoài.

Tài liệu này khẳng định rằng chiến lược của Mỹ dựa trên việc tận dụng những điểm yếu của Xô Viết. “NSDD-75” không đặt ra việc chúng ta đối đầu với Liên Xô trong mọi mặt. Nó chỉ dự tính rằng chúng ta sẽ lợi dụng những điểm yếu và tận dụng chúng”.
chuongxedap:

NSDD (Chỉ lệnh về bảo vệ an ninh quốc gia) N0 166, tháng 3 năm 1985.

“Cùng với các cộng sự của Hội đồng An ninh quốc gia là Vinesent Kannistraro, Donald Farte và ... biên soạn ra tài liệu làm thay đổi về mặt nguyên tắc những mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh này (ở Afghanistan). Chỉ lệnh “NSDD-166” được Tổng thống Reagan ký vào tháng 3 năm 1985 lần đầu tiên đã định ra những mục tiêu chính cho cuộc chiến tranh ở Afghanistan trong bối cảnh chiến lược chung”. (...)

Chỉ lệnh mới chứa đựng một số thời điểm then chốt.

Một là, cần phân bổ và cung cấp vũ khí có chất lượng tốt hơn cho Lực lượng Mudzahad. Tăng cường những loại vũ khí mới về công nghệ.

Hai là, tình báo Mỹ đã nhận được nhiệm vụ thu thập nhiều hơn thông tin về các dự định quân sự của Liên Xô. Đặc biệt chú ý vào các mệnh lệnh quân sự, chiến thuật và cơ cấu quân đội của Liên Xô. Các kế hoạch quân sự và chính trị của ban lãnh đạo cao cấp Xô Viết phải được phân tích và kiểm tra.

Ba là, đề cao mục tiêu chính trị của cuộc chiến tranh trên trường quốc tế. Với sự hỗ trợ của những tổ chức như Liên Hợp Quốc, Mỹ sẽ tăng cường sức ép tối đa để bóp ghẹt Xô Viết. Cũng để cho họ hiểu rằng việc cải thiện quan hệ với Mỹ có liên quan trực tiếp với việc Liên Xô chiếm đóng Afghanistan.

Nhưng mục tiêu thực chất của “NSDD-166” là giành chiến thắng, đánh bại hoàn toàn Lực lượng Vũ trang Liên Xô tại Afghanistan (Xem Phụ lục).

Trước khi nói đến các phương thức được bộ phận chính trị đối ngoại của nghị viện Mỹ sử dụng trong quan hệ đối với Liên Xô vào nửa sau những năm 1980, cần chú ý tới việc chính những quan điểm của chúng ta trong lĩnh vực tư duy và giáo dục thực sự có những khác biệt. Ở Liên Xô, trong quá khứ cũng như hiện nay, trường phái chính trị học thiên về hướng phát hiện sự kiện, mối quan hệ nhân - quả, mặt tích cực và tiêu cực và tính chất kết cấu của chúng. Điều này liên quan đến toàn bộ lĩnh vực giáo dục nhân văn. Ở Anh và Mỹ có phong cách tư duy khác. Họ mạnh hơn trong phân tích và đặc biệt toàn diện. Họ mạnh hơn trong tổng hợp. Thêm vào đó, nếu ở Nga tư duy được thiết lập trong khuôn khổ của toàn bộ hệ thống, thì ở Mỹ họ sẽ xem xét từng hiện tượng, trường hợp riêng lẻ một cách cụ thể hơn. Vì vậy, ví dụ, khi trên báo chí Xô Viết đề cập tới việc lớp người mới lớn và học sinh phổ thông không hề biết tới những sự kiện đơn giản nhất trong Chiến tranh thế giới II (Khi nào? ở đâu? Ai chống ai?...) thì điều đó không có gì là đáng ngạc nhiên: những người này lại biết những thứ khác mà không cần hiểu vẻ bề ngoài, họ có thể nêu ra kết luận ngược với trình tự các sự kiện. Đến khi đó chính anh buộc phải ngạc nhiên: dưới góc độ như vậy thì một hiện tượng đã biết rõ không cần phải xem xét.

Bây giờ chúng ta chuyển đề tài. Trong khái niệm chung, công nghệ tri thức (Intellectyal Technology -IT) là một tổ hợp các phương thức để thu thập, kiểm chứng, gia công, thay đổi trạng thái, tạo ra khả năng sẵn sàng ứng dụng sản phẩm thông tin. IT được phân biệt theo những phương tiện mà người nghiên cứu dự tính sử dụng. IT thường mang tính chất khoa học và phương pháp luận. IT trước hết là công tác nhằm tập hợp thông tin. Sau đó là kiểm chứng các tin tức đã nhận được, thường là so sánh với thông tin đã có (bằng phương pháp khái quát hoặc nghiên cứu thử nghiệm). Tiếp đến là thiết lập nên mô hình của những hệ thống cùng hướng và chính sự thiết lập có hiệu quả sẽ minh chứng cho tính chất đúng đắn của các quan điểm trước có đó.

Giai đoạn tiếp theo là phân tích thông tin nhận được. Phân định ra những kết quả cuối cùng và bổ sung phần còn thiếu của thông tin. Sau đó, thông qua những kết quả đã có từ trước, tiến hành thu thập và hợp nhất lần cuối toàn bộ hệ thống thông tin đã có, nghiên cứu môi trường xung quanh. Đây còn gọi là giai đoạn tổng hợp. Trước trường hợp, nếu mọi cách tiến hành trước đó đã được thực hiện đúng, tin cậy thì sẽ xuất hiện khả năng đưa ra dự báo cho tương lai tới. Trong giai đoạn này, mọi thông tin thừa đều bị loại bỏ. Chỉ để lại những thông tin thỏa mãn được cả ba yêu cầu: “Tính hạn chế - Tính chính xác - Tính cục bộ”.

Thông thường, từ toàn bộ khối lượng thông tin thu nhận và được gia công rút ra thông tin trung hoà về ý nghĩa - thông tin theo yêu cầu. Chính thông tin này được xử lý thích hợp, nghĩa là được phân theo các chủ đề theo tâm lý tiếp nhận của con người, được khẳng định và được trình bày với tư liệu rõ ràng dành cho nhu cầu sử dụng của sau này. Bên cạnh đó, nó tương đối linh hoạt khi cần sử dụng. Đó là một bức tranh khái quát và mỗi IT đều có những sai lệch nhất định so với bức tranh đó.
IT - trước hết, đó là công việc của con người, công việc của trí óc. Bởi vậy, ngay cả khi có được kết quả tốt nhất, nó vẫn bị hạn chế bởi giới hạn năng lực. Để tránh những hạn chế đó, thông thường có hai cách: Một là, sử dụng kỹ thuật máy tính; Hai là, thông qua sáng tạo tập thể. Điều này làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn, phát huy được năng lực của từng cá thể, xoá bỏ được giới hạn về năng lực của từng người và đạt tới được mức cốt lõi của vấn đề cần giải quyết. Trong công việc của một tập thể lâm thời được lập ra để soạn thảo một tài liệu hay một đề tài, người ta có thể vận dụng những phương pháp sau đây.

Hệ thống phân tích “Faksens”. “hệ thống này được các chuyên gia của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA soạn thảo và đưa vào sử dụng năm 1984. Mục đích chủ yếu của nó là thiết lập với sự hỗ trợ của các chương trình máy tính hệ dự báo sự phát triển năng động của lĩnh vực kinh tế và chính trị của các nước khác. Các nhà nghiên cứu trong khuôn khổ của hệ thống này tuyên bố rằng trên cơ sở kinh nghiệm đã nhiều năm sử dụng có thể nói một cách chắc chắn về độ chính xác cao của các dự báo. Cũng theo lời họ, nhờ phương pháp “Faksens” này, từ tháng 5 năm 1991 họ đã dự đoán được cuộc biến loạn tháng 8 (1991, tại Liên Xô). Trong một thời gian dài, hệ thống phương pháp này đã được coi là tuyệt mật.

Cần nhận thấy rằng tính chuyên nghiệp của các chuyên gia CIA và của nhiều cơ quan khác ở Mỹ là rất cao: trong quá trình giao tiếp họ đã thể hiện rõ sự hiểu biết tinh tế về nền chính trị Nga, điều mà không phải bất cứ nhà báo chuyên phân tích chính trị trong nước cũng có được. Tất nhiên, khi dẫn ra lời mô tả này, chúng tôi cũng đặt nó vào bối cảnh sinh hoạt trước đây của đất nước - hệ thống này được sử dụng vào những năm “cải tổ”.

“Chính việc này đã gợi chúng ta nhớ tới cái mà giới quan chức và khoa học của chúng ta gọi là “tẩy não”. Trong một diễn đàn, ban đầu mỗi người tham gia đều trình bày lý lẽ của mình về vấn đề đang được đề cập đến, có thể viện dẫn bao nhiêu tuỳ thích, song rốt cuộc quyết định cuối cùng được thông qua bằng biểu quyết nhất trí (Consensus). Phương pháp nghiên cứu, thoạt nhìn không phức tạp lắm: trước hết là xác định đối tượng nghiên cứu. Rốt cục đối tượng đó thường là: Những con đường phát triển nền kinh tế Nga; mối quan hệ giữa trung ương với các địa phương; chính sách của Nga trong quan hệ với Mỹ. Sau đó là lập đội “tuyển cầu thủ” - gồm những người hoặc nhóm người có uy tín trong lĩnh vực cần nghiên cứu. Có khoảng 1/3 trường hợp là thành phần được thay đổi một chút. Điều đương nhiên, “đội trưởng” trong hầu hết các trường hợp là những chính khách hàng đầu. Mỗi cầu thủ được nhận một thang điểm phân loại (từ 1 đến 100) về mức độ ảnh hưởng đối với vấn đề và mức độ am hiểu trong lĩnh vực đó. Sau đó, các cầu thủ được chia theo thang điểm và phân thành 100 đơn vị quan điểm. Đây mới chỉ là sự mô tả ngắn gọn về công nghệ tạo ra bán thành phẩm của chính trị học mà chúng tôi đã từng tham gia. Sau cùng, nhờ máy tính, thành phẩm là những đánh giá thử nghiệm và các biểu đồ chỉ ra vị trí và ảnh hưởng của những cầu thủ trụ cột nhất.

Phương pháp “Faksens” mang tính chất khép kín, nhưng nền tảng ban đầu của nó cũng tỏ ra khá thô sơ ở chỗ các nhà báo phương Tây thường trú tại Mátxcơva và các nhà Kremli học thường lo đi tìm kiếm sự phân bố lực lượng trong “đội tuyển chính trị Xô Viết”: “hàng chục năm liền, báo chí nước ngoài thường viết về “những sự bí ẩn của Kremli” là ngụ ý nói về quá trình thông qua các quyết định ở cấp lãnh đạo chính trị Xô Viết cao nhất, cũng như về cuộc đấu tranh giữa các bên khác nhau trong quan điểm phát triển, giữa các nhà lãnh đạo chủ chốt có khả năng lên nắm quyền. Nói chung, không có và không thể có điều gì đáng ngạc nhiên trong những bí mật này - trong cả nước, ban lãnh đạo buộc phải phong toả hoạt động của mình để tránh sự tò mò, tọc mạch của báo giới và tránh sự chú ý của đám tình báo chính trị nước ngoài. Hơn nữa, khi cho rằng một nhà báo bình thường không được phép tiếp xúc với thông tin nào đó thì các phương pháp thu thập tin đương nhiên rất sơ lược và chỉ có được bằng con đường gián tiếp: “Các chuyên gia về Liên Xô thường dựa vào quan niệm và dự đoán của mình về Liên Xô thông qua việc bố trí chỗ ngồi của các uỷ viên Bộ Chính trị trên Lăng Lênin”.

Trong nhiều trường hợp, họ buộc phải sử dụng thông tin không chính thức từ các nguồn không thật thạo tin, thông qua kiểu gián điệp nhị trùng CIA - KGB như Viktor Lui. Xuất phát từ “ cuộc đấu tranh giữa các bên khác nhau trong quan điểm phát triển” mà họ đưa ra kết luận về việc Liên Xô sẽ tiếp tục đi theo con đường nào. Liên Xô đi vào bế tắc... Rằng Phương Tây đang trong thời điểm quyết định hỗ trợ cho những người có năng lực trí tuệ nhưng đang thấp kém hơn những người khác... Về điều này chúng tôi sẽ đề cập sau.

Ba tuần, sau khi báo “Tin tức” (Ivestia) đăng bức thư phản đối bài báo của chúng tôi. Thư ký tên là Iuri Baturin, người được chúng tôi coi là một nhà phân tích, vào thời điểm đó đang giữ cương vị Trợ lý Tổng thống Liên bang Nga về an ninh quốc gia. “Faksens” đã được đánh giá rất cao: “Thậm chí thông qua những dấu hiệu gián tiếp chứa đựng trong bài đăng trên báo, có thể đánh giá các phẩm chất của “Faksens”.

Khía cạnh quan trọng đầu tiên của mô hình này được chứa trong các ẩn ý của nó, theo đó hình thức hóa tương ứng sự năng động của các quá trình chính trị được coi là có thể về mặt nguyên tắc. (...)
chuongxedap:

Phương pháp “Faksens” thực sự là một phương pháp trình bày, trong đó các thông số tình hình xã hội phản ánh chế độ xã hội, hệ thống chính trị - xã hội được tán xạ qua lăng kính đặc biệt - bằng trí tuệ của các nhà nghiên cứu.

Cách tiếp cận này, rõ ràng là vô cùng khoa học. Một vấn đề thực tiễn cơ bản trong cách mô tả này là mức độ rộng mở của sự tán xạ bảo đảm điều kiện cần và đủ để xây dựng những dự báo tin cậy. (...)

Chúng tôi đánh giá cao những phẩm chất của “Faksens”. Trước hết là cách tính toán các quá trình theo 3 nhóm: lĩnh vực kinh tế chủ đạo, khu vực và đường lối. Mỗi nhóm trong lực lượng hoạt động phát triển xã hội đó có khuynh hướng và “sức nặng” của mình.

Thật dễ hiểu là phương pháp “Faksens” có được môi trường áp dụng rất rộng lớn khi ta xem tới phần được đề cập dưới đây.

Chỉ số tình cảm của người tiêu dùng (CSI - Consumer Sentiment Index). Chúng ta bắt đầu từ một trích dẫn: “Sau Chiến tranh thế giới II, doanh nghiệp và Chính phủ Mỹ đã quan tâm tới những vấn đề như: dân chúng sẽ làm gì với số tiền của rất lớn đã từng tích lũy được trong thời gian chiến tranh? Họ sẽ dùng cho chi tiêu? Nếu vậy thì họ chi vào việc gì?. Biết được điều này rất quan trọng, bởi trong nền kinh tế thị trường thì mỗi một người tiêu dùng đều là nhân vật chính. Chi phí của người tiêu dùng, ví dụ, ở Mỹ, theo những tính toán khác nhau, luôn chiếm từ 2/3 đến 3/4 GDP. Vì vậy, hành vi tiêu dùng là một nhân tố quan trọng chủ yếu của nền kinh tế. Đây là lý do dẫn đến việc Trường đại học tổng hợp bang Michigan (tại thành phố Ann Arbor) suy tính tới việc nghiên cứu chỉ số có tên gọi là Consumer Sentiment Index (CSI).(...)

Trên cơ sở phỏng vấn 2 400 người tại 101 điểm của đất nước, được lựa chọn theo vị trí xã hội, giới tính, lứa tuổi sao cho họ đại diện chính xác nhất ý kiến của toàn bộ dân chúng cả nước”

CSI ở Mỹ được Trung tâm Nghiên cứu các quy luật phản ứng của người tiêu dùng do Ralf Nader sáng lập tiến hành nghiên cứu. Đây có thể được coi là “nhà máy tư duy” đầu tiên phản ánh quyền lợi của người tiêu dùng. Song trên thực tế, nó không phản ánh quyền lợi của người tiêu dùng, mà nói một cách công khai, nó biến những người tiêu dùng thành những con vật có thể điều khiển được. Trong suốt một thời gian dài chúng ta chỉ có một nhà phân tích nổi tiếng là X. E. Kurginian (chúng tôi sẽ nói tới ở phần sau) và ông cũng chỉ có một lần duy nhất đề cập về mối quan hệ giữa mức sống và sự thay đổi chế độ. Nghiên cứu của ông cũng chỉ dưới dạng tư liệu không công khai, sau có đăng một lần và im lặng luôn.

Cần phải nói rằng bản thân CSI là phương pháp xử lý thông tin, song nói chung, nhờ có hiệu quả dự báo rất đáng kể mà nó đã được ứng dụng vào công nghệ điều khiển học xã hội. Như hiện nay ở Mỹ “... lý thuyết về thảm họa xã hội của dòng luân chuyển ngoại tệ đã xuất hiện và bắt đầu được phân tích kỹ lưỡng. Hầu như ngay lập tức tất cả các công trình về chủ đề này ở phương Tây đã được “đóng kín”, và không mở” đối với chúng ta. Vậy là, để biết về khuynh hướng phát triển của xã hội, thì không cần phỏng vấn nhiều, mà chỉ cần phỏng vấn một số đại diện của dân chúng. Tất nhiên, với điều kiện phải biết ai là người xử lý các số liệu về Liên Xô. Trong khi họ tự thấy là vô cùng thiếu thông tin mà kết quả công việc nghiên cứu của họ vẫn rất cao. Các nhà công nghệ phương Tây đã không đơn độc bởi họ có nguồn cung cấp thông tin về đất nước đang được nghiên cứu.

Giả sử, “việc giúp đỡ” phương Tây thu thập thông tin về xã hội Xô Viết - xã hội mà “chúng tôi, theo lời của Iu. V. Andropov, cho tới nay còn chưa nghiên cứu được đầy đủ” - từ “phía chúng ta” rõ ràng là có và rất chất lượng. Như chúng ta biết, nơi có thể cung cấp thông tin là: Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội trực thuộc BCHTW ĐCS Gruzia, Ban Xã hội học hoạt động dưới quyền của Khu ủy Stavropol và Tỉnh ủy Sverdlov. Cũng cần phải nhận thức rằng những cơ quan này thuộc quyền kiểm soát và sự che chắn của những bí thư thứ nhất mà chúng tôi đã từng khắc họa là gián điệp có tầm ảnh hưởng. Cũng cần đặc biệt chú ý tới hành vi của lớp thị dân Matxcơva và Lêningrad - chính những nơi này đã diễn ra rất nhiều sự kiện “cải tổ”. Chính những nơi đây đã tiến hành theo nguyên tắc: các vụ nổi loạn là ở địa phương, còn cách mạng diễn ra tại thủ đô. Chính vì vậy, cả hai thủ đô này cần phải được xem như những hệ thống xã hội riêng và cần có những nhận định riêng. Vào thời điểm đặc biệt, ngay sát trước khi phá hoại, đã có nhiều cuộc thăm dò dư luận được tiến hành thông qua báo chí ở trung ương.
chuongxedap:

CASE-TECHNOLOGY. Công nghệ (CASE - Computer Aided Soffware Engeneering: Hỗ trợ soạn thảo bảo đảm chương trình máy tính hay còn gọi là Computer Aided System Engeneering: Hỗ trợ soạn thảo hệ thống máy tính). Thị trường hiện nay có khoảng 100 sản phẩm CASE. Công nghệ CASE nổi bật bởi khuynh hướng khai thác sau lo gic các quá trình mà nhận thức thông thường chỉ nhìn thấy những phần rời rạc không có gì liên quan với nhau của các hiện tượng. Khi các nhà khoa học chỉ nhận thức được các thành tố, thì, về mặt nguyên tắc, không thể đưa ra kết luận ở dạng một tổng thể thống nhất. Các chuyên gia sử dụng Công nghệ CASE không chỉ nhận thức được các quá trình khác nhau theo mẫu chuẩn, mà còn có khả năng đi tới mẫu số chung.

Ví dụ, một trong những hệ thống phương pháp đơn giản nhất và thông dụng nhất là IDEFO - hệ thống phương pháp thiết lập mô hinh chức năng (hoạt động) của hệ thống và môi trường sản xuất. Nó được dựa trên cơ sở của phương pháp kập kế hoạch chức năng SADT do các nhà khoa học Nga tìm ra vào giữa những năm 1970. Từ đó đến nay, các nhà phân tích hệ thống của toàn thế giới luôn sử dụng các tiếp cận này để soạn thảo các chương trình máy tính kế hoạch chiến lược, soạn thảo chương trình bảo đảm hệ thống phòng thủ, điều hành các nguồn lực. Trong khuôn khổ chương trình chuyên dụng, các phương pháp SADT đã được chuẩn hóa, và sau này được gọi là hệ thống phương pháp IDEFO. Từ năm 1981 Lực lượng Không quân Mỹ đã yêu cầu tất cả các hãng cạnh tranh để ký các hợp đồng phải thể hiện và lập cơ sở đề nghị của mình bằng thuật ngữ IDEFO. Điều đó dẫn tới việc, nhờ sự hỗ trợ của hệ thống phương pháp này người ta dễ dàng mô tả sự điều hành, mối liên hệ ngược và cơ chế thi hành. Kết cấu cơ bản của mô hình IDEFO là khối (Blok) chức năng. Trong cơ sở của hệ thống phương pháp có những nguyên tắc như: Khối chức năng chuyển đổi các đầu vào thành các đầu ra; sự điều khiển xác định khi có thể có các chuyển đổi đó hoặc khi chuyển đổi đó xảy ra; cơ chế thực hiện trực tiếp sự chuyển đổi đó. Tóm lại, mô hình IDEFO không chỉ là một biểu đồ thuần túy. Đó là biểu đồ được định sẵn thể hiện đầu vào - ra của chuyển đổi, đồng thời cho biết nguyên tắc của các chuyển đổi đó.

Hệ phương pháp IDEF1X - một trong những quan điểm mô hình hóa ngữ nghĩa các số liệu dựa trên công thức Entity Relationship (ER - quan hệ giữa những bản chất hoặc là các đặc tính của những bản chất). Một trong những thành tố quan trọng nhất là mối quan hệ “nhiều yếu tố với nhiều yếu tố” khắc họa mối quan hệ giữa hai nội dung cơ bản, trong đó mỗi thành tố của bản chất thứ nhất được liên hệ với số lượng bất kỳ của những thành tố thuộc bản chất thứ hai, đồng thời mỗi thành tố của bản chất thứ hai lại có liên hệ với số lượng bất kỳ của những thành tố thuộc bản chất thứ nhất. Cách tiếp cận như thế cho phép chi tiết hóa mọi phân tích đến mức tất cả những hình thái quan hệ phức tạp vô cùng kiểu “nhiều yếu tố với nhiều yếu tố” đều được phát hiện ra và được thay thế bằng vô số các quan hệ đơn giản tương ứng.

Quan điểm lịch sử ngược. Trong cuốn Kinh thánh Ekkleziat có nói: “Cái gì đã có thì sẽ có; và cái gì đã được làm thì sẽ được làm, mà không có gì mới dưới mặt trời. Chẳng là gì điều người ta thường nói: “Nhìn kìa, đó là cái mới”; song ngay cả cái mới đó đã từng có từ xa xưa, có trước cả chúng ta”. Phương pháp mới của chúng ta dựa trên chính những lời hàm chứa tính chu kỳ và tính lặp của các quá trình này.

Một bộ phận lịch sử của ngành Xô Viết học đã có được vị trí đặc biệt của nó không đơn giản vì Richard Pips - nhà Xô Viết học của Reagan - là chuyên gia về lịch sử Nga và chuyên gia thực sự về lịch sử cách mạng. Tờ Post Factum đã nhận xét rằng “...những nghiên cứu nghiêm túc nhất của nhân dân Nga đã được chính những kẻ thù của Liên Xô thực hiện, trong đó có R. Pips - cố vấn của Reagan về Nga . Điều này thật dễ hiểu, bởi để quật ngã đối thủ cần hiểu rõ tính cách thực sự của nó, chứ không phải tính cách được bịa đặt. Không nên đánh giá quá cao cũng như quá thấp kẻ thù”. Nếu phương pháp được đưa ra thực sự có vai trò trong chất lượng “xác địnhthứ tự của các sự kiện lịch sử”, thì khi đó nhân tố của Pips sẽ có được ý nghĩa quyết định, hoặc đánh giá không đầy đủ phương pháp này, nhắm mắt làm ngơ đối với nó thì cũng có nghĩa là đã không tiếp thu đầy đủ toàn bộ tính hệ thống của các quá trình nói chung.

Cần phải nói rằng các quá trình lịch sử cụ thể luôn là sự kết hợp (trộn lẫn) hai mặt của quá trình: Một là, tự phát, nghĩa là không được lập thành kế hoạch và không điều khiển được; Hai là, tự giác - có ý thức, nghĩa là có kế hoạch và có khả năng điều khiển được.

Trong mô tả khoa học các dạng quá trình được đề cập đến đòi hỏi phải có những hệ thống khái niệm và khẳng định khác nhau của phương pháp luận khoa học. Những quá trình tự phát (lịch sử tự nhiên) được mô tả bằng những khái niệm và khẳng định của biện chứng. Để mô tả khoa học những quá trình tự giác - có ý thức lại cần một bộ máy phương pháp luận khác. Ở đây cần biết thế nào là những kế hoạch (dự án) xã hội; chúng được hình thành vì sao và như thế nào; cách hiện thực hóa thế nào; thế nào là điều khiển xã hội đối với con người; nó được thực hiện bằng những phương tiện nào và theo những nguyên tắc nào”.

Không có được thông tin cụ thể từ những kẻ đã suy tính và đã thực thi “cải tổ” ở bất cứ hình thức nào và với sự hỗ trợ của bất cứ phương tiện nào, thì những kiến giải của chúng ta vẫn chủ yếu là “nghi ngờ”. Vậy chúng tôi có quyền “nghi ngờ” không? Điều đó do bạn đọc đánh giá, chúng tôi chỉ nêu lại trình tự các sự kiện đã được biết.
chuongxedap:

Quá khứ xa xưa

1- Đầu thế kỷ. Có một cuộc chiến tranh lớn (so với thời đó) về quy mô và tổn thất. Một cuộc chiến tranh xuyên lục địa, cuộc chiến tranh đầu tiên của động cơ, cuộc chiến tranh của hàng triệu con người. Sau này người đời gọi nó là Chiến tranh đế quốc, Chiến tranh thế giới I, nhưng ở Nga vào năm 1914 người ta gọi nó là Chiến tranh vệ quốc.

2- Cuộc chiến tranh đó chưa kịp kết thúc, thì đã xảy ra một sự kiện lớn - Cuộc Cách mạng Tháng Hai và việc lật đổ Nga hoàng.

3- Sau Cuộc Cách mạng Tháng Hai đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa nhất của năm 1917 - đó là cuộc bạo động tháng bảy của những người Bônxevich. Thất bại của những người cực tả, đảng do Lênin lãnh đạo lùi vào bí mật, đồng thời Chính phủ của Quận vương Liev về vườn - đó là những sự kiện của thời điểm này. Sự khủng hoảng chính quyền đã dẫn tới việc Chính phủ của A. F. Kerenxki lên nắm quyền, và con lắc đã dao động từ nguy cơ của nhóm cánh tả Bônxevich sang một cực khác - quân phiệt cực hữu. Tiếp theo là một khủng hoảng mới trong chính phủ.

4- Trường hợp tiếp theo trong chuỗi bất tận của những lộn xộn thường xuyên của năm đó, khác với những sự kiện khác, đã ghi lại dấu ấn rất mờ nhạt trong sử sách. Nó không có ý nghĩa gì thật sự lớn cho ngày hôm nay. Song vào thời điểm đó, nó đã từng có một ảnh hưởng nổi danh: cái gọi là “Hội đồng 5 vị” (Direktoria - một tổ chức điều hành quốc gia gồm 5 bộ trưởng do A. F. Kerenxki cầm đầu từ 1 đến 25 tháng 9 năm 1917. ND). Công việc đầu tiên của họ đã làm thay đổi định chế của nước Nga (ngày 1 tháng 9 đã tuyên bố Nga là nước cộng hòa... ND).

5- Nên gọi thế nào về việc diễn ra sau đây trong năm đó: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, hay là cuộc đảo chính của Bônxevich, hay là gì khác. Song sự kiện vẫn là sự kiện: nhờ sự kiện này mà những người Bônxevich đã lên nắm chính quyền trong suốt thời gian dài.

6- Giải tán Quốc hội lập hiến. Sát hại hai đại biểu của tổ chức này và bắn vào cuộc diễu hành hòa bình.

7- Đáp lại, trong nước bùng lên nội chiến, thêm vào đó là sự can thiệp của nước ngoài. Dưới thời Xô Viết, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định một chiều rằng cuộc nội chiến này là do bọn bóc lột cũ, do không chịu chấp nhận việc chúng bị mất ruộng đất và nhà máy, gây ra. Nhiều nhà nghiên cứu mới đây cũng khẳng định điều tương tự, nhưng theo hướng ngược lại: chiến tranh nổ ra là do chính phủ tam hoàng của Xô Viết dân ủy. Thật khó tin là một chính phủ, để giành được chính quyền, lại tự đặt bom vào chính quyền lực đó và phải gây nên chiến tranh. V. I. Lênin không làm như thế.

8- Sau khi chiến tranh kết thúc, Chính sách kinh tế mới (NEP) được công bố.

9- Cái chết của nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên V. I. Lênin - đó là trang cuối trong biên niên sự kiện đầu thế kỷ của chúng tôi.

***

Cái chết của Ioxif Vissarionovich Xtalin, mà chúng tôi đã viết như một sự kiện bước ngoặt ở Liên Xô, đã lật lại toàn bộ lịch sử phát triển của hệ thống quốc gia. Đường xoáy ốc của lịch sử đã hết tầm và bắt đầu quay theo chiều ngược lại. Các sự kiện diễn ra theo khuynh hướng ly tâm, tàn phá - đây là vấn đề hiện nay chúng ta đang nghiên cứu. Các sự kiện đang diễn ra vào cuối thế kỷ này hệt như những gì ở đầu thế kỷ, song theo một trình tự ngược lại. Những gì mà đầu thế kỷ là sáng tạo, thì vào cuối thế kỷ đang được phá tán. Mười năm đầu của thế kỷ XX đã được chúng tôi cố gắng nghiên cứu một cách chi tiết trong phần đầu, còn bây giờ là sự phản ánh về mười năm cuối của thế kỷ XX. Tôi không biết bản chất của nó phải chăng là phá hoại hệ thống cần phải theo trình tự ngược lại những gì mà nó được xây nên không, hay tự thân tính chất của các sự kiện chỉ tình cờ là như vậy. Để làm rõ nghiên cứu của mình, chúng tôi dẫn ra “cách tính ngược” các sự kiện đó.


Quá khứ gần

9- Bắt đầu từ việc thủ lĩnh cộng sản cuối cùng lên nắm quyền - Mikhain. X. Gorbachov. Có điều gì đó thần bí và không hoàn toàn tốt ngay từ khi bắt đầu sự kiện này. Vấn đề là, người đầu tiên và cũng là người cuối cùng của dòng họ Romanov (Nga hoàng) có tên gọi là Mikhain. Nicolai II, người đã từng nắm quyền lực của đế chế trong suốt 23 năm cuối cùng, chưa phải là hoàng đế cuối cùng. Vào tháng 2, ông ta đã trao toàn quyền của mình cho người em trai là Mikhain. Song người này đã nhất định từ chối nên không được coi là người kế vị. Xét về phạm trù hình thức, có thể khẳng định rằng đó là vị nga hoàng hợp pháp cuối cùng - Romanov Mikhain Elecxandrovich. Ba ngày sau khi ông ta từ chối, chính quyền đã thuộc về tay của ủy ban lâm thời. Ông ta được xếp vào số những đại biểu cấp tiến nhất trong Duma quốc gia thứ tư. Vị chủ tịch của hai tổ chức là Rodzianko cũng có tên gọi Mikhain. Điều kỳ lạ là vào năm V. I. Ulianov (Lênin) mất, ông ta tròn tuổi 54. Sau 13 ngày, khi Mikhain. X. Gorbachov cũng tròn tuổi 54, người tiền nhiệm của ông ta chết. Vậy là, trong cách tính ngược của chúng tôi, cái chết của người lãnh đạo cộng sản đầu tiên đã đặt nấc thang lên nắm quyền lực của Mikhain. X. Gorbachov, kẻ lãnh đạo cuối cùng trong khuôn khổ của hình thái cộng sản.

8- Một trong những hành động đầu tiên của ông ta là ban hành Đạo luật về Hoạt động lao động cá thể (19 tháng 11 năm 1986) và Đạo luật về Phong trào hợp tác (26 tháng 5 năm 1988) - trong một cách nhận thức khác về quá khứ, nó trùng hợp cả về tính chất và phương hướng hoạt động với việc thông qua NEP.

7- Mùa hè năm 1988, trong đất nước không còn to lớn của chúng ta đã nổ ra cảnh nồi da xáo thịt tại Kavkaz. Khởi nguồn xung đột của điểm nóng đầu tiên này là do quyết định của Xô Viết tối cao của vùng tự trị Nagornyi - Karabakhxk về việc sáp nhập nó vào Armeni. Đây cũng là một sự trùng hợp với lịch sử của chúng ta.

6- “Cải cách” chính trị của Gorbachov với sự kiện chủ yếu là triệu tập Đại hội dân biểu - đây là bước cuối được mô tả rất trùng hợp với cuộc họp duy nhất của Quốc hội lập hiến.

5- Vở kịch mang tên “Bạo loạn” - đây là sự bắt chước đáng thương của cuộc cách mạng này. Rất có thể sẽ có lúc nó cũng được gọi là vĩ đại.

4- Thất bại của Liên Xô, đỉnh cao của nó là âm mưu Belovezxk

3- Những sự kiện trong tháng 10 năm 1993 - được phản ánh ở vụ bắn vào đoàn biểu tình của những người Bônxevich. Dù sao, đây cũng là một âm mưu đảo chính yếu đuối, không chuyên nghiệp.

2- Sau tháng 10 năm 1993, các Xô Viết bị giải tán, kể cả những Xô Viết có thái độ trung lập đối với vụ va chạm ở Matxcơva. Hiến pháp mới được công bố, về mặt pháp lý đã đưa tổng thống đất nước thành một Nga hoàng mới - Nga hoàng Boris (Eltxin).

1- Một năm sau – cuộc chiến ở Chesnia mở màn (tháng 12 năm 1994) và kéo dai không dứt. Mọi sự ở đó vẫn như trước đây.
chuongxedap:

Cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan 1979 - 1989. Đây là một cuộc can thiệp vũ trang của Liên Xô vào một đất nước thường xuyên xảy ra nội chiến. Ngay từ đầu, ý định khuất phục đất nước này rõ ràng là một điều ngu xuẩn, trước hết được dựa trên sự thiếu hiểu biết về lịch sử. Cần phải nói rằng, Afghanistan - đó là một đất nước duy nhất trên thế giới thường xuyên diễn ra cảnh huynh đệ tương tàn. Trong giai đoạn lịch sử đang được đề cập tới, trong nước này chỉ có một tỉnh luôn không chịu thuần phục chính quyền Kabul. Song cuộc chiến tranh đã nổ ra không còn đơn thuần là xung đột giữa một lực lượng quân đội Xô Viết hạn chế với phe chống đối. Nó còn là sự đối đầu giữa những tín đồ Thiên chúa giáo với người Hồi giáo. Không thể không tính tới điều này.

Kể cả khi quân đội Xô Viết đã rút khỏi Afghanistan, cuộc chiến vẫn không chấm dứt vì một nguyên nhân rất hạn chế: do yếu tố địa lý, nên ưu tiên hàng đầu trong đường lối là sáp nhập vào lãnh thổ Tadzikistan. Tại đó, người Nga còn rất ít, nếu tiếp tục chiến tranh thì con số nạn nhân sẽ rất lớn. Hiện nay, nơi đó chỉ xảy ra xung đột liên quan tới biên phòng Nga và những kẻ đối lập, những người theo Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Hướng chiến lược này đã trở thành sườn trái của một mặt trận tương lai chia cắt toàn bộ đại lục.

Hướng trung tâm của chiến trường đại lục Âu - Á là Kavkaz. Tại đây, ngọn lửa xung đột sắc tộc đã bùng lên trên lãnh thổ Liên Xô, lan rộng trên một vùng rộng lớn và cuốn theo rất đông dân chúng, nền kinh tế và hạ tầng cơ sở. Cho dù sau này các bên tham chiến có ý định thỏa hiệp, song sự khác biệt về tôn giáo sẽ không cho phép chấm dứt hoàn toàn các cuộc xung đột. ưu tiên tín ngưỡng đang chia rẽ mọi người: giữa người Armeni với Azerbaidzan, Gruzia - Abkhaza, Nga - Chesnia.

Chiến trường cuối cùng, tuy nằm ngoài ranh giới của Liên Xô cũ, nhưng vẫn nằm trong lòng của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ - trên lãnh thổ Nam Tư. Đó là nhà nước liên bang thứ hai trên thế giới có nhiều vùng tự trị và có đông tín đồ Thiên chúa giáo, Hồi giáo. một trên những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chia cắt Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, cũng như Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư - đó chính là hai đức tin (confess) không thể dung hòa trong cùng một hệ thống. Sự đối kháng không thể dập tắt tại Bankan cũng xuất phát từ dấu hiệu tương tự. Cũng cần nhận thấy rằng, các cuộc xung đột “không tự thân”, mà thường có vai trò của phe thứ ba - kẻ biết cách kích động sự miệt thị trên cơ sở tín ngưỡng.

Như vậy, chúng ta đã thấy rằng các mặt trận giữa những bên tham chiến đã được hình thành ở khắp nơi, hoặc do những yếu tố mâu thuẫn địa lý sẵn có giữa người Thiên chúa giáo và người Hồi giáo, hoặc do những nguyên nhân khác như sự khác biệt ngay trong cùng đức tin (những cuộc nội chiến ở Afghanistan và ở Tadzikistan giữa những người Hồi giáo), kể cả cuộc xung đột kéo dài đã nhiều năm ở Cận Đông giữa những người Arap và người Hindu.

Chúng ta cũng thấy rằng tất cả những sự kiện có ý nghĩa to lớn nhất trong những năm gần đây đã diễn ra hệt như những gì đã xảy ra vào đầu thế kỷ XX, chỉ có điều theo một trình tự và những dấu hiệu ngược lại.

Những vấn đề đặt ra: đó là trò chơi vô tình của những thế lực thần bí mà chúng ta chưa biết tới hay chỉ là trường hợp hãn hữu của lịch sử? Vì sao lại xảy ra như vậy? “Tự thân” là tình cờ? Hay là những kẻ gây nên “thảm họa” cho chúng ta cũng đã tính tới những yếu tố mà chũng ta vừa phân tích như một sự cần thiết để phá tan một hệ thống theo kịch bản dựng sẵn?!!

Những phương pháp khác thường được sử dụng là:

Phương pháp ghi chép. Thường được sử dụng để đối chiếu giữa các tư liệu, các bài viết khác nhau. Mỗi người tham gia sẽ viết sẵn những gì có trong suy nghĩ liên quan tới vấn đề đặt ra. Sau đó, các thành viên lập ra tài liệu kết luận riêng. Tất cả những gì được viết ra sẽ được sàng lọc bởi không phải mọi ghi chép đều cần thiết. Phương pháp cũng có thể do một người sử dụng. Để có được một cuốn sách thực sự rất cần có sự hỗ trợ của IT này.

Phân tích giá trị. Điều chủ yếu của công nghệ này là hạn chế về chi phí. Một cá nhân cũng như một tổ chức đều có thể rơi vào hoàn cảnh “Tôi đã có thể làm việc này, thế này, nếu có chừng này tiền,...”

“Những mơ ước về điều không thể”. Nếu không áp dụng công nghệ này, hoàn toàn không thể hình dung được khả năng thực hiện một công việc phức tạp như việc làm tan rã Liên Xô. Công nghệ này có một nền tảng rất đặc biệt, nó xác định chính khả năng thu nhận kết quả. Trong đó, những ý tưởng kết cấu được trình bày ở các IT khác, không được công nghệ này chấp nhận. mà hoàn toàn ngược lại, chúng được thay thế bằng những đề nghị kiểu: “Nếu có cái này, chúng tôi đã có thể làm việc này, thế này”. Công nghệ này được khắc họa bởi những điều vô lý và không tưởng. Nếu trong công việc này có mặt một kẻ ngoài cuộc thì anh ta có thể bị các thành viên khác nghi ngờ về sức khỏe tâm thần. Có thể nói, nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết những nhiệm vụ này là: không bao giờ được nói “không bao giờ”.

Công việc soạn thảo - “... sử dụng có hệ thống những nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản để thiết lập và sản xuất ra các đối tượng cụ thể, các hệ thống, phương pháp và vật liệu”.

Tấn công não. Nó còn có những tên gọi khác như: “Đột kích não”, “Trí nhớ tập thể hay nhóm”, “Brainstorming” (Brain - não, trí tuệ, máy tính điện tử; Storm - đột kích, tấn công như vũ bão), hay phương pháp kích thích ý tưởng tập thể. Để giải quyết công việc này cần xác định số lượng và thành phần người tham gia - trong thảo luận thường cần không quá 5 hay không quá 12 người. Xác định và hình thành một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, quan trọng cần giải quyết. Tất cả thành viên tham gia bình đẳng, cùng ngồi quanh bàn tròn, không nên ngồi theo dãy và không cần có chủ tọa, cần tránh tâm lý “thủ trưởng - nhân viên”. Người cầm trịch không giữ vai trò chủ tọa mà chỉ là một thành viên. Xác định chính xác thời gian thảo luận. Thời gian tối ưu là khoảng 30 phút, chính sự thiếu hụt về thời gian sẽ gây nên stress kích thích hoạt động của não. Không một ai được phép phê phán ý tưởng của người khác. Tuyệt đối tránh những câu như “Không...”, “Không thể...”. Có tới 95% só người không thể sáng tạo trong trường hợp “bị ép não”. Trong những phút đầu tiên, có thể có những ý tưởng sơ khai hoặc lạc đề. Hãy chọn lọc các ý tưởng và không định danh ý tưởng đó theo tác giả. Những ý tưởng tốt nhất là thuộc về tập thể. Khi đã có được ý tưởng tốt nhất, hãy chia các thành viên thành nhóm “ủng hộ” và nhóm “phản biện”. Cố gắng phát hiện ra những yếu điểm trong quyết định và tiến hành “kiểm tra”. Trong căn phòng được chọn làm nơi thảo luận như thế này có thể bố trí các biểu đồ, sách tra cứu, máy ghi âm...

Phương pháp xemina khoa học và phương pháp phân tích thông tin không khác nhau nhiều. Sự khác biệt duy nhất của chúng chỉ là: phương pháp thứ nhất đôi khi được tiến hành như một giờ học, trong đó các chuyên gia phân tích thường đưa ra nguyên tắc này hay nguyên tắc kia, đưa ra những số liệu được thực tế do các cơ quan tình báo thu thập được, tin tức của các nhân vật cao cấp, chính thức. Thí dụ, người ta đã tiến hành tư vấn cho Bush (cha) trước khi ông ta bay sang Matxcơva gặp các thủ lĩnh mới của Liên Xô vào tháng 11 năm 1982; vào tháng 2 năm 1984; vào tháng 3 năm 1985 cũng như dịp ông ta phát biểu nhậm chức tổng thống Mỹ.

Phân tích nội dung. Trong xã hội học cũng như trong việc các cơ quan tình báo phân tích thông tin, khai thác thông tin từ những nguồn công khai luôn có một nguyên tắc. chúng tôi dẫn ra đây một bằng chứng: “... các mũi tình báo Mỹ và các nước phương Tây khác trước hết đều nhắm vào Nga - nước có rất nhiều thành tựu khoa học trong lĩnh vực công nghệ quân sự. Có nhiều điều thực sự được công khai, song cũng còn rất nhiều điều được giữ kín. Một bài đăng trên tờ báo Mỹ “Washinhton Post” viết:

“Tính công khai của dân Xô Viết trong những vấn đề kỹ thuật chỉ là trò tiếu lâm. tuy nhiên đó không chỉ đơn giản là hiện tượng của cải tổ. Một kỹ sư người Armeni, trong những năm đầu 1960 đã từng công tác tại Cục Vũ khí hạt nhân, đã kể về một nhà khoa học của “RAND Coporation” - người được yêu cầu thu thập các bài đăng công khai trên sách báo Xô Viết toàn bộ thông tin về hậu quả sử dụng vũ khí hạt nhân trong vũ trụ. Sau 6 tháng, bản báo cáo do ông ta mang về được những người Mỹ xếp vào loại tin mật”.

Bài viết trên “Washinhton Post” này đề cập về những phương thức thu thập, tiếp cận đối với những công trình mới của Nga. Theo tác giả, nghệ thuật vay mượn ý tưởng chủ yếu là ở việc đọc các ấn phẩm được xuất bản tại Nga. Một phương thức khác là theo cách tiếp xúc trực tiếp với các công trình nghiên cứu”

Phương pháp lô gic - trực giác dựa trên việc vận dụng kiến thức và linh cảm của người phân tích về các vấn đề khác nhau trong quan hệ quốc tế. Người chuyên gia theo phương pháp này thường biết và sẵn sàng nói ra về tương lai nhiều hơn những gì anh ta có trong tay.

Phương pháp Delfi được các nhà phân tích sử dụng để thăm dò liên tục một cá nhân và đưa ra một chuỗi tin liên tục về một vấn đề duy nhất. Phương pháp này được coi là tương đối có ích, song cũng có nhiều yếu tố thiếu đầy đủ, như: tính chất phức tạp của thủ tục, thiếu tính toán đến mối tương quan giữa các sự kiện và tình hình quốc tế, khó làm rõ những yếu tố phân biệt đâu là ý kiến của chuyên gia...

Hiện nay, ở Mỹ đang phát triển một biến thể của phương pháp Delfi - phương pháp hiệu chỉnh chéo cho phép tính đến ảnh hưởng tương quan giữa những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, và vì vậy, nó cho phép nâng cao độ tin cậy của các dự báo. Về mặt nguyên tắc, ý tưởng sử dụng phương pháp hiệu chỉnh chéo các sự kiện để dự báo rất đơn giản. Tất cả các sự kiện được viết thành thuật toán ma trận và có mối liên hệ giữa các sự kiện, sau đó các mối liên hệ chéo được đánh giá về số lượng. Trong đó, càng đưa nhiều sự kiện vào thuật toán thì độ tin cậy của dự báo càng cao. Khi đưa máy tính điện tử vào xử lý, bộ nhớ của nó có thể ghi nhận tới 1 000 000 trường hợp hiệu chỉnh chéo. Nhờ có máy tính, số lượng kịch bản càng nhiều độ chính xác của chúng càng lớn. Khi áp dụng phương pháp này người ta có thể xác định trực tiếp một chiến lược chính trị - đối ngoại, đồng thời có thể thúc đẩy những sự kiện có lợi và kiềm chế sự phát triển của những hiện tượng ngoài mong muốn.

Hoạch định kịch bản - là một trong những phương pháp thông dụng nhất được Mỹ sử dụng để dự báo các quan hệ quốc tế. Kịch bản chưa hẳn là dự báo, bởi dự báo được xây dựng trên những kết luận rút ra từ quá trình hoạch định cả một loạt kịch bản. Trong quá trình hoạch định này, mọi phương kế của mục tiêu chính trị - đối ngoại, các tiền đề và những yếu tố khác nhau xác định sự phát triển của các sự kiện quốc tế sẽ được kiểm chứng, kể cả việc nảy sinh các tình huống giả thiết. Theo lời của Giáo sư Ch. Makkleland Trường đại học tổng hợp Nam California, phương pháp này là “một mô hình kinh tế nhất”, và nó mới chỉ là bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển các phương pháp và phương pháp luận chuyên dùng cho dự báo.

Trò chơi mô phỏng là một phương pháp dự báo quan hệ quốc tế được sử dụng để hoạch định các phương án có thể của tình hình quốc tế trong tương lai (trước hết là tình hình khủng hoảng) bằng cách mô phỏng sự phát triển của các sự kiện. Cho dù đã có lúc thăng trầm vào cuối thập kỷ 1960, song tính thông dụng của phương pháp hiện rất rộng lớn. Nó được sử dụng trong hàng chục trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ.

Điều chủ yếu của IT này đối với việc nghiên cứu của chúng ta là những xung đột trong lý thuyết của các trò chơi được chia thành hai cấp - cạnh tranh khốc liệt và cạnh tranh không khốc liệt. Trong trường hợp thứ nhất, lợi ích của các bên trực tiếp đối nghịch nhau và không dung hòa. Chiến thắng của một bên cũng đồng nghĩa là sự thất bại của phía bên kia. Vì vậy, có thể gọi chúng là những trò chơi có giá trị không. Trong trò chơi, cạnh tranh không khốc liệt, quyền lợi hai phe vẫn xung đột nhau, nhưng không được xem là mâu thuẫn trực tiếp, bởi vậy nó tồn tại một khoảng rộng cho những thỏa hiệp, thoái bộ hoặc cạnh tranh. Những người nghiên cứu lý thuyết trò chơi đã dành cho Liên Xô một cuộc đấu cạnh tranh khốc liệt, họ đã làm điều đó và giành “Victory” (chiến thắng).
Phụ lục chương III.

Thông điệp của J. F. Dalles ngày 6/3/1953.

   “Mục tiêu chủ yếu của chúng ta vẫn là gieo rắc thái độ nghi ngờ, bối rối, thiếu tin tưởng đối với chế độ mới trong những quan chức cầm quyền, trong dân chúng ở Liên Xô và ở các nước vệ tinh, trong số các đảng cộng sản nằm ngoài biên giới Liên Xô“.

Tài liệu "Tấn công tâm lý chống Liên Xô. Những mục tiêu và nhiệm vụ", đề ngày 10/4/1951, được giải mật vào năm 1976.

“Khi xác định những mục tiêu và nhiệm vụ này, đương nhiên, cần chỉ ra cho nhân dân Liên Xô rằng chỉ có một con đường duy nhất đối với chế độ hiện hành. Hoa Kỳ không có nghĩa vụ chỉ ra một cách cụ thể. Do đó, chúng ta sẽ không đưa ra những khuyến nghị cụ thể về các vấn đề như: tập thể hóa, bầu cử dân chủ, v.v... mà không có được những chỉ dẫn chính trị đặc biệt đối với điều này. Tuy nhiên, trong toàn bộ sự tuyên truyền của chúng ta, cần ngụ ý rằng cách giải quyết nằm trong việc khôi phục quyền con người vốn đã từng là di sản của dân tộc Nga...

Cần khoét sâu sự ngăn cách vốn có giữa nhân dân Xô Viết với Chính phủ của họ...

Cảnh báo là nhiệm vụ dễ thực hiện nhất. Song đừng quá nhiệt thành. Điều đó có nghĩa là nên gợi lên cảm nhận về sự bạo ngược ở những người vồn từng quen bị ngược đãi và chưa bao giờ nhìn thấy được điều gì xa hơn cái mũi của mình.

Nhiệm vụ số 1. Phát hiện và phát triển những giá trị tinh thần, những quan điểm thẩm mỹ và đạo đức của nhân dân Liên Xô, đặc biệt là của nhân dân Nga, đồng thời tạo ra sự đồng nhất những giá trị đó với những giá trị của thế giới tự do. Chủ đề dự kiến là:

a/ Tính chân thành, sự đồng cảm, lòng nhân hậu, tình cảm đối với gia đình, thái độ mến khách - đó là một số giá trị đáng quý của nhân dân Nga. Tất cả những giá trị đó phát sinh từ đời sống tinh thần của họ. Đó là tài sản chung với các dân tộc của thế giới tự do, nhưng lại đang bị Chính phủ Liên Xô khinh miệt.

b/ Những đống góp lịch sử của nhân dân Nga trong các lĩnh vực sáng tạo khác nhau của thế giới tự do, như: triết học, nghệ thuật và khoa học - luôn được công nhận và tôn trọng.

c/ Việc nghiên cứu văn học Nga cổ điển, triết học chính trị và thẩm mỹ học cho thấy: nước Nga đã tách xa và đang chịu ảnh hưởng của những lực lượng văn hóa, xã hội sáng tạo mà phương Tây đã phát triển. Những lý tưởng thẩm mỹ và chính trị của nhân dân Nga, về cơ bản, cũng như của phương Tây, hoặc chúng cũng xuất hiện từ cùng những cội nguồn tinh thần như vậy, tuy đã bị biến đổi dưới chế độ quốc gia cộng sản, nhưng chưa bị diệt vong. Cảnh báo. Chúng ta không cần phải thái quá khi nói về ảnh hưởng phương Tây và đừng tạo ra ấn tượng cách biệt.

d/ Gia đình Nga dựa trên nền tảng của tình yêu, thái độ tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau và sự tôn trọng lợi ích của những thành viên khác. Đó cũng là những giá trị chung với thế giới tự do.

e/ Những mục tiêu để người Xô Viết chiến đấu trong những năm cách mạng - hòa bình, tự do và cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người - cũng là quan điểm cơ bản chung với thế giới tự do. Những quan điểm đó đang hàng ngày hàng giờ được thực hiện trong đời sống chính trị của thế giới tự do.

g/ Làm cho nhân dân Nga tin rằng thế giới tự do không hề ấp ủy bất kỳ một âm mưu nào chống lại họ hay chống lại đất nước họ; rằng thế giới tự do chỉ dành cho họ những tự do và thịnh vượng trong một thế giới hợp tác và hữu nghị.

      * Mỹ yêu chuộng hòa bình, tôn trọng chủ quyền và nền độc lập của các dân tộc và các quốc gia;

      * Người Mỹ đang chỉ ra sự khác biệt giữa nhân dân Liên Xô với Chính phủ của họ;

      * Mỹ không bao giờ gây chiến tranh với Nga;

      * Mỹ từng giúp nhân dân Liên Xô trong chiến tranh thế giới II, ngay từ trước khi Mỹ bước vào cuộc chiến chống Đức;

      * Mỹ đã tiếp tục giúp nhân dân Liên Xô cả khi chiến tranh thế giới II đã kết thúc (Chương trình ARA - American Relife Administration - Hỗ trợ của chính quyền Mỹ nhằm khôi phục đời sống những năm 1919 - 1923);

      * Người Mỹ đã cung cấp kiến thức và kinh nghiệm của mình cho việc xây dựng ngành công nghiệp ở Liên Xô;

      * Tình yêu đối với kỹ thuật và khoa học trong đời sống hàng ngày là điểm chung của các dân tộc  ở Liên Xô và ở Mỹ;

      * Cả hai đất nước đều vĩ đại và chúng ta đang xây dựng những kế hoạch vĩ đại;

      * Chúng ta có tinh thần chung của những người đi tiên phong;

      * ở Mỹ có hàng nghìn người gốc Nga và Ucraina đang sinh sống. Họ đang thực sự có ảnh hưởng đối với sinh hoạt ở Mỹ;

      * Âm nhạc dân tộc Nga và Ucraina rất phổ biến ở Mỹ và trong thế giới tự do; tất cả các trường đại học lớn đều nghiên cứu văn học Nga;

      * Các dân tộc của Mỹ và của thế giới tự do đều biết đến lòng quả cảm, nhiệt tình và những khát vọng của những người Xô Viết; nhiều người Mỹ đã công khai bày tỏ sự ngượng mộ những phẩm chất đó;

      * Mỹ đang giúp mọi dân tộc ở bất kỳ đêu nếu có thể, không phụ thuộc vào việc các dân tộc đó có đồng tình với đường lối của Mỹ hay không;

      * Trong nhà hát Mỹ, mọi người luôn học tập hệ thống của Stanixlavxki (Nhạc sĩ Nga thời Xô Viết) và không hề làm bất cứ điều gì để che dấu nguồn gốc Nga của nó;

      * Văn học Mỹ và văn học phương Tây khác hiện có mặt ở Liên Xô đang tạo ra quan niệm về bản chất Mỹ và thế giới tự do, về những lý tưởng cơ bản mà chúng ta chia sẻ với nhân dân Liên Xô, thông qua các nhà văn Mỹ, như: John Ernest Steinbeck (1902 - 1968), Epton Bill Sinclair (1878 - 1968), Mark Twain (1835 - 1910),  J. London (1876 - 1916), Charls Dickens, v.v... Cho dù một số sách trong đó đi theo khuynh hướng “chống đối xã hội”, chúng vẫn cho thấy niềm tin dân chủ vào tiến bộ xã hội trong thực tiễn;
 
Trong “Những khuyến nghị cấp bách do Cục “Chiến tranh tâm lý” CIA soạn thảo từ năm 1953, ngay sau khi I. V. Xtalin qua đời, có đoạn: “Nếu như mục tiêu của Mỹ là hành động sao cho trong các thành từ giành được có những thay đổi trong nội bộ Liên Xô có lợi cho Mỹ, để Mỹ không cần thiết phải áp dụng những hành động đe dọa”.
chuongxedap:

Chỉ lệnh N0 5412/2 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ.

“Thiết lập và tận dụng những tình huống xung đột đối với chủ nghĩa cộng sản quốc tế, làm suy yếu mối quan hệ giữa Liên Xô và nước Trung Hoa cộng sản, giữa hai nước đó với các nước chư hầu của chúng... Chống lại mọi đe dọa từ phía đảng hoặc từ nhóm các nhân vật đang trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự kiểm soát của những kẻ cộng sản, nếu họ bắt đầu giữ vai trò chính trị quyết định ở bất kỳ nước nào trong thế giới tự do, ở những khu vực đang bị kiểm soát hoặc đang bị đe dọa từ phía chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến bí mật, hỗ trợ cho những phong trào khởi nghĩa và phong trào bí mật”.

(N. V. Zagladin. Lịch sử những thành công và thất bại của nền ngoại giao Xô Viết, Nxb. Quan hệ quốc tế, Matxcơva, 1990, tr. 185 - 186.)



Chỉ lệnh N0 68 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Được trình lên Tổng thống Truman ngày 7/4/1950 và được phê chuẩn ngày 30/9/1950: “Chúng ta (Mỹ) cần tiến hành cuộc chiến tranh tâm lý công khai nhằm mục đích khơi nên cuộc tạo phản của quần chúng đối với Xô Viết... Gieo rắc những hạt giống phá hoại từ trong lòng hệ thống Xô Viết để buộc Kremli... thay đổi đường lối của nó... Song nếu thiếu sự hỗ trợ quân sự vượt quá mức hiện có và dễ dàng được huy động thì Chính sách “Kiềm chế” - về bản chất, là chính sách cưỡng bức từ từ, có tính toán - chỉ còn là lời nói suông (Blah). Chúng ta cần tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý công khai với mục đích khơi dậy sự tạo phản của quần chúng đối với Xô Viết và phá tan những âm mưu khác của Kremli. Tăng cường những biện pháp và chiến dịch cấp bách, tích cực bằng những phương thức bí mật trong lĩnh vực chiến tranh tâm lý, chính trị và kinh tế với mục đích phát động và hỗ trợ những cuộc đình công và nổi dậy tại những nước chư hầu được coi là chiến lược.

Mục tiêu của xã hội tự do được xác định bởi những  giá trị cơ bản của nó và sự cần thiết duy trì môi trường vật chất để thịnh vượng...

1- Chúng ta cần tỏ ra mạnh mẽ trong việc khẳng định những giá trị của chúng ta trong đời sống dân tộc của chúng ta và trong sự phát triển tiềm lực kinh tế, quân sự của chúng ta.

2- Chúng ta cần lãnh đạo việc xây dựng một hệ thống kinh tế và chính trị của thế giới tự do hoạt động có hiệu quả...

3- Nhưng, thông qua việc khẳng định những giá trị của chúng ta, chính sách và hành động của chúng ta phải như thế nào để khích lệ những thay đổi cơ bản trong tính chất của hệ thống Xô Viết, phá tan các âm mưu của Kremli - đó là bước tiến hàng đầu quan trọng nhất đi tới những thay đổi đó. Rõ ràng rằng nó kinh tế nhất, song cũng hiệu quả nhất nếu những thay đổi đó xuất hiện ở mức độ tối đa do kết quả  hành động của các lực lượng bên trong xã hội Xô Viết...

Việc phá tan những âm mưu của Kremli bằng cách tăng dần sức mạnh vật chất và tinh thần của thế giới tự do và bằng cách đưa nó vào thế giới Xô Viết sẽ luôn bảo đảm cho thắng lợi. Bằng cách đó, thực hiện những thay đổi trong nội bộ hệ thống Xô Viết”.



Kế hoạch "Barbarossa" của Mỹ.

“Khả năng dễ tổn thương lớn nhất của Kremli nằm ngay trong tính chất các quan hệ đối với nhân dân Xô Viết. Các quan hệ đó được biểu hiện bởi thái độ nghi ngờ tất cả, sợ hãi và những cuộc trấn áp... Quan hệ của Kremli với mọi nước chư hầu của mình và với các dân tộc của những nước đó là một chỗ dễ tổn thương khác.

Đối với chúng ta, đường lối đang được thực hiện trong thực tế là hỗ trợ trào lưu tà giáo chia rẽ các nước chư hầu. Dẫu các nước đó chưa thể bị suy yếu, song các tiền đề để chia rẽ vẫn tồn tại. Chúng ta có thể tạo điều kiện khoét sâu những vết nứt đó, mà không phải nhận lãnh bất kỳ trách nhiệm nào về việc này. Còn khi sự tan rã diễn ra, chúng ta sẽ không phải trực tiếp can dự vào việc thách thức uy tín Xô Viết, việc tranh chấp sẽ xảy ra giữa Kremli với biến thái của cộng sản.

1. Cần chấm dứt sự bành trướng tiếp theo của sức mạnh Xô Viết.

2. Cần vạch trần sự dối trá trong những ảo tưởng của Xô Viết.

3. Cần thu hẹp vùng kiểm soát và ảnh hưởng của Kremli.

4. Nói chung, cần gieo rắc những hạt giống phá hoại từ bên trong hệ thống Xô Viết, qua đó buộc Kremli, ít nhất, phải thay đổi đường lối của mình cho phù hợp với chuẩn mực đã được thế giới công nhận”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hello Việt Nam