Sàn giao dịch mua bán trực tuyến MB24

MUA BÁN TRỰC TUYẾN HAY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN ĐANG LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CẢ THẾ GIỚI.TUY NHIÊN Ở VIỆT NAM HÌNH THỨC TRÊN CÒN KHÁ MỚI MẺ. Xin trân trọng giới thiệu tới Quý Bạn Sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán trực tuyến MB24 . Hiện tại Tôi đang có 3 gian hàng mua bán trên sàn giao dịch này . Bạn có thể trực tiếp kinh doanh trên gian hàng của mình , hoặc bạn sẽ được mua hàng chất lượng tốt với giá rẻ của nhà sản xuất mà không phải trả chi phí cho bất cứ một khâu trung gian nào. TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO GIA ĐÌNH BẠN NHIỀU TRIỆU ĐỒNG.Bạn có thể liên hệ với Tôi để tham gia mua bán trực tuyến và tham gia Thương mại điện tử ngay nha : 0919.781.981

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thư của đứa con người nông dân 5


BỨC THƯ THỨ 5 : vẫn chỉ là xóa nạn mù chữ (?)
NGUYỄN QUANG THIỀU

Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, rất nhiều làng quê phá đền chùa để xây dựng các công trình khác như sân kho Hợp tác xã, Trụ sở Chính quyền địa phương, trường học…Tôi đã được chứng kiến ngôi chùa làng tôi bị phá để xây trường. Ngôi chùa làng tôi rất lớn và được xây dựng từ lâu đời, cho nên làng tôi được gọi là làng Chùa. Chính mắt tôi nhìn thấy người ta ném những ông tượng phật bằng đất xuống ao chùa. Sau đó, một trường học cấp I đã mọc lên.
Sau khi có trường, những người nông như sống trong giấc mơ. Con cháu họ đã bắt đầu được đi học. Cuộc cách mạng xóa nạn mù chữ lần thứ hai được tiến hành với một qui mô rộng khắp. Trước năm 1954, phong trào bình dân học vụ coi như cuộc cách mạng xóa nạn mù chữ lần thứ nhất. Mẹ tôi là một trong những người tiến hành cuộc cách mạng xóa nạn mù chữ đó. Sau này mẹ tôi trở thành bà giáo làng cho đến lúc về hưu.
Sau khi phá chùa xây trường học, con đường mà người ta vạch ra cho một nền giáo dục ở nông thôn là một con đường lý tưởng. Bởi Chủ nghĩa xã hội được xây dựng không chỉ ở các thành phố lớn mà là trên toàn Miền Bắc. Chính thế mà một nền giáo dục tiên tiến sẽ phải đi trước để tạo ra một nguyên liệu quan trọng nhất xây dựng một xã hội giàu mạnh. Nguyên liệu đó là con người có tri thức. Những thế hệ trẻ là con cái những người nông dân sẽ được đào tạo tiêu chuẩn để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước mà cụ thể là nông thôn của họ. Nhưng nền giáo dục đã không đáp ứng được bao nhiêu cho điều ấy. Hiệu quả nền giáo dục ở nông thôn xét theo chiều sâu chất lượng và sự phát triển xã hội đã gần như dậm chân tại chỗ.
Ngày nay, với mức thu nhập “bi thương” của mình, đời sống của những gia đình nông dân đã bị những cơn bão giá tàn phá một cách thảm hại trên đường đi của nó. Bởi thế, người nông dân tập chung toàn bộ sức lực của mình chỉ để duy trì mức sống tối thiểu nhất ngày ngày cho gia đình họ. Việc xử dụng tài chính cho chuyện học hành của con cái họ là một điều không tưởng. Quan sát hàng chục năm nay tôi nhận thấy, giấc mơ lớn nhất của họ là tìm cách đưa con cái mình ra khỏi cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau và con cháu mình đi…sau rốt.. Không phải những người nông dân không còn yêu những cánh đồng có thể gọi là những cánh đồng mồ hôi và máu của họ mà bởi nếu cứ làm ruộng như họ đang phải làm một cách đơn độc thì suốt đời họ sống trong lam lũ và thiếu thốn. Họ cảm thấy không thể mãi mãi cúi đầu, còng lưng cấy cày cho đến khi ngẩng mặt lên nhìn thì thấy những thị dân đã sống ở một thế giới khác. Nhưng hầu hết các gia đình nông dân đã phải giã từ giấc mơ ấy vì họ không có gì trong tay để thực hiện giấc mơ của mình. Và bắt đầu một thời đại của sự thả nổi tương lai của con em những người nông dân bằng cách thả nổi việc học hành của những đưa trẻ.
Thực tế lâu nay, những người nông dân không quan tâm đến việc nhà trường dạy gì và dạy thế nào con em họ. Họ không quan tâm đến dạy thêm, đến luyện thi, đến việc vào trường này hay trường kia. Rất nhiều gia đình nông dân không cần quan tâm đến học bạ của con em mình. Những đứa trẻ đến trường một buổi và ra đồng một buổi. Hầu hết con em những người nông dân học hết phổ thông trung học lại trở về cày cấy như tổ tiên, ông bà, cha mẹ và anh chị chúng. Cũng có những gia đình nông dân cho con cái họ theo học ở một trường dạy nghề nào đó. Nhưng khi ra trường thì chúng cũng không xin được một việc làm nào cho tử tế.
Nhìn sự mệt mỏi của học sinh và sự hờ hững của phụ huynh, thầy cô cũng chẳng còn hứng thú gì mà truyền đạt kiến thức hay những giấc mơ về tương lai cho học sinh. Tất cả, từ học sinh đến thầy cô và đến phụ huynh, đều mệt mỏi và đánh mất cảm hứng. Như vậy thì hiệu quả giáo dục ở nông thôn sẽ là cái gì ? Không ít các thầy cô giáo ở các trường làng chậc lưỡi : Thôi cứ cho chúng nó lên lớp dù chẳng biết chữ gì. Chứ học xong thì cũng về đi cày đi cấy chứ làm được trò trống gì đâu. Bởi thế mà những năm gần đây, chúng ta phải chứng kiến sự thê thảm của kiến thức học sinh. Và lâu nay, ở rất nhiều các trường ở nông thôn trong cả nước, tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh khá giỏi và kết quả thi tốt nghiệp là một kết quả giả.
Hiện tượng học sinh bỏ học ở một số vùng càng ngày càng nhiều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất : gia đình học sinh quá ngèo khó. Thứ hai : các phụ huynh ở những vùng đó nhận thấy rằng tiếp tục cho con em mình đi học cũng chỉ là kéo dài thời gian đến trường mà thôi chứ chẳng giải quyết được gì cho gia đình họ và cho bản thân học sinh đó. Vì học hành chẳng còn hứng thú và tương lai trông chờ vào việc học hành cũng quá mơ hồ, học sinh là con em những người nông dân đã kém lại càng kém hơn. Tất nhiên cũng có một vài gia đình có điều kiện thì con em họ mới có điều kiện để học hành và hy vọng. Đa số học sinh nông thôn đến lớp học cho xong chứ bản thân chúng cũng thừa biết sẽ gắn liền với đồng ruộng trâu bò suốt đời. Mà ở nước ta, tất cả đều hiểu rằng : gắn liền với ruộng đồng là gắn liền với ngèo khó. Nếu làm nông dân trong những điều kiện như nông dân các nước khác thì khát vọng từ bỏ ruộng đồng của họ sẽ không phải là một khát vọng đau đớn và luôn luôn ám ảnh họ.
Chính vì học hành như thế, chỉ sau khi rời bỏ nhà trước một vài năm và vùi đầu vào cuộc mưu sinh vô cùng cự nhọc, những học sinh đã từng học hết lớp 10, lớp 12 lại trở thành những người ở cấp độ mới được xóa nạn mù chữ mà thôi. Thực tế, có những học sinh sau khi rời ghế nhà trường trở về cày ruộng trong hai, ba năm liền không dùng đến giấy bút một lần nào. Những chàng trai , cô gái nông dân này trong vài ba năm có khi cũng không đọc một trang sách hay một mẩu báo nào. Có chăng họ chỉ đọc mấy hàng chữ quảng cáo trên màn hình tivi mà thôi. Vì hầu hết ở nông thôn lấy đâu ra báo, ra sách mà đọc.
Những gì chúng ta nhìn thấy khi đi qua một làng nào đó cũng chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi. Nghĩa là thấy những ngôi nhà xi măng quét vôi vàng vôi xanh và thấp thoáng chiếc xe máy Tàu. Còn thực chất dân trí của hầu hết các làng quê là quá thấp và không được cải thiện bao nhiêu. Tất cả cũng chỉ vì nền giáo dục hời hợt và vì chúng ta không có một chính sách nào có tính chiến lược cho nền giáo dục ở các vùng nông thôn để nâng cao dân trí người dân. Tôi đã học ở Cuba bốn năm, tôi thấy mặc dù rất khó khăn về kinh tế, nhưng một trong chiến lược quan trọng nhất của Chính phủ Cuba là phổ cập giáo dục ở trình độ cao cho các vùng nông thôn. Chính phủ Cuba giành cho giáo dục ở các vùng nông thôn những điều kiện ưu tiên đặc biệt. Tại sao Cuba làm được trong cả những năm tháng dân tộc này rất đói khổ mà chúng ta không làm được ngay cả bây giờ. Bởi Chính phủ Cuba nhận thức một cách sống còn rằng : chiến lược về tri thức con người là chiến lược đầu tiên và tối thượng. Còn đi học để cho có học và dạy để cho có dạy thì cũng chỉ là một hình thức xóa nạn mù chữ mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hello Việt Nam