Sàn giao dịch mua bán trực tuyến MB24

MUA BÁN TRỰC TUYẾN HAY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN ĐANG LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CẢ THẾ GIỚI.TUY NHIÊN Ở VIỆT NAM HÌNH THỨC TRÊN CÒN KHÁ MỚI MẺ. Xin trân trọng giới thiệu tới Quý Bạn Sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán trực tuyến MB24 . Hiện tại Tôi đang có 3 gian hàng mua bán trên sàn giao dịch này . Bạn có thể trực tiếp kinh doanh trên gian hàng của mình , hoặc bạn sẽ được mua hàng chất lượng tốt với giá rẻ của nhà sản xuất mà không phải trả chi phí cho bất cứ một khâu trung gian nào. TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO GIA ĐÌNH BẠN NHIỀU TRIỆU ĐỒNG.Bạn có thể liên hệ với Tôi để tham gia mua bán trực tuyến và tham gia Thương mại điện tử ngay nha : 0919.781.981

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thư của đứa con người nông dân 7


Bức thư thứ 7: một dự báo về làng 30 năm sau
NGUYỄN QUANG THIỀU
Tôi sống giữa làng quê như người ngồi trên một con tàu. Con tàu này thực sự đã đi chệch đường ray. Cho dù bây giờ, tất cả người lái tàu cho đến hành khách đều nhận ra điều ấy thì chúng ta cũng không thể dừng con tàu lại ngay lập tức và điều chỉnh hướng đi. Đoạn đường để cho con tàu chạy chậm dần và dừng lại sẽ phải mất một thời gian sớm nhất là 30 năm nữa.
Với những gì mà chúng ta đang đối xử với làng quê của chúng ta trong một hai thập kỷ trở lại đây đa cho thấy “tốc độ” sai lầm của chúng ta vẫn tiếp tục tăng lên. Kiến trúc làng quê Việt Nam truyền thống đã bị phá vỡ gần như hoàn toàn. Trong lúc đó, những người nông dân không có ai chỉ bảo và không có bất cứ chiến lược hay luật pháp nào về quy hoạch nông thôn ngăn cản đã đang tiếp tục “đắm mê” với sai lầm của mình. Còn chiến lược về văn hóa nông thôn thì hình như không có hoặc nếu có chỉ là một văn bản chung chung để báo cáo chứ không phải để thực hiện. Việc gìn giữ, tuyên truyền và phát triển văn hóa nông thôn, nền văn hóa cơ bản của nước Việt – văn hóa lúa nước – chỉ do một số người ở mỗi làng quê tự nhận thức và tự hành động chứ không hề có bàn tay cụ thể của những người làm công tác văn hóa. Thậm chí, “ bàn tay cụ thể ” của những nhà quản lý văn hóa đã trực tiếp làm hư hại đến văn hóa làng Việt Nam truyền thống.  Thử hỏi một năm có bao nhiêu hoạt động văn hóa ở mỗi làng ? Đa số các làng ở toàn bộ nông thôn Việt Nam chỉ có một hoạt động văn hóa. Đó là ngày hội làng. Ngay ở một thị xã, cả một năm chúng ta cũng khó có thể tìm ra một hoạt động hay một sự kiện văn hóa đúng nghĩa thì nói gì đến một làng.  Nhưng ngày hội làng giờ đây đã bị dẫn đi xa khỏi bản chất của nó. Nhiều nơi, người ta biến ngày hội làng thành một cơ hội kinh doanh thu lợi.
Cũng giống như chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp, chủ trương sách cho nông thôn cũng chết hoàn toàn. Mấy chục năm trước, người nông dân còn có ham muốn đọc sách nhưng bây giờ thì không còn nữa. Ngay cả những cán bộ thôn, xã và giáo viên ở nông thôn đã mất hoàn toàn ý thức đọc sách vì sách quá đắt và vì văn hóa đọc sách đã mất hẳn. Chúng ta thử hỏi có bao nhiêu làng có thư viện ? Trong lúc đó, ngân sách chi cho văn hóa không nhỏ. Nhưng hầu hết ngân sách đó lại chỉ giành cho những hoạt động mang tính thành tích. Thử hỏi cứ 1000 người ở nông thôn thì có bao nhiêu người đọc sách ? Tự tin lắm thì tôi cũng chỉ dám nói : có 1/1000. Chính thế mà cả hình thức lẫn nội dung của một làng Việt Nam truyền thống đã không được bảo tồn và phát triển. Tất cả những gì thuộc về tư duy và ý thức của chúng ta đã đẩy làng Việt Nam đi xa khỏi bản chất của nó.
Bởi thế, mấy chục năm tới đây, chúng ta sẽ chỉ thấy hầu hết các làng Việt Nam, những cộng đồng đặc trưng và bền vững nơi chứa đựng những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt lúc đó chỉ còn là một chỉ còn là một cụm dân cư hổ lốn vô bản sắc. Với cách xây dựng nhà ở và các công trình ở nông thôn như hiện nay thì lúc đó chúng ta chỉ thấy một đống bê tông xám xịt và rối loạn. Với một chính sách giáo dục và văn hóa sai lầm đối với nông thôn sẽ làm biến mất hay nói cách khách là giết chết những nét đẹp của văn hóa làng Việt Nam. Tính dòng họ và tính cộng đồng làng xóm Việt Nam bị phá vỡ và nông thôn bị dồn đẩy vào những nhóm cộng đồng nhỏ đầy tính ích kỷ và bị cô lập hóa.
Đó chỉ là một hình ảnh hết sức khái quát về các làng Việt Nam mấy chục năm tới. Đến lúc đó, những nhà quản lý và quy hoạch nông thôn của một thế hệ mới có nhận thức, có hiểu biết và có trách nhiệm lại bắt đầu tìm cách phục hồi những vẻ đẹp của văn hóa làng. Và họ phải mất bao nhiêu thời gian để làm được điều đó ? Xin trả lời rằng : ít nhất là 50 năm. Cho dù mấy chục năm tới, Việt Nam vô cùng giàu có thì chúng ta cũng chỉ phục hồi được phần kiến trúc nông thôn. Chúng ta có thể đập đi toàn bộ những khối bê tông phi thẩm mỹ và vô cảm để xây dựng lại. Nhưng những gì thuộc về văn hóa mà  chúng ta trực tiếp hay gián tiếp giết chết có thể phải mất cả hàng thế kỷ mới có thể phục hồi.
Những gì tôi đang nói về nông thôn và nông dân Việt Nam cũng mới chỉ là 50% sự thật. Hiện thực của nông thôn Việt Nam bâu giờ còn tệ hại hơn rất nhiều nhưng điều tôi nói. Từ một khẩu hiệu trên những bức tường của những ngôi nhà dọc đường làng đến các hoạt động xã hội hay gọi là văn hóa ở trong chính những ngôi đình làng đã không còn đúng với bản chất của văn hóa làng nữa. Sai lầm này tất nhiên thuộc về những người hoạch định chính sách và trực tiếp quản lý nông thôn. Với cá nhân mình, tôi không chấp nhận bất cứ lời biện minh nào của các nhà hoạch định chính sách và quản lý nông thôn. Họ phải thừa nhận sự sai lầm và vô trách nhiệm của họ.
Cá nhân tôi và nhiều người trong chúng ta đã nhận ra hướng đi sai trong sự phát triển nông thôn nhưng lại là những người bất lực. Chúng ta giống như những hành khách ngồi trên một chiếc tàu và nhìn thấy nó đi chệch đường ray. Nhưng chúng ta không phải là những người lái tàu. Chúng ta chỉ biết kêu lên tiếng kêu của những hành khách như một lời cảnh báo cho những người lái tàu đang ngủ gật hay đang uống bia trong tòa điều khiển như một sự tự thỏa mãn. Bởi có lẽ một trong những lý do làm cho những người lái tàu tự thỏa mãn là họ cảm thấy con tàu đang chạy với tốc độ cao. Họ nghĩ cứ đà chạy như thế, chẳng mấy chốc mà con tàu về tới đích. Nhưng khi đã chệch đường ray thì tốc độ cao chỉ gây ra một tai nạn khôn lường mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hello Việt Nam