Sàn giao dịch mua bán trực tuyến MB24

MUA BÁN TRỰC TUYẾN HAY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN ĐANG LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CẢ THẾ GIỚI.TUY NHIÊN Ở VIỆT NAM HÌNH THỨC TRÊN CÒN KHÁ MỚI MẺ. Xin trân trọng giới thiệu tới Quý Bạn Sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán trực tuyến MB24 . Hiện tại Tôi đang có 3 gian hàng mua bán trên sàn giao dịch này . Bạn có thể trực tiếp kinh doanh trên gian hàng của mình , hoặc bạn sẽ được mua hàng chất lượng tốt với giá rẻ của nhà sản xuất mà không phải trả chi phí cho bất cứ một khâu trung gian nào. TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO GIA ĐÌNH BẠN NHIỀU TRIỆU ĐỒNG.Bạn có thể liên hệ với Tôi để tham gia mua bán trực tuyến và tham gia Thương mại điện tử ngay nha : 0919.781.981

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thư của đứa con người nông dân 4


BỨC THƯ THỨ 4 : Sự lựa chọn cay đắng…
NGUYỄN QUANG THIỀU
Trong một lần về quê cách đây vài tháng, tôi ghé qua Trạm y tế xã. Trước kia người ta gọi là trạm xá. Trạm y tế bây giờ là một ngôi nhà cấp bốn tường đã bắt đầu mục nát, một quầy thuốc hình như không để đựng thuốc, một vài chiếc giường cái có chiếu, cái không…Tôi lên tiếng mãi mà chẳng có người đáp lại. Những cán bộ y tế của Trạm bây giờ thực ra chỉ là những người bán thuốc lẻ giá cao cho người dân ở vùng đó. Tất cả những hình ảnh ấy đã chứng minh sự “lụi tàn” của mạng lưới y tế cơ sở.
Bây giờ, những căn bệnh hiểm ngèo mỗi ngày một tăng lên. Nguồn nước mà những người nông dân xử dụng hàng ngày không hề có bất cứ sự trợ giúp nào của các hệ thống xử lý ô nhiễm. Nhiều nơi, những người nông dân vẫn dùng nước từ những chiếc giếng làng mà thực chất là nước đầm nước ruộng chảy vào. Đa số các gia đình nông dân dùng giếng khoan với một hệ thống lọc tự chế. Mới đây, một tài liệu khoa học công bố 80% nguồn nước ở nông thôn bị ô nhiễm. Nhưng tôi chắc chắn rằng : ở nhiều làng, 100% nguồn nước đã bị nhiễm độc. Bởi thế mà trong thế kỷ này ở Việt Nam mới xuất hiện những làng ung thư.
Bây giờ về quê, khác với mấy chục năm trước, lúc nào tôi cũng nghe người làng nói về những căn bệnh hiểm ngèo và quái dị mà người làng tôi mắc phải. Nhiều đêm ở quê, tôi ngồi nghe chó sủa và những câu chuyện bệnh tật của những người trong họ ngoài làng mà buồn vô hạn, mà hoang mang vô cùng. Bệnh tật là như thế. Nhưng việc chữa bệnh đối với những người nông dân có thu nhập vài chục ngàn đồng một tháng còn thế thảm biết bao. Việc chữa bệnh cho những người nông dân giờ đã thị trường hóa. Tất cả những người nông dân đều không có bảo hiểm. Vì vậy, họ phải đứng trước thách thức của việc chữa bệnh như đứng trước một bức tường không thể vượt qua.
Một tháng thu nhập trên dưới 40.000 đồng trong khi đó có những vỉ thuốc loại trung bình đã hơn trăm ngàn. Mà khi có bệnh đâu phải chỉ uống một vỉ thuốc là khỏi. Giá thuốc tằng cao đã đẩy người nông dân đến gần hơn cái chết. Điều tôi nói đây không phải là một hình tượng mang tính văn học mà là một thực tế. Có những người nông dân làng tôi mắt mờ dần khi tuổi còn chưa cao. Nếu đi mổ mắt để thay thủy tinh thể chẳng hạn thì họ cũng phải mất đôi ba triệu đồng cho một bên mắt. Đấy mới chỉ là giá cho một mắt. Còn nếu mổ cả hai mắt thì tất nhiên là số tiền chi phí phải gấp đôi. Đó là chưa kể tiền tàu xe đi lại, tiền ăn uống, tiền nằm viện, tiền bồi dưỡng các bác sỹ “lương y như từ mẫu”. Bởi thế, hầu hết những người nông dân phải đứng trước sự lựa chọn : hoặc là bán tất cả những gì có thể bán để chữa bệnh hoặc dần dần trở thành người mù. Thật đau lòng và thật kinh hoàng là có những người nông dân đã chọn con đường trở thành một người mù lòa. Thưa bạn đọc, bạn có tin điều ấy là sự thật không ?
Tôi có một người chú họ bị ngã gãy xương bả vai. Như muôn vàn người bị tai nạn như thế, ông muốn được bó bột. Nhưng biết bao nhiêu năm nay, không bao giờ trong túi ông có quá 50.000 đồng. Các con ông cũng ngèo khó quá, cay cực quá đã không dám đưa ông đi bó bột. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định bỏ mặc cái xương bả vai bị gãy ấy. Ông không nói cho hàng xóm láng giềng biết mình bị gãy xương. Và ông đã âm thầm chịu đựng những cơn đau đớn do cái xương gãy gây ra. Rồi đến một ngày, vai ông thành tật. Lúc đó ông mới kể chuyện cho một vài người thân nghe. Ông nói : tôi già rồi không lao động được nữa thì bó bột cái xương gãy cũng chẳng cần thiết. Tiền bó xương để cho con cái mua gạo, mua muối còn tốt hơn. Thưa bạn đọc, bạn có tin trên cuộc đời trong những năm tháng này có những câu chuyện bi thương như thế không ?
Cách đây dăm năm, làng tôi có người bị bệnh hiểm ngèo. Thận ông bị suy. Nếu ông muốn sống thì chỉ còn cách hoặc thay hai quả thận đó hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên chạy thận. Nhưng để chạy thận thường xuyên hay để thay hai quả thận thì ông chỉ còn cách bán cả nhà cả ruộng đi mới đủ chữa bệnh. Nhưng nếu ông bán nhà bán ruộng đi thì con cháu ông chỉ còn một con đường là đi ăn mày để mà sống. Trước tình cảnh đó, ông phải lựa chọn một trong hai con đường : hoặc bán sạch nhà cửa, ruộng vườn hoặc là đi đến cái chết. Cuối cùng, ông chọn cái chết. Ông nói rằng : nếu ông có sống đến 90 hay 100 tuổi thì ông cũng không thể làm ra đủ số tiền để mua lại cho con cháu nhà cửa, ruộng vườn mà ông đã bán để chữa bệnh. Vậy thì theo ông, quyết định chọn cái chết là quyết định sáng suốt nhất của ông. Thưa bạn đọc, bạn có tin có người đã lựa chọn cái chết cho mình một cách bi thương như thế không ?
Mỗi lần nghĩ đến câu chuyện này, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác kinh hoàng. Nếu người đó là cha, là anh mình hay là một người ruột thịt nào đó của mình thì chúng ta sẽ nghĩ như thế nào và sẽ đau đớn đến khi nào mới nguôi. Không ai muốn chọn cho cá nhân mình sự đau đớn thân xác vì bệnh tật, không ai lại muốn chọn cái chết hơn chọn sự sống. Nhưng hiện thực đã dồn họ vào chân tường mà không có một khả năng nào chống đỡ. Họ đã bỏ mặc cuộc đời họ cho số phận. Bởi với rất nhiều những người nông dân ngèo khổ thì họ không còn cách lựa chọn nào khác.
Với một vài hiện thực nói trên, chúng ta còn cách nói nào khác là phải nói rằng : những người nông dân đang bị bỏ rơi trong thế giới này. Và họ cùng con cháu họ đang phải sống với rất nhiều đe dọa. Cho dù người Việt Nam ta có truyền thống lá lành đùm lá rách. Nhưng dù cho chúng ta thường xuyên làm như vậy thì chúng ta cũng chỉ giúp được một số ít ỏi những người nông dân như thế mà thôi. Chúng ta phải làm một cách khác. Mà cách ấy phải bắt đầu từ một lương tâm rộng lớn : vì con người và một tư duy chiến lược thực sự về nông thôn và những người nông dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hello Việt Nam